Nội Tiết Tố Nữ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương y Đỗ Minh Tuấn – Khoa Phụ khoa – Cố vấn chuyên môn tại Nội Tiết Tố Nữ

Chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ thường nghe tới “nội tiết tố nữ” nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy nội tiết tố là gì? Nó có vai trò gì và làm thế nào để tăng cường nội tiết tố hiệu quả… Bài viết dưới đây của tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan tới vấn đề này cho chị em. 

Nội tiết tố nữ là gì?

Các chị em cần biết nội tiết tố nữ là một loại hormone sinh dục trong cơ thể của phụ nữ, tên khoa học còn được gọi là Estrogen. Nội tiết tố nữ Estrogen đóng vai trò quan trọng, giúp định hình tính nữ và là nhân tố tạo nên những nét riêng biệt ở phái nữ như eo thon, ngực nở, làn da mịn màng, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt cũng như làm cho đời sống vợ chồng viên mãn.

Nội tiết tố nữ là một loại hormone sinh dục trong cơ thể của phụ nữ
Nội tiết tố nữ là một loại hormone sinh dục trong cơ thể của phụ nữ

Nội tiết tố nữ được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, tuyến thượng thận, nhau thai cũng tiết ra nội tiết tố nữ nhưng chỉ một lượng rất nhỏ. Tiếp đó sẽ đi theo các mạch máu đến và điều chỉnh chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi bước vào tuổi dậy thì, các tuyến này bắt đầu phát triển mạnh mẽ để thực hiện chức năng của mình, tạo sự phát triển cho tuyến vú, sự nở nang của vòng 1 và 3, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt và thiên chức làm mẹ cho phụ nữ.

Vai trò của nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng tác động tới những yếu tố sinh lý ở nữ giới. Ngoài ra nội nội tiết tố nữ còn ảnh hưởng đến ngoại hình, vóc dáng, làn da và sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Cụ thể như sau:

Nội tiết tố nữ Estrogen duy trì sức khỏe sinh sản

Nội tiết tố estrogen góp phần kích thích sự phát triển của từng bộ phận trong cơ thể, đảm bảo chúng hoạt động trơn tru.

  • Đảm bảo sự phát triển giới tính của trẻ khi tới tuổi dậy thì.
  • Kích thích sự phát triển của nang trứng
  • Kích thích sự phát triển của âm đạo theo giai đoạn phát triển của con người, làm dày thành âm đạo, tăng độ axit cho âm đạo để giảm tình trạng nhiễm khuẩn. Tăng tiết dịch, bôi trơn âm đạo tránh tình trạng khô hạn, đau rát khi quan hệ.
  • Đảm bảo độ dày, thành cơ trong ống dẫn trứng, giúp co thắt các cơ để di chuyển trứng và tinh trùng.
  • Tăng cường, duy trì lớp nhầy tử cung. Tăng kích thước nội mạc tử cung. Tăng lưu lượng máu, protein và hoạt động của enzyme.
  • Nội tiết tố Estrogen kích thích các cơ tử cung phát triển và co bóp như trong quá trình sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đảm bảo tuyến vú phát triển bình thường, ngừng tiết sữa khi trẻ cai sữa.

Duy trì sắc vóc cho chị em phụ nữ

Nội tiết tố nữ Estrogen tạo nên đường nét thanh thoát hơn ở nữ giới, từ xương, hông, eo, tóc, giọng nói,...

  • Tăng chất béo mông, ngực, hông, đùi tạo đường cong trong cơ thể
  • Làm xương nhỏ, vai nhỏ hơn, xương chậu nở hơn
  • Lông chân, lông tay mềm, mỏng, tóc dài và suôn mượt hơn.
  • Làm dây thanh âm ngắn, thanh quản nhỏ, giọng nói trong trẻo và nhẹ nhàng hơn.
  • Ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm khả năng bị mụn trứng cá ở nữ.
  • Giúp da hồng hào, căng bóng, săn chắc, đàn hồi và duy trì độ ẩm.
  • Tăng độ nhạy của cơ thể với Insulin.
  • Kích thích quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể, giảm khối lượng cơ bắp, tạo nên sự thanh thoát cho cơ thể.

Nội tiết tố nữ

Cải thiện các chỉ số sức khỏe ở nữ giới

Có thể bà con không biết, ngoài việc tạo nên vóc dáng quyến rũ và đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan trong bộ phận sinh sản, nội tiết tố nữ Estrogen cũng góp phần bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể như:

  • Duy trì tinh thần, nhiệt độ cơ thể ổn định, tác động não phát triển theo giới.
  • Duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa mất xương và loãng xương.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, xơ vữa động mạnh
  • Duy trì và cân bằng nội môi, làm cho gan ít nhạy cảm hơn với một số dạng mãn tính ở người tiền mãn kinh.
  • Làm chậm sự khởi phát của bệnh Alzheimer, điều hòa natri của cơ thể
  • Tăng cường cholesterol tốt (HDL Cholesterol) và giảm những cholesterol xấu (LDL Cholesterol)

Nội tiết tố nữ thay đổi như thế nào theo thời gian?

Nồng độ nội tiết tố Estrogen ở nữ giới khác nhau, kể cả những người có cùng chu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí nồng độ estrogen có thể thay đổi trong một ngày.

Estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt

Ở thời kỳ này, Estrogen tăng trong giai đoạn nang trứng, từ khi bắt đầu kỳ kinh tới khi rụng trứng. Nội tiết tố nữ kích thích sự phát triển và làm dày nội mạc tử cung. Giai đoạn hoàng thể estrogen giảm dần, sau khi rụng trứng. Đây là thời điểm xuất hiện các triệu chứng gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Nồng độ Estradiol ở giai đoạn này như sau:

  • Giai đoạn sớm nang trứng: 20-150 pg/mL (73-551 pmol/L)
  • Đỉnh giữa chu kỳ: 40-350 pg/mL (551-2753 pmol/L)
  • Pha hoàng thể: 30-450 pg/mL (110-1652 pmol/L)

Estrogen trong thời kỳ mang thai

Estradiol tăng mạnh trong thời gian này cùng với các hormone khác như progesterone, testosterone, prolactin để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

  • Estradiol trong tam cá nguyệt đầu tiên: 188–2497 pg/mL
  • Estradiol trong tam cá nguyệt thứ hai: 1278–7192 pg/mL
  • Estradiol trong tam cá nguyệt thứ ba: 3460–6137 pg/mL

Estrogen tiền mãn kinh và mãn kinh

Ở giai đoạn này, nồng độ estrogen giảm đột ngột do có ít nang trứng trong buồng trứng. Bên cạnh đó, các nang trứng này không phát triển dẫn tới việc giảm sản xuất Estradiol. Nồng độ Estradiol trong phòng thí nghiệm ở phụ nữ sau mãn kinh nói chung là dưới 20 pg/mL (73 pmol/L).

Ở người dưới 15 tuổi và những người sau mãn kinh nói chung có hàm lượng estrogen thấp hơn. Tuy nhiên, những con số trên đều ở mức tương đối vì estrogen trong cơ thể mỗi người sẽ khác nhau.

Nội tiết tố nữ thay đổi theo thời gian
Nội tiết tố nữ thay đổi theo thời gian

Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ

Sự mất cân bằng giữa 2 hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể chị em phụ nữ là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết. Sự mất cân bằng này có thể do các yếu tố dưới đây:

  • Tuổi tác: Rối loạn nội tiết tố nữ thường xảy ra ở thời trung niên hoặc ở những người phụ nữ đã lập gia đình. Như tài liệu tôi nghiên cứu, phụ nữ ngoài 30 tuổi sẽ có nồng độ estrogen tăng nhưng progesterone lại giảm gây ra rối loạn nội tiết tố nữ. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn nội tiết ở giai đoạn dậy thì cũng khá phổ biến. Cơ thể sản sinh estrogen giúp thúc đẩy hình thành đặc tính sinh dục nữ. Tuy nhiên lượng hormone tiết ra không ổn định, kết hợp với sự thay đổi tâm lý lứa tuổi dẫn tới rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì.
  • Dùng thuốc tránh thai: Nhiều phụ nữ lựa chọn thuốc tránh thai để ngăn ngừa tình có thai ngoài ý muốn. Do thành phần chính trong thuốc tránh thai là estrogen nên nếu dùng thuốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ này hơn progesterone dẫn tới rối loạn nội tiết tố.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại: Cơ thể chị em phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi, hóa chất sẽ gây ra tình trạng quá thừa hoặc thiếu estrogen dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng sai cách: Nhiều chị em lựa chọn sử dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để lấy lại vẻ ngoài trẻ trung nhưng lại lựa chọn các sản phẩm không uy tín hoặc sử dụng thuốc mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết.
  • Tâm lý không ổn định: Căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài có thể khiến hormone progesterone giảm mạnh, tăng estrogen làm hoạt động của tuyến thượng thận bị ảnh hưởng gây ra rối loạn nội tiết. Nếu tình trạng này nặng hơn có thể gây rối loạn tuyến yên, buồng trứng và trục não bộ.
  • Chế độ dinh dưỡng: Những người thường có thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm ăn sẵn, đóng hộp, đồ ngọt, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng có thể làm tăng estrogen trong cơ thể. Còn những người ăn kiêng quá mức, ăn quá ít, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể có thể gây suy giảm nội tiết tố nữ.
  • Ảnh hưởng của thai kỳ: Đây là thời kỳ phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi nhất, đặc biệt là sự thay đổi hormone ở giai đoạn khi mang thai, sau sinh hoặc sau khi nạo hút thai.
  • Do các bệnh lý khác: Suy gan là một trong những bệnh lý khiến nồng độ estrogen tăng cao. Gan suy giảm khiến hoạt động đào thải estrogen ra khỏi cơ thể hạn chế, ứ đọng, tăng cao và gây rối loạn nội tiết tố nữ.

Nội tiết tố nữ

Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ

Dưới đây, tôi sẽ liệt kê một số dấu hiệu để bà con có thể nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết tố. Cụ thể như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi: Đây là yếu tố phản ánh hoạt động của nội tiết tố nữ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em đang đều nhưng tự nhiên kéo dài hoặc ngắn lại thì đây chính là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Nám da, nổi mụn: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạm da, nám da, nổi mụn bất thường là do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Giảm ham muốn tình dục: Nếu hàm lượng các hormone estrogen và progesterone thay đổi, gây rối loạn sẽ dẫn tới giảm ham muốn ở nữ.
  • Thay đổi cân nặng: Rối loạn nội tiết tố gây ra việc thiếu hoặc thừa 1 số loại hormone dẫn tới tình trạng tích tụ mỡ và phá vỡ các khối cơ. Do đó, đa số phụ nữ sẽ dễ tăng cân khi mất cân bằng nội tiết.
  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng: Nồng độ progesterone ở mức thấp làm cơ thể không duy trì giấc ngủ ổn định, khó chịu, dễ stress.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng: Nồng độ hormone estrogen và cortisol ở mức thấp sẽ gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới quá trình sản sinh Serotonin (đây là hormone ảnh hưởng tới cảm xúc, tâm lý phụ nữ). Tình trạng thiếu serotonin khiến chị em thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, stress mà không rõ nguyên nhân…

Biến chứng rối loạn nội tiết tố nữ

Rối loạn nội tiết tố không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ mà còn gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe. Tôi khuyên chị em tuyệt đối không được chủ quan, việc nhận biết sớm bệnh và chữa trị sớm là điều vô cùng cần thiết.

  • Giảm ham muốn tình dục: Hormone estrogen và progesterone mang lại sự khoái cảm cho phụ nữ. Khi hàm lượng 2 hormone này thay đổi, mất cân bằng sẽ gây ra giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái. Tâm lý tiêu cực, sức khỏe suy giảm do rối loạn nội tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ham muốn tình dục của chị em.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe như: mắc các bệnh phụ khoa, thiếu máu, nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục, nhan sắc,...
  • Mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn nội tiết tố khiến cơ chế sản sinh nội tiết tố bị gián đoạn, trục trặc vì thế thành âm đạo không thể tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo. Điều này khiến môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng, các vi khuẩn có điều kiện tấn công, gây bệnh.
  • Cao huyết áp bất thường: Rối loạn nội tiết tố có thể tác động xấu tới tình trạng ổn định huyết áp trong cơ thể. Vì lượng natri trong cơ thể dư thừa làm tăng tình trạng trữ nước từ đó làm tăng huyết áp. Trong khi tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể ổn định là do sự cân bằng của hormon aldosteron. Khi cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì sẽ dễ bị tăng huyết áp.
  • Nám da do rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nám da. Rối loạn nội tiết khiến da bị khô, sạm xuất hiện các vết nám lâu ngày gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và vẻ quyến rũ của chị em.

Nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là phương pháp đánh giá khả năng sinh sản, giúp đánh giá chỉ số hormone sinh sản, khả năng dự trữ noãn, hoạt động của buồng trứng và theo dõi chu kỳ rụng trứng. Kết quả xét nghiệm cho bà con biết cần điều chỉnh những gì để tránh nguy cơ vô sinh, phát hiện sớm những rối loạn trong hệ nội tiết nếu có và giúp bác sĩ có phương án điều trị.

Các bước tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ đó là:

  • Bác sĩ thăm khám và chỉ định.
  • Khám lâm sàng các triệu chứng bên ngoài của cơ thể.
  • Lấy máu và xét nghiệm nội tiết tố để phân tích các chỉ số.
  • Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán, phác đồ điều trị.

Để lấy được kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm nhỏ khác nhau như: Xét nghiệm Prolactin, xét nghiệm AMH, xét nghiệm FSH, xét nghiệm LH, xét nghiệm Estrogen, xét nghiệm Progesterone.

Cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Duy trì nội tiết tố luôn ở mức ổn định là một trong những biện pháp hiệu quả giúp duy trì sức khỏe, sắc đẹp ở chị em phụ nữ. Sau đây, tôi gợi ý cho chị em phụ nữ một số phương pháp để cân bằng nội tiết.

Dùng thuốc tây

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, bà con có thể kết hợp uống các loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả. Tôi gợi ý một số loại thuốc như sau:

  • Tinh dầu hoa anh thảo Careline: Tinh dầu hoa anh thảo giúp cân bằng nội tiết tố tốt, điều kinh, giảm các triệu chứng khó chịu do chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra. Ngoài ra tinh dầu hoa anh đào còn hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng mụn trứng cá, làm đẹp da từ sâu bên trong, tái tạo sức khỏe da.
  • Tinh dầu hoa anh thảo Nature’s Way: Thuốc giúp cân bằng nội tiết tố nữ, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh. Giảm tình trạng khô da, làm đẹp da, nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện huyết áp, cholesterol, giảm đau xương khớp hiệu quả.
  • Viên uống nhau thai cừu Baby Sheep Careline: Ổn định, tăng cường sức đề kháng, tăng tiết hormone sinh dục nữ, giảm cơ đau chu kỳ kinh nguyệt. Giúp trẻ hóa làn da từ sâu bên trong, điều trị nám, tàn nhang, nếp nhăn.
  • Sản phẩm nội tiết tố nữ Blackmores: Sản phẩm giúp làm dịu các cơn đau nhức người thời tiền mãn kinh, kiểm soát tình trạng sưng, đau, huyết áp, sản sinh ra hormone cho cơ thể. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá, mụn viêm ở da và giữ ẩm cho da.

Cách chữa tại nhà

Chị em phụ nữ cũng có thể áp dụng một số cách điều trị nội tiết tố tại nhà như sau:

  • Uống nước ép từ các loại quả giàu vitamin C: Nước ép từ bưởi, cà chua, cam, quả camu camu bổ sung progesterone cho cơ thể, hạn chế tình trạng estrogen tăng cao gây rối loạn nội tiết tố nữ, hạn chế nguy cơ hormone cortisol gia tăng bất thường.
  • Massage: Bà con dùng tay massage theo chuyển động tròn nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, mọi người cũng có thể cọ xát ngón chân cái trên trái bóng tròn bởi các ngón chân cũng liên quan tới tuyến yên, giúp cân bằng việc sản xuất hormone trong cơ thể.
  • Uống trà thảo mộc từ quả trinh nữ: Quả trinh nữ từ trước tới nay được biết tới là loại thuốc bổ nội tiết, nhất là nội tiết tố nữ. Quả trinh nữ không chỉ làm tăng hormone nữ, làm giảm ảnh hưởng của giai đoạn tiền mãn kinh, hỗ trợ u xơ tử cung.

Nội tiết tố nữ

  • Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi: Như tôi đã đề cập ở trên, căng thẳng, mệt mỏi có thể sản sinh nhiều cortisol ảnh hưởng tiêu cực tới lượng nội tiết tố. Bà con có thể tập yoga, thiền, đi bộ, tắm nước nóng, ngủ đủ giấc đúng giờ là một vài phương pháp giải tỏa stress có thể áp dụng.
  • Ăn canh táo xanh nấu nha đam: Chuẩn bị một miếng nha đam, 2 quả táo xanh, 20 quả táo đỏ, 2 tai ngân nhĩ, gừng, đường phèn. Gọt vỏ táo xanh, bỏ hạt và cắt hạt lựu; táo đỏ ngâm với nước ấm; ngân nhĩ và nha đam cắt nhỏ thành hạt lựu; gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái sợi. Đem tất cả các nguyên liệu trên vào 1 bát sứ và cho đường phèn vào và chưng cách thủy. Ăn khi còn nóng.

Dùng thuốc đông y

Theo tài liệu YHCT tôi đã đọc, rối loạn nội tiết tố nữ có nhiều loại, dựa vào tình trạng sức khỏe, thế chất của mỗi người mà chia thành: hàn - phong - ôn - thử và phối hợp thêm với các yếu tố hư/ thực âm, dương, khí và huyết. Vì thế, việc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ thường tập trung vào liệu pháp dinh dưỡng và hỗ trợ thêm từ các bài thuốc.

Bà con có thể áp dụng một số bài thuốc đông y dưới đây:

  • Bài thuốc chữa chứng huyết nhiệt: Chuẩn bị Đan bì, Xích thược, Hoàng cầm, Thạch hộc… Đem các nguyên liệu này sắc cùng 500ml nước ở lửa vừa tới khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc điều trị hư nhiệt: Chuẩn bị Mạch môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, A giao, Bạch thược… đem sắc ở lửa vừa. Uống mỗi ngày 1 lần và dùng liên tục 5 - 7  thang thuốc sẽ cho kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc tiêu dao thang: Bài thuốc gồm có Phục linh, Bạc hà, Cam thảo, Đương quy, Bạch truật, Trần bì, Sài hồ…đem sắc ở lửa vừa tới khi nước cạn còn ⅓ lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Mỗi ngày 1 thang và uống trong ngày.
  • Bài thuốc Nội Tiết Đỗ Minh: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đang áp dụng điều trị rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Nội Tiết Đỗ Minh gồm 2 bài thuốc Đại bổ hồi xuân hoàn và Đại bổ thận, được bào chế từ các thành phần như sâm tố nữ, hoài sơn, ngũ vị tử, kỷ tử, nhục thung dung, xà sàng tử, dâm dương hoắc, hoài sơn,... Bài thuốc mang tới tác dụng điều hòa nội tiết tố, làm chậm quá tình mãn kinh, chống mệt mỏi, căng thẳng, đẩy lùi tà khí, cân bằng lại âm dương, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho chị em.

Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nội tiết tố. Những loại thực phẩm bà con nên bổ sung để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể đó là:

  • Quả bơ giúp cân bằng nội tiết tố: Trong bơ có chứa nhiều chất béo lành mạnh và chất xơ. Bơ làm giảm sự hấp thụ estrogen và nâng cao mức độ testosterone. Ngoài ra, loại quả này cũng cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên bơ có hàm lượng calo cao nên bà con chỉ cần ăn ¼ quả bơ mỗi ngày.
  • Bông cải xanh: Hay còn được gọi là súp lơ, nó có tác động đáng kể tới cân bằng hormone của cơ thể. Súp lơ hỗ trợ loại bỏ lượng estrogen độc hại, cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Chị em phụ nữ có thể chế biến các món như súp lơ hấp, súp lơ xào thịt bò, xào rau củ quả, hoặc kết hợp với các loại rau củ quả khác để hầm canh…
  • Cá hồi: Hàm lượng Omega-3 và acid amino đáng kể trong cá hồi đảm bảo sự cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giúp ngừa hội chứng buồng trứng đa nang (đây là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng).
  • Đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành: Đậu nành không chỉ tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ mà còn nâng cao khả năng sinh sản. Việc bổ sung đậu nành vào bữa ăn sẽ cung cấp hàm lượng estrogen dáng kể, hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết.
  • Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt điều, lạc, hạt hướng dương,... tốt cho phụ nữ bị rối loạn hormone. Đặc biệt, hạnh nhân là loại hạt có chứa hàm lượng adiponectin dồi dào giúp giảm hàm lượng androgen và insulin trong cơ thể.

Nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì?

Cách phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế tôi khuyên chị em phụ nữ cần chú ý một số điều dưới đây để phòng ngừa rối loạn nội tiết tố nữ estrogen hiệu quả nhất:

  • Bổ sung các thực phẩm chứa estrogen trong các bữa ăn hàng ngày như đậu nành, hạt vừng, tỏi,... rau họ cải,... Nên cân bằng lượng đạm, chất béo và rau xanh trong mỗi bữa ăn.
  • Chị em có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu cải, dầu ô liu, quả bơ,...
  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Có thể bổ sung thêm nước ép từ một số loại quả mọng, loại quả chứa nhiều vitamin C…
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Đây cũng là nền tảng giúp chị em phụ nữ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress, áp lực, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
  • Trong quá trình điều trị rối loạn nội tiết tố, chị em nên sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, được bộ y tế chứng nhận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến nội tiết tố nữ estrogen mà chị em có thể đang quan tâm. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp thêm, hãy gửi câu hỏi tới fanpage cá nhân Lương y Đỗ Minh Tuấn hoặc qua Nhà thuốc Đỗ Minh Đường địa chỉ số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Tôi và các chuyên gia tại nhà thuốc sẽ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Mỗi bệnh nhân lại giúp tôi học được nhiều thứ

Cố vấn chuyên môn bài viết

Đỗ Minh Tuấn

Nội Tiết Tố Nữ

GĐ chuyên môn hệ thông nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lương y

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi