Top 3 Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Hiệu Quả Nhất Năm 2021
Thoái hóa cột sống là bệnh lý diễn tiến theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn, bệnh lại có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Việc nắm rõ các cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả nhất hiện nay sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc điều trị, phòng ngừa và kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Do đó, tôi viết bài này nhằm mục đích giúp bà con hiểu hơn về các cách điều trị bệnh hiện nay.
Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc
Ở giai đoạn đầu của thoái hóa cột sống, bệnh thường khó nhận biết do ít biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể lờ mờ nhận ra những cơn đau mỏi thoáng qua hoặc cảm giác cứng vùng xương đốt sống mỗi khi vận động, xoay chuyển.
Nếu lúc này, bà con phát hiện và áp dụng các cách chữa thoái hóa cột sống phù hợp thì sẽ giúp bảo vệ xương khớp không bị tổn thương sâu và làm chậm diễn tiến của bệnh. Đối với thoái hóa cột sống giai đoạn này, phương pháp điều trị chủ yếu là cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện… hàng ngày.

Cải thiện chế độ ăn uống
Nói để bà con biết và đừng chủ quan nhé, chế độ ăn hằng ngày là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới tốc độ thoái hóa của cột sống. Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là các chất canxi, omega-3, vitamin D,… sẽ khiến các tổ chức xương khớp bị kém nuôi dưỡng, cơ thể giảm sức đề kháng. Dẫn đến sụn khớp và đĩa đệm dễ bị thoái hóa mạnh mẽ hơn. Do đó, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn cho người thoái hóa một cách khoa học nhất.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng cân bằng, ít đường, ít bột mì và dầu mỡ sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng của người bệnh, giúp hạn chế áp lực quá tải lên cột sống, hạn chế thoái hóa. Chính vì vậy, để bảo vệ xương khớp chắc khỏe, kiểm soát thoái hóa cột sống, bà con nên:
- Tích cực bổ sung các loại rau xanh, củ quả có màu đỏ và trái cây. Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, K, A, E… giúp xương khớp chắc khỏe và chống viêm hiệu quả.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi, chất xơ, omega-3,… như trứng, sữa, cá hồi, cá ngừ, cá trích,…
- Tích cực chế biến các món ăn từ xương bởi chúng chứa nhiều glucosamin và chondroitin – 2 chất tổng hợp tự nhiên giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
- Hạn chế thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ hay thức ăn nhiều đường, tinh bột, muối,… Đồng thời cân đối các chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thay đổi thói quen sinh hoạt
Như bà con đã biết, tư thế sinh hoạt xấu kéo dài hay lối sống thiếu khoa học là những yếu tố khiến cấu trúc của cột sống bị sai lệch, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa và xuất hiện gai đốt sống. Do đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để định hình lại hình dáng cột sống, bảo vệ xương khớp khỏi những tác động tiêu cực. Cụ thể:
- Thay đổi các tư thế xấu như chỉ xách đồ bên tay thuận, ngồi cong lưng khi làm việc, nhìn máy tính lâu, đứng khom lưng, nằm sai tư thế,… Đồng thời hạn chế mang vác đồ vật nặng trên đầu, vai hay làm việc quá sức.
- Khi tính chất công việc đòi hỏi bạn phải đứng hoặc ngồi trong 1 thời gian dài thì hãy phân bổ thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
- Khi ngủ nên sử dụng đệm mềm và gối cao vừa phải, không quá cao hoặc quá thấp để tránh cột sống bị tác động xấu khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên. Lưu ý cần luyện tập đúng cách, tránh những vận động mạnh và đột ngột gây ảnh hưởng cột sống.
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những cách chữa thoái hóa cột sống có hiệu quả tốt cho người bệnh. Nhờ sử dụng các yếu tố vật lý như nhiệt, điện, lực, sóng âm,… tác động lên cơ thể người bệnh, biện pháp này có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, tăng sinh dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa tại chỗ. Từ đó giúp giảm đau, triệt viêm hiệu quả. Đồng thời tăng sức bền và dẻo cho các khối cơ hỗ trợ linh hoạt cột sống, hồi phục khả năng vận động cho người bệnh.
Tôi xin đưa ra một số hướng điều trị vật lý phổ biến hiện nay như sau:
- Kéo dãn giảm áp cột sống: Phương pháp này giúp kéo giãn cột sống, tăng thêm diện tích giữa đốt sống và đĩa đệm, mở rộng các lỗ liên hợp. Từ đó giúp giảm áp lực lên cột sống cùng các rễ thần kinh. Đồng thời cải thiện khả năng lưu thông máu, thư giãn cơ, giúp vùng cột sống vận động linh hoạt hơn.
- Nhiệt trị liệu: Biện pháp nhiệt trị liệu có tác dụng làm giãn động mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm sự co cứng cơ. Đồng thời tăng khả năng chuyển hóa tại chỗ và cải thiện biên độ vận động của cột sống. Phương pháp nhiệt trị liệu bao gồm chườm ngải cứu, chườm muối nóng,…
- Siêu âm: Sóng siêu âm có tác dụng làm mòn điểm vôi hóa, chống viêm giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Ngoài ra còn giúp kích thích và nuôi dưỡng sâu các mô cơ, hỗ trợ đẩy nhanh hồi phục tổn thương.

- Châm cứu: Mục đích của liệu pháp châm cứu là kích thích hệ thần kinh trung ương, giải phóng endorphins- 1 chất giảm đau tự nhiên. Từ đó giúp thư giãn cơ, làm mềm cơ cứng và hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu.
- Massage: Liệu pháp massage gồm xoa bóp mô mềm, massage khớp, thủy trị liệu,… nhằm mục đích giảm đau, mềm hóa các cơ, tăng tầm vận động cho cột sống và làm chậm tiến trình thoái hóa.
- Sóng xung kích: Đây là phương pháp sử dụng sóng âm nhằm tác động vào cơ xương bị tổn thương. Mục đích là hỗ trợ tái tạo và phục hồi vùng thoái hóa, giảm các cơn co thắt gây đau, triệt tiêu ổ viêm, tăng sinh dinh dưỡng.
Nhiều bà con cũng hỏi tôi là ở Đỗ Minh Đường thì có áp dụng biện pháp trị liệu nào không? Thì tôi cũng xin thưa là từ bao đời nay chúng tôi vẫn thường kết hợp điều trị bằng bài thuốc gia truyền với châm cứu, bấm huyệt. Đó là phương pháp chính có hiệu quả nhất mà các bác sĩ bên nhà thuốc tôi đang thực hiện. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi còn sử dụng tới chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, chườm nóng… Vì vậy, với những bệnh nhân khám chữa bệnh ở Đỗ Minh Đường có thể yên tâm là chúng tôi sẽ có phác đồ điều trị rõ ràng, cụ thể, phù hợp cho từng người, để làm sao đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc
Khi thoái hóa cột sống có biểu hiện cho thấy viêm đau nhiều thì đó là lúc bà con phải kết hợp với các biện pháp ăn uống, tập luyện với uống thuốc điều trị chuyên sâu. Thuốc điều trị thoái hóa cột sống sẽ gồm có thuốc tân dược và đông dược. Cụ thể:

Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y điều trị thoái hóa cột sống có ưu điểm giảm đau tức thời, cắt đứt nhanh các triệu chứng bệnh nhưng không có khả giúp năng phục hồi tổn thương tận gốc và còn có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận,… Do đó, bà con nên cân nhắc kỹ và tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ điều trị chuyên khoa khi uống thuốc Tây.
Việc sử dụng thuốc điều trị như thế nào sẽ cần phải dựa trên nhiều nguyên tắc kết hợp như liều dùng tối đa, mức độ bệnh, độ tuổi, cơ chế tạo phác đồ, thời gian sử dụng,… Dưới đây, tôi chỉ đưa ra một số loại thuốc thường được dùng trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống để bà con tham khảo, hiểu hơn về các loại thuốc. Bà con tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc, dẫn tới gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc giảm đau thông thường: Bác sĩ có thể chỉ định đơn lẻ thuốc giảm đau thông thường (Pacetaminophen) hoặc thuốc giảm đau kết hợp opiate yếu, hay kết hợp với thuốc giảm đau không steroid (Ibuprofen) tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Thuốc giảm đau có tác dụng nhanh đối với các cơn đau cấp tính hoặc xuất hiện đột ngột.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Trong trường hợp thoái hóa cột sống làm xuất hiện đĩa đệm bị thoát vị và gai xương dày gây chèn ép các dây thần kinh, bác sĩ có thể kê đơn 1 số loại thuốc như gabapentin, pregabalin,…
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm tức thời, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Một số loại thuốc thường dùng là aspirin, naproxen, các chất ức chế COX – 2,… Cần lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tim mạch.
- Thuốc Steroid đường uống: Đây là loại thuốc giảm đau theo toa không gây nghiện, có tác dụng mạnh hơn acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây ra các tác dụng phụ như thay đổi khẩu vị, dễ lo lắng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, yếu cơ bắp, kích thích dạ dày,… Loại thuốc thường dùng là methylprednisolone và prednisone.

- Nhóm thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế của một chất an thần tổng thể, có khả năng làm giảm sự co cứng cơ xương, giảm đau hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng của thoái hóa cột sống. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc như Baclofen, Cyclobenzaprine, Carisoprodol và Metropole
- Thuốc làm chậm thoái hóa: Một số thuốc như chondroitin, diacerein, glucosamine sulphate,… có thể tác động sâu vào hệ thống xương khớp, hỗ trợ tái tạo mô sụn, tăng mật độ xương. Đồng thời giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến cột sống và làm chậm quá trình thoái hóa.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Trường hợp các loại thuốc kể trên không có tác dụng hoặc tình trạng thoái hóa diễn tiến nặng, bắt đầu xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid. Thuốc giúp cải thiện trực tiếp cơn đau ở cột sống, giảm sưng viêm phù nề nhưng tiềm ẩn một số rủi ro như tổn thương hệ thần kinh, chảy máu, nhiễm trùng,…
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc Đông y
Tôi đã từng gặp một số người tỏ ra nghi ngại và khó có thể đặt niềm tin hoàn toàn vào phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Đông y. Cũng có nhiều người băn khoăn liệu đang uống thuốc Tây chuyển sang Đông y thì có hiệu quả không?… Nhìn chung, có rất nhiều vấn đề và thắc mắc xoay quanh việc sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh. Vì vậy với kinh nghiệm hơn 15 năm làm nghề khám chữa bệnh bằng Đông y, tôi xin giải thích rõ cho bà con về quan niệm và nguyên tắc chữa bệnh của Y học cổ. Đề từ đó, bà con có thêm hiểu biết và có cái nhìn khách quan hơn đối với phương pháp điều trị đã được ông cha ta lưu giữ từ ngàn năm nay.

Thoái hóa cột sống trong Đông y là bệnh thuộc chứng tý, nói rõ hơn là chứng bệnh kinh mạch tắc nghẽn không thông. Cụ thể, khi chính khí cơ thể suy yếu, tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) sẽ thừa cơ xâm nhập và khu trú tại cân cơ, kinh lạc, gây ra tình trạng khí huyết không thông. Từ đó khiến bì phu, cân cốt, xương khớp bị sưng đau, nhức mỏi, co cứng,…
Ngoài ra, bệnh cũng có thể bị gây nên bởi các yếu tố khiến can thận bị hư, can huyết hư tổn như tuổi tác, sinh đẻ, bệnh lâu ngày, ăn uống thiếu chất, lao động nhiều,… Khi thận hư sẽ làm tủy kém sinh, tủy không đủ lại khiến xương khớp nhanh bị hao mòn, suy yếu, phá hủy, biến dạng,…
Dựa trên nguyên lý bệnh sinh như vậy, các bài thuốc Đông y, trong đó có cả Bài thuốc gia truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh tôi, muốn điều trị bệnh hiệu quả cần tuân thủ 2 nguyên tắc chính, đó là:
- Thứ nhất là tập trung vào khử tà khí lưu trú trong xương khớp, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống, cường gân cốt… Từ đó giúp tiêu viêm giảm đau, kích thích tái tạo bao xơ, hỗ trợ phục hồi hệ xương khớp.
- Thứ hai là dưỡng huyết, bồi bổ tạng thận, nâng cao sức đề kháng cơ thể giúp phòng chống bệnh tật tái phát cho người bệnh.
Để làm được điều này, Bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh tôi sử dụng tới 4 thang thuốc nhỏ, nhằm tối ưu hiệu quả điều trị bệnh, gồm: Thuốc đặc trị đau khớp gối; Hoạt huyết bổ thận; Bổ gan, giải độc; Kiện tỳ ích tràng.

Các nguyên liệu trong bài thuốc không chỉ được gia giảm theo tỷ lệ bí truyền của dòng tộc Đỗ Minh mà còn được nhà thuốc tôi đầu tư vun trồng, chăm sóc, thu hái theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân như diễn viên hài Xuân Hình, cựu giáo viên Nguyễn Thị Hồng, ngư dân Hồ Văn Mạnh,… sau khi điều trị bằng Y học cổ tại Đỗ Minh Đường đều nhận được kết quả chữa bệnh tích cực, cải thiện rõ rệt tình trạng sưng đau, nhức mỏi, tê bì xương khớp.
Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng bà con cũng cần lưu ý việc sử dụng thuốc Đông y không thể tùy tiện nghe truyền miệng hay áp dụng theo kinh nghiệm hay đơn thuốc của người quen. Vì mỗi người có một thể bệnh khác nhau, liều lượng thuốc sẽ khác nhau. Nếu áp dụng không đúng cách, không những không có hiệu quả mà còn dẫn tới tác dụng ngược.
Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh của nhà thuốc tôi từng được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2 rồi. Bài thuốc hiện được nhiều người bệnh và chuyên gia đánh giá cao nên bà con yên tâm. Dưới đây là một phản hồi của người bệnh về bài thuốc, bà con tham khảo nhé.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc bệnh xuất hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, yếu cơ, teo cơ, rối loạn cơ tròn( rối loạn bài tiết), biến dạng cột sống,… Phẫu thuật giúp nắn chỉnh, định vị lại cột sống, cắt đứt cơn đau và khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
Trong giới hạn kiến thức của mình, tôi xin đưa ra một số phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống sau:
- Phương pháp cắt bỏ lá đốt sống: Đây là phương pháp thực hiện cắt 1 lớp mỏng phía sau đốt sống thắt lưng nhằm làm rộng ống sống, tạo không gian cho tủy sống cùng các dây thần kinh. Từ đó giúp giải phóng sự chèn ép thần kinh, giảm tình trạng viêm nhiễm và biến dạng đốt sống.
- Phương pháp cố định cột sống: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng mảnh ghép xương để hàn nối 2 hoặc nhiều đốt sống liền kề vào nhau, cố định cột sống. Kỹ thuật cố định cột sống giúp giảm đau, ngừa viêm sưng, nắn chỉnh cột sống, hạn chế tình trạng thoát vị và thoái hóa sâu,…

- Phương pháp cắt bỏ đĩa đệm: Phương pháp này thường được thực hiện bằng thủ thuật mổ hở hoặc nội soi qua da nhằm loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài. Từ đó giúp làm giảm áp lực thần kinh cột sống, hỗ trợ khôi phục biên độ vận động cho người bệnh.
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Bác sĩ sẽ dùng 1 đĩa đệm mới thay cho phần đĩa đệm bị bào mòn, thoát vị, tổn thương. Đây là phương pháp có khả năng làm giảm áp lực lên bề mặt khớp, rễ thần kinh và tủy sống, đồng thời giúp khôi phục đường cong sinh lý bình thường của cột sống.
Biện pháp phẫu thuật có hiệu quả tương đối cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lỏng khớp, nhiễm khuẩn, tổn thương thần kinh, tử vong,… Do đó, bà con nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật.
Trên đây là top 4 cách chữa thoái hóa cột sống phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Mỗi phương pháp lại có cách áp dụng và những đặc tính điều trị riêng. Hy vọng thông qua bài viết, bà con sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này. Và để đảm bảo sức khỏe bản thân của mỗi người, tôi khuyên bà con nên thăm khám sớm khi có dấu hiệu lạ để chủ động áp dụng phương án điều trị thích hợp và kịp thời. Còn nếu vẫn còn phân vân không biết đâu là phương pháp điều trị phù hợp thì bà con có thể trao đổi trực tiếp với tôi qua số cầm tay 0963 302 349 hoặc gửi tin nhắn vào trang facebook cá nhân Đỗ Minh Tuấn.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!