Chữa thoát vị đĩa đệm: Đâu là phương pháp hiệu quả nhất? Tuấn tôi sẽ tư vấn cho bà con

4.2/5 - (11 bình chọn)

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp, bài thuốc nào cho hiệu quả và triệt để là điều được nhiều người bệnh quan tâm. Không ít bệnh nhân tâm sự với tôi rằng vô cùng chán chường, thất vọng bởi chữa mãi không khỏi, tốn hàng chục triệu đồng mà bệnh tật đeo bám dai dẳng khiến họ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Hiểu được nỗi lo đó, hôm nay, tôi sẽ tổng hợp cho mọi người những cách chữa thoát vị đĩa đệm để mọi người có được sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và sức khỏe của mình. 

Chữa thoát vị đĩa đệm là vấn đề khiến không ít người bệnh “đau đầu” bởi không phải ai cũng dễ dàng lựa chọn đúng phương pháp điều trị ngay từ đầu. Thậm chí, có rất nhiều người bệnh thiếu kiến thức về cách chữa bệnh lý này dẫn đến việc điều trị sau này gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng, có thể kể đến như chữa bằng tây y, đông y, vật lý trị liệu… Tôi sẽ cung cấp cho mọi người thông tin chi tiết về lần lượt các phương pháp chữa bệnh thoát vị hiện nay, cùng theo dõi. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tây y

Sử dụng thuốc tây y để chữa bệnh thoát vị là cách phổ biến từ xưa đến nay. Theo tôi thấy, hầu hết người bệnh đều lựa chọn thuốc tây y ngay khi biết mình bị bệnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh chấm dứt cơn đau gây ra do thoát vị đĩa đệm chỉ sau thời gian ngắn khi dùng thuốc. Một số loại thuốc thường dùng trong chữa thoát vị đĩa đệm như: 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y là phương pháp được phần lớn người bệnh lựa chọn đầu tiên
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y là phương pháp được phần lớn người bệnh lựa chọn đầu tiên
  • Nhóm thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, NSAID,… có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng nhóm thuốc này để giảm những cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan…

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid  cũng được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh, trong đó, loại thường dùng để chữa thoát vị đĩa đệm là diclofenac và meloxicam. Theo chia sẻ của các chuyên gia tây y, để chữa thoát vị hiệu quả, cần sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng thuốc. 

Điển hình như thuốc diclofenac thường được dùng ở hàm lượng viên nén 25mg, 50mg, viên đạn 25mg, 100mg, ống tiêm 75mg/2ml, 75mg/3ml hay gel dùng ngoài 10mg/g. Tương tự thuốc meloxicam thường được dùng như dạng nén 7,5 mg, 15mg, dạng ống tiêm 15mg/1,5 ml,…

  • Nhóm thuốc thần kinh chữa thoát vị đĩa đệm

Một số loại thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng trong đơn thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như vitamin B1, B6, B12. Nhóm thuốc này cho tác dụng sản sinh máu, bổ thần kinh, tăng cường chuyển hóa năng lượng, giúp người bệnh vận động linh hoạt và nhẹ nhàng hơn. 

  • Sử dụng thuốc tiêm ngoài màng cứng

Theo tôi được biết, cách này thường được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gây nên đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, phương pháp tiêm này chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết và ở cơ sở y tế uy tín bởi màng cứng rất dễ bị tổn thương nếu thực hiện không đúng kỹ thuật. 

Tiêm ngoài màng cứng tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Tiêm ngoài màng cứng tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Cũng bởi sử dụng thuốc tây thường cho tác dụng nhanh chóng khiến nhiều người bệnh chủ quan, tự ý mua thuốc về dùng hay dùng lại các đơn thuốc cũ. Cũng không ít trường hợp dùng thuốc thấy giảm các triệu chứng rồi, cứ nghĩ khỏi bệnh nên tự ý dừng thuốc… Những trường hợp này khiến cho quá trình điều trị về sau gặp nhiều khó khăn hơn hoặc người bệnh phải đối mặt với các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây điều trị thoát vị. 

Với cương vị là một người thầy thuốc, từng chứng kiến nhiều trường hợp người bệnh dùng thuốc tây mãi không khỏi, tôi nhận thấy một số điều mọi người cần lưu ý khi lựa chọn thuốc là nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ, lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và điều trị.

Chữa thoát vị đĩa đệm dân gian tại nhà

Vốn sinh ra từ dòng họ có truyền thống nghề y, tôi được tiếp xúc với các vị thuốc nam từ nhỏ, thế  nên nói về các bài thuốc dân gian chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, tôi cũng nắm khá rõ. Sau đây,  tôi sẽ chia sẻ cho bà con một số mẹo đơn giản chữa bệnh thoát vị, bà con có thể tham khảo làm tại nhà.

  • Lá đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm

Đinh lăng có tác dụng an thần rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng, thải độc, chống viêm, đả thông kinh mạch. Đồng thời, trong tây y, vị thuốc này còn chữa nhiều hoạt chất như vitamin nhóm B, axit amin, tanin, saponin… có tác dụng giảm đau dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. 

Người bệnh lấy 1 nắm lá đinh lăng rồi rửa sạch, giã nát, sau đó cho lên chảo rồi sao nóng. Lấy túi vải bọc đinh lăng đã sao rồi chườm lên vị trí cột sống bị thoát vị khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Lưu ý khi thực hiện, nếu lá đinh lăng đã nguội thì có thể sao nóng lên rồi tiếp tục chườm. 

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Theo các tài liệu y học cổ truyền chép lại, lá lốt có tính ấm, có thể giữ ấm xương khớp và kích thích lưu thông máu qua khu vực bị thoát vị, nhờ đó mà tăng cường khả năng hồi phục nhanh hơn. Đồng thời, một số thành phần trong lá lốt còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt.

Lá lốt có tính ấm, cho tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Lá lốt có tính ấm, cho tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người bệnh lấy khoảng 40g lá lốt xay nhuyễn với nước, lọc qua rây để giữ lại nước cốt. Sau đó, cho thêm 300ml sữa tươi và đun sôi hỗn hợp trên, chia làm 2 lần uống trong ngày, cứ duy trì uống đều đặn trong khoảng 1 tháng để mang lại hiệu quả tốt. 

  • Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây trinh nữ

Trong đông y, cây trinh nữ (hay còn gọi là cây xấu hổ) là một vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp hay suy nhược thần kinh. Nếu người bệnh có sẵn vị thảo dược này ở nhà thì có thể áp dụng mẹo dân gian này để hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm. 

Người bệnh lấy khoảng 120g rễ cây trinh nữ, thái nhỏ và đem sao với 3 muỗng rượu trắng, sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu trong nồi đã khô lại. Sử dụng rễ trinh nữ vừa sao đun cùng 4 bát nước đến khi nước cạn còn phân nửa thì tắt bếp. Lấy nước uống 2 lần mỗi ngày, nên uống khi nước thuốc còn nóng để đạt hiệu quả cao. 

Nhìn chung, tôi thấy rằng các mẹo dân gian kể trên tương đối dễ thực hiện, các nguyên liệu đều có thể tìm được trong vườn nhà hoặc mua ở chợ, chi phí lại rẻ nên không gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần được thực hiện kiên trì mới có thể cho hiệu quả tốt và chỉ nên áp dụng với tình trạng bệnh nhẹ, bệnh chưa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng cho người bệnh. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Việt Nam là một đất nước có nhiều cây thuốc quý, giống như câu nói của Bs Nguyễn Hữu Trọng: “Người Việt ra ngõ gặp cây thuốc nhưng lại chết trên đống thuốc”. Vậy nên, một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được cha ông ta vận dụng từ xưa cho đến nay là thuốc đông y.

Theo các tài liệu cổ của Y học cổ truyền, chứng thoát vị đĩa đệm là chứng yêu thống, kinh lạc bị tắc nghẽn dẫn đến khí huyết kém, gây ra đau nhức ở các vùng cột sống và dây thần kinh. Từ đó, nguyên tắc chữa bệnh của đông y là đi sâu phục hồi các vùng đĩa đệm bị tổn thương, giúp giảm đau, cân bằng âm dương, bồi bổ các tạng để cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong. Một số bài thuốc mọi người có thể tham khảo như: 

Bài thuốc giúp giảm áp lực đĩa đệm, hỗ trợ hoạt huyết

  • Thành phần gồm: Phòng phong, địa hoàng, ý dĩ nhân, quế chi, tần giao, hoàng bá, rễ cỏ xước, uy linh tiên. 
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc, thêm 6 bát nước vào đun cùng. Mọi người chú ý đun nhỏ lửa, cho riu riu từ 30 – 45 phút rồi tắt bếp. Thuốc uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Tác dụng: Bài thuốc trên có tính cay ấm giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, hỗ trợ bào mòn khối thoát vị và hỗ trợ phục hồi vùng bị tổn thương. Bên cạnh đó, bài thuốc này kết hợp các thành phần thảo dược có tác dụng cung cấp dưỡng chất nuôi sụn khớp, kháng viêm, giảm đau rất tốt. Người bệnh bị thoát vị lâu năm, tái phát nhiều lần có thể sử dụng bài thuốc này kiên trì để cho hiệu quả tốt. 

Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm, đẩy lùi cơn đau thắt lưng

Đông y mang đến phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả sâu
Đông y mang đến phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả sâu
  • Chuẩn bị thành phần: Rễ ngưu tất (300g), ý dĩ (20g), đỗ trọng (20g) và 16g lá lốt. 
  • Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu kể trên cùng 4 bát nước vào nồi sắc, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp, Người bệnh uống 3 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. 
  • Tác dụng: Bài thuốc này cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng ở vùng cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng. Theo kinh nghiệm thăm khám của tôi, có khoảng hơn 85% bệnh nhân thoát vị thường gặp phải tình trạng đau nhức ở thắt lưng, bởi thế, bài thuốc này là “cứu cánh” rất hiệu quả cho tình trạng đó. 

Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp

  • Chuẩn bị dược liệu: Độc hoạt (9g), xuyên ô (9g), cát căn (9g), quế chi (9g), ma hoàng (9g), tế tân (9g), cam thảo (6g). 
  • Cách thực hiện: Thêm nước vào nồi đun chứa các thành phần dược liệu kể trên cho đến khi ngập hết dược liệu, đun nhỏ lửa đến sôi thuốc rồi tắt bếp. Người bệnh sử dụng hàng ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu người bệnh có thêm một số triệu chứng bệnh thận hư, có thể bổ sung vào bài thuốc một số  dược liệu như tang ký sinh, phục linh, phòng phong, xích thước, khương hoạt để vừa có thể khắc phục các triệu chứng bệnh thoát vị, vừa hỗ trợ điều trị thận hư. 
  • Tác dụng: Bài thuốc này còn có tên gọi khác là phụ tử ma hoàng quế chi thang, đi sâu vào điều trị cảm giác đau ở vùng lưng, lạnh buốt ở vùng thắt lưng, mệt mỏi khiến tay chân không có sức lực.

Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt

  • Thành phần: ý dĩ (30g), xương truật (12g), rễ cỏ xước (9g), tần giao (9g), hoàng bá (9g). 
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các thảo dược rồi cho vào nồi đất, thêm nước cho đến khi ngập hết thuốc, đun sôi trong khoảng 30 phút. Người bệnh uống thuốc mỗi ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Đối với những người có triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, hay sốt về chiều, có thể thêm một số dược liệu vào bài thuốc như: mộc qua (9g), thục địa (12g), câu kỳ (9g), tục đoạn (9g), mộc thông (3g), hải phong (9g), phục linh (12g). 
  • Tác dụng: Bài thuốc giúp người bệnh khắc phục tình trạng đau quặn vùng thắt lưng, cảm giác nóng và sưng phù phần lưng khiến bệnh nhân không thể nằm ngửa được. Đồng thời, bài thuốc này còn hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi, cảm giác bứt rứt, mất nước, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm.

Với kinh nghiệm của riêng bản thân và tham khảo ý kiến của các thầy thuốc khác trong giới đông y, tôi đều nhận thấy rằng cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y có chi phí thấp, lại an toàn với sức khỏe người bệnh bởi các thảo dược đều là thành phần 100% từ tự nhiên. Vì thế, người bệnh không cần lo lắng về các tác dụng phụ, bất kể tình trạng sức khỏe nào cũng có thể dùng được. 

Hiện nay, tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tôi áp dụng bài thuốc nam gia truyền hơn 150 năm tuổi để điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vi đĩa đệm. Đây là bài thuốc cổ phương được nghiên cứu bài bản từ truyền nhân đầu tiên của nhà thuốc tôi, qua hơn 1 thế kỷ, các thể hệ lương y đời sau đã gìn giữ, hoàn thiện và phát triển bài thuốc thảo dược. 

Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm Đỗ Minh Đường
Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm Đỗ Minh Đường

Bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm Đỗ Minh Đường được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên như vương cốt đằng, ngưu tất, phòng phong, cà gai, bồ công anh, ba kích, kim ngân cành, sài đất… Số thảo dược làm thuốc đều được tôi thu hái tại vườn nam dược sạch do nhà thuốc ươm trồng. Vậy nên, bài thuốc thảo dược chữa thoát vị đĩa đệm Đỗ Minh Đường hoàn toàn lành tính, dùng được với mọi đối tượng người dùng. 

Các vị thảo dược cùng kết hợp nhuần nhuyễn theo tỷ lệ vàng, đem lại hiệu quả cao nhất qua 4 loại thuốc: 

  • Thuốc đặc trị bệnh xương khớp: Hỗ trợ giảm đau, sơ thông kinh lạc, khu phong tán hàn, đặc trị bệnh về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận: Mang đến công dụng hiệu quả giúp tăng cường chức năng tạng thận, lưu thông khí huyết, ích tủy sinh huyết, mạnh gân cốt, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 
  • Thuốc bổ gan giải độc: Thuốc cho tác dụng giảm viêm sưng, tiêu trừ độc tố, dưỡng huyết, thanh nhiệt.
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Hỗ trợ bổ can thận, tăng cường chức năng tỳ vị và đại tràng. Điều trị chứng đau bụng, khó tiêu, giúp ổn định tiêu hóa để cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn. 

Hiệu quả bài thuốc của đơn vị đã được kiểm chứng qua thực tế hàng nghìn người bệnh. Trong đó có trường hợp của nghệ sĩ Văn Báu. Kể từ khi mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5, NSƯT Văn Báu thường xuyên bị đau nhức, cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần không tốt, cân nặng sụt nhiều. Và sau khi sử dụng 3 tháng uống thuốc  của nhà thuốc Đỗ Minh Đường kết hớp với 20 buổi châm cứu bấm huyệt, tình trạng bệnh của chú đã thuyên giảm đến 70%. Chú đi lại dễ dàng, hết hẳn đau buốt vùng lưng.

Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang của nhà thuốc tôi cũng từng được chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2 giới thiệu đến đông đảo khán giả truyền hình.

Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, không ít người bệnh có hỏi tôi về các phương pháp giúp làm giảm tình trạng đau nhức hoặc hạn chế sự tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc. Bằng những kinh nghiệm chuyên môn và quá trình nghiên cứu thực tế, tôi đúc rút được một số biện pháp như sau, mọi người có thể tham khảo. 

Liệu pháp sử dụng nhiệt làm giảm đau và căng cơ

Nhiệt nóng có tác dụng làm giãn các cơ, tăng tính đàn hồi ở các mô liên kết, hỗ trợ quá trình lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương do thoát vị gây nên. Trong khi đó, nhiệt lạnh có tác dụng đóng cơ, khiến các mô cơ co lại, hỗ trợ giảm viêm, chống sưng, dịu đau. Áp dụng liệu pháp nhiệt là một trong những biện pháp vừa dễ thực hiện tại nhà, vừa mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. 

Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp chườm bằng nhiệt tại nhà để chữa bệnh
Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp chườm bằng nhiệt tại nhà để chữa bệnh
  • Cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng chườm nóng: Bạn dùng một miếng đệm nóng, hoặc chai nước nóng đặt vào vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm trong khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần như vậy. Chú ý, trong quá trình thực hiện nên căn chỉnh nhiệt độ của miếng đệm hoặc chai nước cho thích hợp để không bị bỏng. 
  • Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cách chườm lạnh: Người bệnh lấy túi vải bọc đá lạnh hoặc sử dụng túi đựng đá chườm trực tiếp lên vị trí bị thoát vị trong khoảng 10 phút, cách làm này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để làm giảm tình trạng đau nhức. 
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng muối nóng: Trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân, tôi thấy rằng có khá nhiều người sử dụng biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm dân gian tại nhà này để làm giảm hiện tượng đau nhức. Người bệnh lấy một nắm muối lớn rang lên, gói vào khăn hoặc cho vào túi đựng rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng cột sống bị thoát vị. Khi rang muối cũng có thể cho thêm một số nguyên liệu như gừng tươi, lá ngải cứu, lá lốt để tăng công dụng điều trị. Những nguyên liệu kể trên đều có tính ấm nóng, cho tác dụng hỗ trợ giảm đau rất tốt. 
  • Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cách tắm nước ấm: Khi ngâm mình trong bồn nước ấm, kết hợp message nhẹ nhàng toàn cơ thể, sẽ giúp thư giãn, lưu thông khí huyết. Điều này hỗ trợ giảm đau rất tốt, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thư thái hơn. 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu và bài tập vận động

Có nhiều người bệnh nhắn tin, gọi điện hỏi tôi về phương pháp chữa bệnh thoát vị bằng vật lý trị liệu hay các bài tập. Phần lớn người bệnh đều lúng túng không biết lựa chọn bài tập nào, thực hiện ra sao? Hay đâu là phương pháp vật lý trị liệu tốt và phù hợp với bản thân? Sau đây, tôi sẽ giải thích tường tận và hướng dẫn chi tiết cho bà con. 

Các bài tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi vận động, não bộ của con người sẽ tiết ra nhiều endorphin cho tác dụng giảm stress hiệu quả, cải thiện tâm trạng rất tốt, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái và quên cơn đau. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cơ thể trở nên uyển chuyển hơn, các khớp, cơ giãn co linh hoạt, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. 

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để thực hiện tại nhà hàng ngày. 

Thực hiện những bài tập đơn giản tại nhà giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Thực hiện những bài tập đơn giản tại nhà giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bài tập hình cánh cung chữa thoát vị đĩa đệm: Người bệnh nằm úp sấp trên sàn rồi chống 2 tay xuống, dùng lực nâng phần thân lên mức cao nhất, giữ cho các bộ phận thân, lưng, tay nguyên tư thế như vậy trong 5- 10 giây rồi thả lỏng. Lặp lại động tác như thế khoảng 6 – 8 lần. Bệnh nhân có thể thực hiện động tác này vào buổi sáng hoặc lúc rảnh trong ngày.
  • Bài tập kéo trái tay: Đây là bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ được nhiều người thực hành hiện nay.  Người bệnh ngồi lên sàn với tư thế thẳng người, nghiêng cổ bên trái, lấy tay trái lên đặt lên đầu và kéo sát về bên trái để làm giãn cơ và khớp cổ. Giữ nguyên tư thế đó 10 giây rồi đổi bên. Cứ lặp lại động tác đó khoảng 10 lần. 
  • Bài tập rắn hổ mang:  Người bệnh có thể áp dụng bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng này vào buổi sáng sớm. Mọi người nằm úp xuống sàn, chống 2 tay lên sàn và nâng phần trước người lên mức cao nhất, kéo giãn cơ, giữ đầu và lưng thẳng, cứ giữ nguyên tư thế đó trong 5 giây rồi thả lỏng. 

Yoga chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm tác động trực tiếp lên hệ cơ, khớp, cột sống bị thoát vị, làm giãn và tăng tính đàn hồi giữa lớp sụn đệm cột sống. Từ đó giúp người bệnh giảm đau và phục hồi vùng cột sống bị tổn thương. Một số tư thế yoga chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người áp dụng hiện nay: 

  • Tư thế trẻ con: Người bệnh quỳ gối trên sàn (lưu ý ngồi trên gót chân), cúi gập người rồi duỗi phần thân trước ra, 2 bàn tay úp xuống mặt sàn. Bà con chú ý giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 phút và hít thở sâu. Sau đó, thả lỏng cơ thể và lặp lại động tác nhiều lần.
  • Tư thế châu chấu: Người bệnh nằm sấp xuống sàn, 2 tay kéo dãn và đặt dọc theo cơ thể, nâng các bộ phận ngực, đầu, cẳng chân, cánh tay lên khỏi mặt sàn, cẳng chân và cánh tay vẫn luôn được giữ thẳng. Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 30 giây rồi từ từ thả lỏng cơ thể. 
  • Tư thế cây cầu: Nằm ngửa xuống sàn, để 2 bàn chân chạm sàn, 2 tay duỗi theo thân người, nâng phần hông và bụng lên mức cao nhất để các cơ giãn ra, vai và phần tay vẫn tỳ xuống sàn. Lưu ý giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 phút rồi từ từ thả lỏng. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Áp dụng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn, phương pháp này cũng được các chuyên gia đánh giá cao. Một số biện pháp thường áp dụng như: 

Áp dụng vật lý trị liệu bằng châm cứu được nhiều người lựa chọn chữa thoát vị đĩa đệm
Áp dụng vật lý trị liệu bằng châm cứu được nhiều người lựa chọn chữa thoát vị đĩa đệm
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là liệu pháp dùng lực từ các ngón tay tác động lên huyệt, vị trí bị thoát vị  để hỗ trợ làm giãn các mạch, tăng cường khả năng lưu thông máu để kháng viêm, ngăn ngừa phù nề. 
  • Châm cứu: Biện pháp này sử dụng kim châm vào một điểm trên vùng da, nơi có thể tiếp xúc với các huyệt gần vị trí vị thoát vị đĩa đệm. Liệu pháp này giúp các tế bào ở khu vực bị tổn thương sản sinh ra steroid giảm đau, thúc đẩy quá trình tự chữa ở người bệnh. Đồng thời, liệu pháp châm cứu cũng hỗ trợ làm giãn các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Thủy châm: Đây là hình thức sử dụng thuốc tiêm vào các huyệt đạo,  giúp cho thuốc thẩm thấu và tác dụng sâu hơn. Phương pháp này được xem là sự kết hợp giữa tây y và đông y, vừa giúp chữa bệnh hiệu quả, vừa hỗ trợ người bệnh thông kinh lạc, bổ khí huyết. 
  • Cấy chỉ: Phương pháp này có thể hiểu một cách đơn giản là dùng 1 đoạn chỉ để cấy vào các huyệt đạo, giúp kích thích quá trình chuyển hóa và lưu thông khí huyết ở quanh khu vực đó.  Phương pháp này giúp tế bào sản sinh ra các chất giảm đau và hỗ trợ giảm lượng axir uric trong máu, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Phương pháp thủy liệu: Biện pháp này thường được thực hiện theo 2 cách là thủy liệu bằng nước nóng và thủy liệu bằng nước lạnh. Dưới sự tác động của nhiệt và áp lực nhẹ nhàng của nước, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 

Những biện pháp vật lý trị liệu kể trên giúp người bệnh cải thiện tình trạng cơ cứng, đồng thời, dây chằng, gân, khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt. Tuy nhiên, khi thực hiện vật lý trị liệu điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.

Nếu bà con vẫn còn hoài nghi về phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm thì có thể liên hệ trực tiếp đến tôi. Bởi bên cạnh điều trị bằng bài thuốc nam gia truyền của dòng họ, chúng tôi cũng áp dụng những phương pháp như châm cứu, bấm huyệt, thủy châm… chữa bệnh xương khớp cho người bệnh, trong đó có thoát vị đĩa đệm. 

Minh chứng cho hiệu quả của phương pháp kết hợp thuốc và vật lý trị liệu là trường hợp nghệ sỹ Xuân Hinh. Chú Hinh đã khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ sau 2 tháng áp dụng theo liệu trình của tôi. Ngoài ra, còn có trường hợp chú Đăng (Lâm Thao, Phú Thọ), bệnh nhân từng phải ngồi xe lăn đến nhà thuốc khám. Vậy mà sau khi dùng thuốc nam Đỗ Minh Đường cùng 24 buổi vật lý trị liệu, chú đã có thể tự sinh hoạt và phụ giúp gia đình. 

Nghệ sỹ Xuân Hinh và nhiều người bệnh đã khỏi bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường
Nghệ sỹ Xuân Hinh và nhiều người bệnh đã khỏi bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường

Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp khỏi bệnh, tôi cũng đã từng trực tiếp khám chữa cho nhiều người bệnh nặng hơn, chạy chữa, thăm khám nhiều nơi vẫn không khỏi. Thế mới thấy, việc tìm “đúng thấy đúng thuốc” nó quan trọng như thế nào. 

Vậy nên, thân là một lương y, tôi khuyên bà con không nên chủ quan xem nhẹ bệnh, cũng bỏ ngay tâm lý “tự chẩn tự chữa”, có bệnh thì nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, cứu chữa kịp thời. 

Nếu bà con có bất  kỳ sự thay đổi, khó chịu nào về tình trạng sức khỏe hoặc thắc mắc về bệnh, mọi người có thể liên hệ trực tiếp cho tôi qua blog này, hoặc qua các địa chỉ: 

Đánh giá bài viết

4.2/5 - (11 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Đau nhức là tình trạng thường gặp của các bệnh nhân

Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng đĩa đệm cổ chệch ra ngoài cột sống

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh cần biết

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị...

Hình ảnh rách vòng xơ đĩa đệm

Rách vòng xơ đĩa đệm: Dấu hiệu và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm: Dấu hiệu và cách điều trị

TÌm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tốt nhất hiện nay

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Hiệu Quả [Chi Tiết]

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Hiệu Quả [Chi Tiết]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua