Top 3 Cách Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ [Đã Kiểm Chứng Rõ Ràng]
Chữa thoái hóa đốt sống cổ là một trong những vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm, đặc biệt là những người làm việc văn phòng. Bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ được điều này, hôm nay tôi sẽ dành thời gian để giải thích cho bà con hiểu rõ về 3 phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ phổ biến, được ứng dụng nhiều trong y học hiện nay.
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc
Điều trị thoái hóa không dùng thuốc là phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh thông qua việc thay đổi lối sống sinh hoạt, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao, tập vật lý trị liệu,… Chúng sẽ giúp loại bỏ dần các nguyên nhân cơ giới – những yếu tố thúc đẩy thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Đồng thời tác động tích cực lên cơ thể nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của đốt sống cổ, giảm đau nhức, tê mỏi hiệu quả và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Do đó, đây là biện pháp hữu hiệu nên được ưu tiên áp dụng cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc sử dụng kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu trong các trường hợp thoái hóa nặng. Cụ thể các biện pháp như sau:
Xây dựng lối sống khoa học
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường vô tình mắc phải nhiều thói quen xấu có tác động tiêu cực lên vùng đốt sống cổ. Điển hình như mang vác vật nặng trên vai cổ, giữ nguyên 1 tư thế khi ngủ, thức khuya, ít vận động, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, hút thuốc lá thường xuyên,… Những yếu tố này khiến quá trình phá hủy sụn khớp diễn ra mạnh mẽ, cấu trúc đốt sống dễ bị thay đổi,… dẫn đến thoái hóa sớm. Để bảo vệ xương khớp, hạn chế và ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ, bà con nên:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng có lợi cho xương khớp. Đặc biệt cần tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin A, D, K2… Bên cạnh đó, người bệnh nên giảm lượng đường, muối, mỡ, tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để hạn chế tình trạng viêm đau, thoái hóa ở khớp.
- Tránh thực hiện thường xuyên và liên tục các hoạt động gây căng cơ cổ, đồng thời phân bổ thời gian ngủ nghỉ ngơi hợp lý.
- Khi phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu thì nên thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, tay, vai thường xuyên… hoặc tự xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ gáy để làm mềm cơ xương.
- Chú ý tư thế nằm và gối, nệm, tránh dùng gối quá cao hay quá thấp, nệm, giường quá cứng. Ngoài ra, nên bố trí các đồ dùng trong nhà hợp lý, không để quá cao so với tầm với.
- Giữ ấm vùng vai, cổ đặc biệt là vào lúc giao mùa hay trời lạnh.
- Thường xuyên luyện tập thể thao vận động cơ thể. Lưu ý không nên tập luyện quá sức, tránh các động tác mạnh và đột ngột.

Tập vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như lực, nhiệt, điện, sóng siêu âm… tác động lên cơ thể người bệnh nhằm kháng viêm, giảm đau, hạn chế sự co thắt, căng cứng cơ và tăng tuần hoàn máu. Đồng thời giúp tăng sức bền cho các khối cơ hỗ trợ sự linh hoạt của vai gáy và khôi phục biên độ vận động của đốt sống cổ.
Một số phương pháp trị liệu thường được dùng trong điều trị thoái hóa gồm:
- Liệu hóa áp dụng nhiệt: Nhiệt có tác dụng làm giãn động mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ. Ngoài ra còn có khả năng giúp tăng sinh dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, giảm nhanh các cơn đau trong chứng đau mạn tính như thoái hóa. Một số phương pháp nhiệt trị liệu cụ thể như đắp Paraphin, chườm ngải cứu, chườm muối nóng,…
- Sử dụng sóng xung kích: Là phương pháp sử dụng sóng âm tác động vào cơ xương bị thoái hóa nhằm thúc đẩy tái tạo và phục hồi các mô và tế bào bị tổn thương, kích thích thần kinh cơ, giảm đau. Đồng thời khôi phục chức năng vận động cho người bệnh.
- Trị liệu laser: Sử dụng tia laser có bước sóng rộng thâm nhập vào vùng mô bị tổn thương, giúp giảm đau, chống sưng viêm, hạn chế sự co cứng cơ và hỗ trợ làm lành tổn thương 1 cách tự nhiên.
- Siêu âm: Phương pháp này giúp làm giảm sự co thắt cơ, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Đồng thời sóng siêu âm còn giúp làm mòn những điểm bị vôi hóa hay mọc gai xương dọc đốt sống cổ.
- Chiếu đèn hồng ngoại: Chiếu đèn hồng ngoại có tác dụng làm giãn huyết mạch, giải phóng sự căng cứng, co thắt khớp và tăng cường chuyển hóa tại chỗ. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả và thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp tự nhiên.

Chữa thoái hóa cột sống bằng mẹo dân gian tại nhà
Mẹo dân gian là các bài thuốc sử dụng thảo dược thiên nhiên nhằm cải thiện các chứng bệnh, được lưu truyền từ xa xưa. Tôi biết có nhiều người không tin vào hiệu quả trị bệnh của phương pháp này vì cho rằng không có căn cứ khoa học. Vậy tôi xin nói để bà con hiểu rõ hơn. Tác dụng của mẹo dân gian không chỉ được chứng minh qua thời gian mà một số loại thảo dược cũng đã được khoa học chứng minh về dược tính của chúng. Do đó bà con hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng những bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ lá lốt, ngải cứu, chìa vôi,…
Trong dân gian hiện lưu truyền một số vị thuốc tốt cho bệnh thoái hóa cột sống sau đây:
- Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt có tính ấm, tác dụng khử phong hàn, lưu thông khí huyết, chỉ thống. Ngoài ra, các thành phần được tìm thấy trong loại thảo dược này như flavonoid, alcaloid,…còn có khả năng chống oxy hóa, hạn chế sự phá hủy sụn khớp, làm chậm thoái hóa. Bà con có thể làm lá lốt ngâm rượu để xoa bóp hoặc sắc với nước uống đều được.
- Cây chìa vôi chữa thoái hóa cột sống: Chìa vôi theo Đông y có tính mát, giúp thanh nhiệt, tán huyết ứ, tăng tuần hoàn máu. Y học hiện đại cũng chứng minh vị thuốc này chứa hàm lượng thành phần hóa học đa dạng như phenolic, saponin, acid hữu cơ, acid amin, vitamin,…. có tác dụng triệt viêm, giảm đau, nâng cao khả năng chuyển hóa tại chỗ và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Chìa vôi thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để sắc lấy nước cốt uống hằng ngày.
- Mẹo dân gian từ ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, hạn chế sự xơ hóa, cường gân cốt, tăng biên độ vận động và giảm đau hiệu quả nhờ các thành phần hóa học như tanin, mineol, thyon,…. Cách đơn giản từ ngải cứu là xay ra chắt lấy nước cốt, sau đó cho thêm 1 ít mật ong, hòa tan và uống 2 lần 1 ngày.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc
Thoái hóa đốt sống cổ thường đi kèm với tình trạng viêm tích tụ và sự chèn ép rễ thần kinh cùng các mô lân cận. Biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài là hiện tượng sưng đỏ, đau nhức vùng vai gáy rồi lan sang các vùng khác như chẩm đầu, cánh tay,…yếu hoặc teo cơ, hạn chế vận động trong các tư thế cúi, ngửa,… Lúc này, để giảm đau nhanh chóng, triệt tiêu ổ viêm, duy trì khả năng vận động cũng như ngăn ngừa biến chứng, người bệnh sẽ cần phải sử dụng đến thuốc điều trị.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về nguyên tắc chữa bệnh và tác dụng của biện pháp điều trị này. Vì thế, tôi xin được giải thích rõ cách chữa thoái hóa đốt sống cổ C4, C5, C6 bằng thuốc Tây để giúp bà con có cái nhìn tổng quan nhất về hướng điều trị này. Đồng thời tránh sử dụng thuốc sai cách mà dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Nguyên tắc điều trị trong Tây y là làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, triệt tiêu ổ viêm, duy trì chức năng các đốt sống, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Do đó, việc dùng thuốc cần tuân theo các yêu cầu chung của bộ y tế về loại thuốc điều trị liều dùng tối đa, thời gian sử dụng, cân nặng, độ tuổi,… Và dưới đây là các loại thuốc thường xuất hiện trong đơn của bác sĩ:
- Thuốc giảm đau thoái hóa: Thường dùng là Acetaminophen, có tác dụng giảm đau do hiện tượng co hoặc căng cơ gây ra, hiệu quả trong thời gian ngắn và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu thuốc giảm đau thông thường sử dụng đơn lẻ không đem lại hiệu quả tốt, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp acetaminophen với 1 số loại thuốc khác như opiate yếu, thuốc giảm đau trung ương tramadol,… nhằm tăng hiệu quả chữa trị.
- Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Gồm có Gabapentin, pregabalin,… là các loại thuốc thường được dùng để phối hợp điều trị cho các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ có thoát vị đĩa đệm, chèn rễ thần kinh.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroids (NSAIDs): Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn thuốc giảm đau thông thường. Các dạng thuốc được dùng phổ biến là nhóm ức chế COX-1 (Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen…), nhóm ức chế COX-2 (Celecoxib, Arcoxia,…)… Tuy nhiên, cần lưu ý, nhóm ức chế COX-2 có thể gây hại cho người bị bệnh tim mạch và thuốc ức chế COX-1 có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

- Tiêm glucorticoid cạnh cột sống: Trong trường hợp bệnh thoái hóa tiến triển nặng, cơn đau ngày một tăng dữ dội và việc dùng thuốc đường uống không còn hiệu quả,… bác sĩ có thể thực hiện tiêm thuốc cạnh cột sống để cắt đứt nhanh triệu chứng, ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Thuốc chống thoái hóa khớp có tác dụng chậm: Phổ biến có Chondroitin, Glucosamine sulphate, Diacerein hay các chất không xà phòng hóa từ quả bơ và đậu nành (piascledine)… Thuốc có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa, giảm tác động hủy hoại sụn khớp, đồng thời giúp cải thiện cấu trúc đốt sống. Tuy nhiên, người bệnh phải dùng từ 3 – 6 tháng mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Các thuốc hỗ trợ khác: Ngoài các loại thuốc kể trên, bác sĩ còn có thể kê đơn cho người bệnh 1 số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ như thuốc bôi, xịt ngoài da, vitamin nhóm B, thuốc cải thiện tuần hoàn máu não,…
Khi dùng thuốc Tây y chữa bệnh, bà con cần lưu ý rằng thuốc chỉ có tác dụng khóa cơn đau tạm thời, không cải thiện được gốc rễ vấn đề. Đồng thời có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bà con nên cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc và phải tuyệt đối nghe theo mọi chỉ định của bác sĩ điều trị chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua dùng và kết hợp các loại thuốc với nhau.
Thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ thuộc chứng tý. Nói rõ hơn chính là chứng kinh mạch bị bế tắc, khí huyết kém lưu thông do một số nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể kết hợp gây nên. Khiến bì phu, cân cốt, xương khớp bị nhức mỏi, sưng đau. Nguyên nhân gây bệnh thường đến từ 2 yếu tố chính:
- Yếu tố ngoại nhân: Là các loại tà khí (gồm phong, hàn, thấp, nhiệt) nhân lúc chính khí cơ thể bị suy giảm sẽ xâm nhập và khu trú tại cân cơ, kinh lạc, xương khớp. Từ đó khiến khí huyết vận hành trong kinh mạch bị tắc nghẽn không thông gây sưng viêm, đau nhức ở các khớp đốt sống.
- Yếu tố nội nhân: Đây là các yếu tố làm khí huyết bị suy giảm, dễ dẫn đến can thận bị hư. Ví dụ như do tuổi già, mắc bệnh lâu ngày, sau sinh đẻ, lao động nặng nhọc, ăn uống không điều độ,… Lúc này, can thận bị hư suy, dẫn tới không chủ được cốt tủy, can huyết hư tổn sẽ kém nuôi dưỡng cân cơ, xương khớp. Tình trạng này lâu dần sẽ khiến gân cơ bị teo, xương khớp nhanh biến dạng và thoái hóa.

Đông y chữa bệnh bằng cách dựa trên cơ chế bệnh sinh. Do đó, để chữa thoái hóa đốt sống cổ, nguyên tắc chung của các bài thuốc Đông y – bao gồm cả Bài thuốc gia truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh tôi là tập trung vào khử tà khí, lưu thông khí huyết, bồi bổ tạng can thận, cân bằng cơ thể, cường gân cốt. Từ đó giúp tiêu viêm giảm đau, tái tạo xương khớp tự nhiên, đẩy lùi thoái hóa, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Để làm được điều này, bài thuốc xương khớp gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi sử dụng cùng lúc 4 phương thuốc nhỏ, gồm:
- Thuốc đặc trị thoái hóa: Gồm dây đau xương, vương cốt đằng, hy thiêm, gối hạc, phòng phong… có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn, tiêu viêm, giảm triệu chứng, thông kinh hoạt lạc.
- Thuốc bổ gan giải độc: Có thành phần gồm kim ngân cành, bồ công anh, diệp hạ châu, hạ khô thảo… Công dụng bổ gan, giải độc, thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan.
- Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Gồm có xích đồng, hạnh phúc, bách hộ cà gai, gắm… Công dụng bổ thận, ích tủy sinh huyết, mạnh gân cốt, tăng cường sức đề kháng.
- Thuốc kiện tỳ ích tràng: Thành phần gồm hoàng kỳ, phục linh, bạch truật, bạch thược, trần bì… Công dụng hòa giải can – tỳ, hành khí hóa ứ, nâng cao chức năng hệ tiêu hóa.
Đây chính là kết tinh của các bài thuốc trong Y học cổ truyền, được cụ cố 5 đời dòng họ Đỗ Minh tôi nghiên cứu, đúc kết và truyền lại. Thuốc được bào chế theo tỷ lệ vàng, phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.
Ngoài ra, để hiệu quả tối ưu hiệu quả chữa bệnh, các dược liệu dùng để làm thuốc đều được nhà thuốc tôi ươm trồng, thu hái chọn lọc và bào chế theo quy trình khép kín. Nhờ đó mà bài thuốc đã giúp điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân. Bà con có thể lắng nghe chia sẻ của nghệ sĩ Xuân Hinh, một trong những người bệnh từng chữa khỏi thoái hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc xương khớp Đỗ Minh:
Mặc dù vậy, cũng phải nói thêm rằng, liều lượng từng loại thảo dược sẽ được gia giảm theo tình trạng bệnh cụ thể của từng người. Vì vậy muốn có được kết quả điều trị tốt người bệnh vẫn cần phải thăm khám, tuyệt đối không nên nghe theo truyền miệng hay áp dụng kinh nghiệm của người khác. Và đặc biệt, trong quá trình điều trị phải kiên trì, không được bỏ dở thuốc.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị có khả năng cắt đứt nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Đồng thời giúp phục hồi và nâng cao chức năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp nhất định sau:
- Tình trạng đau nhức xảy ra liên tục và cơn đau trở nên dữ dội khiến người bệnh không cử động được vùng cổ gáy. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả rõ rệt.
- Thoát vị địa đệm đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh, khiến cổ cùng 2 tay, 2 chân bị của người bệnh đau nhức, tê liệt, teo cơ.
- Tủy sống, ống sống ở cổ bị chèn ép quá mức gây bại liệt cánh tay và làm xuất hiện tình trạng rối loạn chức năng sinh lý, tiểu tiện không kiểm soát.

Một số kỹ thuật mổ chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay gồm:
Phẫu thuật cột sống bằng phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp mổ truyền thống, có khả năng giải phóng sự chèn ép của các đốt sống cổ lên rễ thần kinh. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đốt sống, biến dạng đốt sống,… Do có mức độ xâm lấn cao, biện pháp này dễ gây nhiễm trùng vết mổ, mất máu, cơn đau kéo dài, tổn thương các mô mềm xung quanh,…
- Phương pháp mổ nội soi: Các bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ khoảng 1cm ở gáy và thực hiện phẫu thuật bằng ống trocar. Đây là phương pháp ít xâm lâm và có độ an toàn cao hơn kỹ thuật mổ hở do ít gây ảnh hưởng đến các cơ, mạch máu và dây thần kinh xung quanh.
- Phương pháp mổ và cố định cột sống: Khi tình trạng thoái hóa diễn tiến nặng làm đĩa đệm bị lệch gây biến dạng đốt sống, bác sĩ có thể yêu cầu mổ và cố định cột sống. Phương pháp này giúp loại bỏ phần thừa của đĩa đệm, đồng thời giúp nắn chỉnh lại cột sống bằng cách cố định lại với ốc vít và dây kim loại.
- Phương pháp thay thế đĩa đệm nhân tạo: Biện pháp này thường được áp dụng cho trường hợp thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh. Bác sĩ sẽ thay đĩa đệm nhân tạo vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương. Từ đó giúp giải phóng tủy sống cùng các rễ thần kinh, đồng thời tái tạo khả năng vận động cho vùng đốt sống cổ.
Trên đây là top 3 phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất hiện nay. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc gì, xin vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc gọi tới số hotline của tôi là 0963 302 349, tôi sẽ cố gắng giải đáp giúp bà con.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!