Cùng Tuấn Tôi Tìm Hiểu Rõ Về Bệnh Mề Đay Mẩn Ngứa

5/5 - (3 bình chọn)

Thời gian gần đây, Tuấn tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bà con về vấn đề bị nổi mề đay, mẩn ngứa khi mùa hè nắng nóng đến, nên hôm nay nhân lúc vãn khách, tôi sẽ tổng hợp và trả lời chi tiết hết những câu hỏi của mọi người trong suốt thời gian qua để có cái nhìn đúng về bệnh, cũng như tìm ra cách chữa trị, phòng ngừa phù hợp với cơ địa của mình.

Mùa hè nắng nóng, trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa phải làm sao?

Trước khi đi sâu vào giải đáp những thắc mắc của bà con xoay quanh vấn đề mề đay, mẩn ngứa, bà con cần phải nắm rõ đây là bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra, từ đó mới có cái nhìn đúng về bệnh và tìm ra được phương pháp xử lý kịp thời. 

Không riêng gì trẻ nhỏ, mề đay là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, nhất là ở những người có làn da nhạy cảm. Mề đay xuất hiện do các niêm mạc và mao mạch bên dưới da phản ứng lại với những tác nhân làm cơ thể bị dị ứng. 

Hơn nữa, vào mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, nhất là ở những vùng gấp khúc như cổ, khuỷu tay, chân,… Lúc này cơ thể kích ứng với mồ hôi, các lỗ chân lông bị bít kín, điều này làm cho cơ thể không kịp đào thải các chất cặn bã qua da, khiến cho các nốt mề đay, mẩn ngứa xuất hiện.

Ngoài ra, mồ hôi bị dính vào quần áo khiến chúng cọ xát vào cơ thể cũng có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng trên. Bởi nó sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển và làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Đồng thời khi tiếp xúc cộng hưởng với khói bụi và nắng nóng sẽ gây dị ứng, ngứa ngáy. Lúc này, nổi mẩn ngứa khi trời nắng nóng là điều bình thường.

Bệnh lý này kéo theo rất nhiều triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể người bệnh như: làm phồng da, phù mạch, cảm giác ngứa ngáy tại niêm mạc hoặc một vùng da, đồng thời xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. 

Khi bị nổi mề đay, trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vô cùng và theo phản xạ tự nhiên, sẽ đưa tay lên gãi, càng gãi thì vùng da bị viêm càng lan rộng ra các vị trí khác. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường không tự ý thức được hành động của mình, dẫn đến việc gãi nhiều làm cho da bị trầy xước gây tổn thương và để lại sẹo thâm rất mất thẩm mỹ.

Thậm chí nếu cha mẹ không biết cách xử lý đúng và kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ như nhiễm trùng vết thương hở, dẫn đến tình trạng phù nề đường hô hấp, sung mạch khí quản, nghẹt thở, khó thở do sưng mạch họng, sốc phản vệ,…

Do đó, để hạn chế được tình trạng này, cha mẹ cần lựa chọn quần áo thoáng mát cho bé mặc, hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ, chỉ nên làm sạch da bằng khăn mềm, nhúng vào nước mát, sau đó chườm lên vùng da bị nổi mề đay mỗi ngày để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩm bám trên bề mặt da bé. Đồng thời, cha mẹ cũng phải cung cấp đủ nước để giữ ẩm da giảm ngứa ngáy khi trẻ bị nổi mề đay.

Nếu nhận thấy tình trạng của trẻ nổi mẩn ngứa mãi không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và dùng phương pháp điều trị phù hợp với bé, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Mẹ bầu bị nổi mề đay có nên dùng thuốc điều trị không hay đợi đẻ xong mới được xử lý?

Tôi khuyên bà con, nhất là đối tượng mẹ bầu, ngay khi phát hiện có vấn đề gì về sức khỏe nói chung và nhận thấy những tình trạng bất thường trên da nói riêng, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và tìm ra phương pháp xử lý kịp thời.  

Như tôi đã nói ở trên, mề đay là một bệnh da liễu khá lành tính nếu được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, để bệnh tái đi tái lại nhiều lần, chuyển biến nặng qua giai đoạn mãn tính, kèm theo những triệu chứng dị ứng khác như khó thở, chóng mặt, buồn nôn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nổi mề đay ở mẹ bầu là do trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu sản sinh rất nhiều, đặc biệt là estrogen, cùng với việc bổ sung các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi như sắt, canxi,… Tình trạng này thường gặp ở mẹ bầu đang mang thai tháng thứ 3 hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Các biểu hiện của mề đay khi mang thai chủ yếu là mẩn ngứa, điều này dẫn đến việc người bệnh gãi rất nhiều để giải tỏa cơn ngứa. Việc này khiến tình trạng da bị trầy xước, vi khuẩn dễ dàng thâm nhập gây ra các tình trạng mụn nhọt, nhiễm trùng. 

Hơn nữa, nếu nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón và ảnh hưởng đến đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu não, sinh non,…

Đặc biệt, ở một số trường hợp bị nổi sẩn ngứa giống mề đay nhưng kèm theo triệu chứng buồn nôn và vàng da, điều này cho thấy là mẹ bầu có thể đang gặp phải các vấn đề về gan hoặc ứ mật thai nhi. Những bệnh này có thể khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần hết sức thận trọng, nên đi thăm khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên da, từ đó đưa ra phương pháp xử lý phù hợp và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không đợi đến lúc sinh xong mới điều trị, để tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Đâu là cách trị nổi mẩn ngứa, mề đay hiệu quả?

Để trả lời vấn đề này, bà con cần tìm ra được nguyên nhân gây nổi mề đay và mức độ bệnh đang gặp phải. Thông thường, tùy vào thể trạng, mức độ bệnh sẽ có 3 phương pháp để điều trị nổi mề đay đó là sử dụng thuốc Tây, mẹo dân gian hay thuốc nam.

Sử dụng Tây y điều trị mề đay, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Phương pháp Tây y thường là lựa chọn đầu tiên mà nhiều người tìm đến khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa bởi tính tiện lợi và tác dụng nhanh chóng. Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống ngứa dạng bôi hoặc uống, thuốc chống dị ứng kèm thêm một số loại thuốc kháng histamin để điều trị. 

Mặc dù các loại thuốc này giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ  như buồn ngủ, giảm thị lực, mất tập trung, khô miệng,… Hơn nữa nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc không theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ

Ngoài ra, các loại thuốc này chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng tạm thời mà không giải quyết căn nguyên gây bệnh nên nguy cơ tái phát tình trạng mẩn ngứa khá cao.

Áp dụng mẹo dân gian đơn giản, phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát

Đối với các bài thuốc dân gian, hiện nay có một số phương pháp phổ biến mà khi người bệnh đến khám tại nhà thuốc hay chia sẻ với tôi đó là dùng lá khế, lá chè, lá kinh giới,… đun nước tắm, giã nát rồi chà lên chỗ ngứa,… 

Phương pháp này sẽ giúp làm giảm triệu chứng ngứa tạm thời, làm dịu vết mẩn ngoài da phù hợp với trường hợp mới bị kích ứng, nổi mề đay, bị bệnh ở mức độ nhẹ. Nhưng không dành cho người bị mề đay mãn tính, lâu năm. 

Bởi việc sử dụng đơn lẻ từ 1 – 2 loại thảo dược tác động bên ngoài, dược tính không đủ mạnh để đẩy lùi căn nguyên bệnh. Do đó, nếu bị mẩn ngứa kéo dài, lặp lại thường xuyên, nghiêm trọng mọi người cần thăm khám và điều trị bằng những phương pháp chính thống.

Thuốc nam điều trị mề đay hiệu quả lâu dài, lành tính

Phương pháp thứ 3 là dùng thuốc nam. Theo quan niệm của Đông y, mề đay thuộc chứng phong sang xảy ra do các yếu tố ngoại sinh như thời khí ôn dịch, nhiễm ngoại tà gây phong hàn. Sau đó, kết hợp với huyết nhiệt bên trong cơ thể do dùng các loại thực phẩm gây dị ứng mà gây uất kết dưới da, dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa, khó chịu. 

Ngoài ra, mề đay còn có thể xảy ra do chức năng tạng phủ suy giảm hoặc rối loạn, đặc biệt là phế (phổi) và can (gan). Chức năng tạng phủ kém khiến độc tố không được chuyển hóa và thanh thải qua đường bài tiết mà uất kết dưới da. Kết quả hình thành các mảng mề đay mẩn ngứa.

Vì căn nguyên khá phức tạp nên Đông y trị mề đay theo từng thể bệnh dựa trên nguyên tắc tiêu độc, trừ tà, định thần, đồng thời kháng viêm và bồi bổ can tạng, giúp người bệnh tăng sức đề kháng. Các bài thuốc Đông y sẽ tác dụng sâu vào bên trong cơ thể, tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, từ đó mang lại hiệu quả lâu dài. 

Hơn nữa, thuốc đông y có thành phần đều là thảo dược tự nhiên, lành tính nên không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào với đối với cơ thể. 

Tuy nhiên, thường phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả, tuyệt đối không ngưng thuốc giữa chừng khi chưa có chỉ định của chuyên gia.

Có thể phòng tránh được bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa không?

Như Tuấn tôi đã chia sẻ ở trên, mề đay là bệnh lý liên quan đến yếu tố miễn dịch, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nên việc để phòng tránh mề đay, mẩn ngứa không xuất hiện là rất khó. Tuy nhiên bà con có thể hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát bằng cách:

  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Sử dụng một số thực phẩm có tính giải nhiệt cao giúp thanh lọc độc tố và tăng sức đề kháng cho cơ thể như dừa, rau má, lá chè tươi, dứa, chanh, bí đao, củ cải,… 
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản, đồ ăn cay nóng, thuốc lá, cà phê, rượu, bia, các loại hạt…
  • Khi đi ra ngoài cần chống nắng, che chắn cơ thể bằng kem chống nắng, mũ nón, áo dài tay. 
  • Hạn chế việc di chuyển đột ngột giữa các khu vực có nhiệt độ chênh lệch cao. 
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tránh tạo môi trường cho côn trùng, nấm mốc trú ngụ sinh sôi. 
  • Tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ.

Ngoài ra, ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở cơ thể, bà con nên đi thăm khám để được chẩn đoán ngay tình trạng đang gặp phải, tránh để bệnh nặng. Điều này vừa giúp bà con tự chủ động chăm sóc sức khỏe, vừa tiết kiệm được chi phí, thời gian cho chính mình.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Đau nhức xương khớp uống thuốc gì

Hẹp Ống Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Cần Biết

Hẹp Ống Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Cần Biết

Nhà thuốc tôi mỗi ngày thăm khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân

Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường Có Lừa Đảo Khách Hàng Không? [HÃY HIỂU RÕ]

Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường Có Lừa Đảo Khách Hàng Không? [HÃY HIỂU RÕ]

Đội ngũ bác sĩ, lương y nhà thuốc tăng cường 24/7 để hỗ trợ kịp thời nhất cho bà con

Nhiều bà con hưởng ứng chương trình chăm sóc sức khỏe dịp cuối năm

Nhiều bà con hưởng ứng chương trình chăm sóc sức khỏe dịp cuối năm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua