Đau họng uống gì để giảm đau nhanh và hiệu quả? TOP 15 thực phẩm không thể bỏ qua!
Đau họng uống gì là câu hỏi vô cùng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con, bởi đây là bệnh lý rất dễ mắc phải, nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Tuy nhiên, giờ đây bà con không cần phải lo lắng nữa, bài viết này tôi sẽ chỉ dẫn mọi người cách chữa trị đau họng vô cùng đơn giản, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí của bạn.
Đau họng uống gì? – 15 mẹo giảm đau họng tại nhà CỰC NHANH
Khi bản thân hay người nhà bị viêm họng, rất nhiều bà con đã lựa chọn phương pháp giảm đau tại nhà bằng những mẹo dân gian. Bởi phương pháp này rất dễ thực hiện, chỉ với những nguyên liệu đơn giản, gần gũi, không hề phức tạp mà đem lại hiệu quả cao, đặc biệt không lo gây tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu bà con nào là người ghét phải uống thuốc, hãy thử tham khảo và áp dụng các mẹo làm giảm đau họng nhanh chóng tại nhà dưới đây. Tôi đã tổng hợp lại cụ thể từng mẹo rồi.
Đau họng uống gì – Chữa viêm họng tại nhà bằng mật ong
Đau họng uống gì là câu hỏi tôi nhận được khá nhiều từ người bệnh. Theo y học hiện đại, mật ong không những có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chống nấm hiệu quả. Còn theo quan niệm Đông y, mật ong có tính bình, có vị ngọt thanh và là thành phần trong rất nhiều bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng. Bởi lẽ mật ong có công dụng bổ phế, kháng viêm và giải độc rất tốt.

Bà con thực hiện bài thuốc này bằng cách sử dụng một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ pha cùng với nước ấm, duy trì uống từ 3 – 5 lần mỗi ngày. Sau 3 ngày, các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát hay sưng tấy cổ họng giảm đi rõ rệt.
Để tăng tính hiệu quả, bà con cũng có thể kết hợp mật ong cùng với gừng tươi, hành tây hay tiêu đen để uống. Phương pháp này giúp làm long đờm và khiến cho bạn dễ thở hơn.
Chữa viêm họng hiệu quả bằng nước gừng
Gừng vốn là nguyên liệu quen thuộc của rất nhiều bài thuốc giúp trị ho và giảm đau họng nhanh chóng. Sở dĩ như vậy là do gừng có tính ấm, không những có tác dụng diệt khuẩn tại vùng viêm nhiễm mà còn có tác dụng bổ phế, cải thiện sức đề kháng rất tốt cho người bệnh.

Ngoài việc kết hợp gừng với mật ong như trên, bà con bị đau họng có thể sử dụng gừng theo 3 cách sau:
- Trà gừng: Bà con dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập, sau đó bà con bỏ vào cốc nước nóng. Bà con để khoảng từ 5 – 10 phút cho hoạt chất trong gừng tan vào nước rồi thêm nước chanh, mật ong khuấy đều, rồi uống khi còn ấm. Để giúp giảm nhanh đau họng và cải thiện sức khỏe hiệu quả, bà con nên sử dụng trà gừng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Gừng và hành củ: Bà con dùng khoảng 60g gừng cùng với hành khô đem thái nhỏ, sau đó đun sôi cùng nước. Tiếp tục, bà con đem nước đi xông mũi, miệng khoảng 15 – 20 phút. Phương pháp này, bà con nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày là đạt hiệu quả cao nhất.
- Gừng sử dụng với muối: Với phương pháp này, bà con dùng gừng tươi rửa sạch rồi đem giã nát và trộn với muối tinh. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng tới khi bà con không còn thấy mùi vị thì nhả ra rồi súc miệng với nước ấm. Chỉ cần thực hiện việc này trong vài ngày liên tục là các triệu chứng viêm họng của bà con sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.
Lá tía tô trị bệnh an toàn
Trong nghiên cứu của y học hiện đại, lá tía tô chứa rất nhiều tinh dầu, hạt chứa nước, khoáng chất, protein,… rất tốt cho hệ miễn dịch, đặc biệt là sức đề kháng và sức khỏe cho tai – mũi – họng.
Còn theo tài liệu Đông y mà tôi đọc được, tía tô có vị cay, tính ấm, tính diệt khuẩn, kháng viêm, giúp thanh lọc cơ thể, bổ phế rất tốt. Chính vì thế, loại lá này thường được bà con sử dụng để giảm đau họng.
Với lá tía tô, bà con có thể áp dụng 2 cách sau:
- Nước lá tía tô: Bà con dùng lá tía tô, lá trà xanh, đại táo, mận tươi giã nhuyễn rồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Đợi đến khi nguội, bà con chắt lấy nước để uống, mỗi ngày uống 3 lần cho tới khi khỏi bệnh.
- Cháo tía tô: Cháo tía tô không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng người bệnh. Bởi vì cháo ở dạng mềm, đi qua cổ họng dễ dàng mà không gây ma sát với cổ họng đang bị tổn thương, nên đây cũng là mẹo giúp giảm viêm họng tốt cho người bệnh.
Cách giảm đau viêm họng tại nhà bằng tỏi – Đau họng uống gì
Đông y nhận định, tỏi có vị cay, tính ấm, mùi hắc, hơi độc có tác dụng kiện tỳ, khai vị, thông sướng ngũ tạng, giải thử khí, tiêu đờm, tiêu thũng, tiêu nhọt, trừ giun, sát trùng,… Bởi vậy, tỏi được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là chữa đau họng.

Để điều trị đau họng theo cách này, bà con có thể áp dụng 4 cách sau:
- Tỏi tươi trộn với mật ong: Bà con lấy tỏi tươi, bóc bỏ sau đó cắt nhỏ rồi trộn cùng với mật ong. Ở phương pháp này, bà con ăn khoảng 1 – 2 thìa hỗn hợp tỏi mật ong mỗi ngày, thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bà con có thể chỉ cần lấy 1 – 2 tép tỏi nhai sống và nuốt.
- Tỏi nướng: Bà con dùng 3 tép tỏi chưa bóc vỏ để nướng bên ngoài. Sau đó, bỏ ra bóc vỏ và lấy phần bên trong để vào chén, thêm ít nước ấm rồi xay ra. Bà con dùng nước này để uống giúp giảm đau viêm họng hiệu quả.
- Tỏi và mật ong cách thủy: Bà con đập dập tỏi và thêm mật ong vào rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Đến khi hỗn hợp nguội bớt, có thể ăn cả bã và nước. Để có hiệu quả tối ưu nhất, bà con nên ăn mỗi ngày 3 lần, trước khi ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày.
- Tỏi ngâm mật ong: Bà con dùng tỏi dập ngâm với mật ong ít nhất trong 3 ngày. Sau đó lấy ra sử dụng, bà con uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần lấy khoảng 3 thìa tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm.
Tuy nhiên, sau khi áp dụng các phương pháp này, bà con nên đi đánh răng để cải thiện hơi thở của mình. Những người bị âm hư, viêm thận, đau mũi, nội nhiệt, hay đau răng đều không nên dùng tỏi để điều trị viêm họng.
Đau họng uống gì? – Nước cam
Vì sao đau họng uống nước cam tốt? Bởi vì trong thành phần của nước cam có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C. Đây là loại khoáng chất rất tốt cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bà con có thể dùng quả cam vắt lấy nước nguyên chất rồi hòa cùng ít đường sao cho vừa miệng rồi uống. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày sẽ giúp bà con giảm nhanh các triệu chứng đau họng mà không cần phải tốn nhiều tiền để mua thuốc điều trị.
Đau họng uống gì – Uống thật nhiều nước mỗi ngày
Một việc làm rất bình thường nhưng lại là một cách giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại ở cổ họng của bạn, đó chính là uống nhiều nước mỗi ngày.
Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước sẽ giúp cho bà con tránh được rất nhiều bệnh lý khác mà không chỉ là đau họng. Nước cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động sống và trao đổi chất diễn ra. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, sức đề kháng của bạn cũng dần được ổn định và nâng cao. Ngoài nước lọc, bà con có thể uống một số loại nước trà, nước hoa quả khác.
Súc miệng bằng nước muối
Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu phổ biến nhất mà những người bị đau họng đều nên áp dụng. Chúng ta đều biết muối có tính kháng khuẩn và kháng viêm tốt, do vậy chỉ cần bà con lấy ít muối tinh sạch hòa vào ly nước ấm rồi súc miệng thường xuyên là sẽ loại bỏ ngay rất nhiều vi khuẩn trong niêm mạc họng của mình.

Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng thông đờm, bà con cũng vì vậy mà cảm thấy dễ thở, đỡ đau họng hơn. Để đảm bảo độ tinh khiết của dung dịch, bà con nên mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc. Người bệnh nên thực hiện việc này 3 lần trong ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Chữa đau họng bằng dầu Oregano
Loại dầu Oregano có hiệu quả chống lại các loại virus, vi khuẩn, nấm men. Đây là ba nguyên nhân chính gây đau họng. Bởi vậy, loại dầu Oregano này khả năng làm giảm bớt các triệu chứng ho liên quan quan đến viêm họng và viêm phế quản, đặc biệt giúp giảm đau họng hiệu quả.
Bà con hãy thử nhỏ vài giọt dầu Oregano vào miệng rồi nuốt từ từ để giúp các hoạt chất có thời gian thẩm thấu tốt hơn nhé. Điều này sẽ giúp giảm đau họng đáng kể cho bà con đó.
Nhai lá húng quế
Lá húng quế không chỉ được dùng làm gia vị, mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh lý. Theo quan điểm Đông y, là húng quế có mùi thơm, tính ấm, rất tốt để sát khuẩn, sát trùng và nấm mốc. Bởi vậy, húng quế thường có mặt trong những bài thuốc trị các bệnh như sốt, đau răng, chống trầm cảm. Đặc biệt, khi nhai lá húng quế thường xuyên cũng là phương pháp chữa đau họng hiệu quả mà bà con không nên bỏ qua.
Ngoài việc nhai rồi nuốt trực tiếp, bà con còn có thể áp dụng phương pháp sử dụng khoảng 10 – 15g lá húng quế tươi, rửa sạch rồi cho vào nước ấm rồi sắc lên với nước. Người bệnh dùng nước này để uống hàng ngày sẽ thấy được rõ hiệu quả mà nó mang lại.
Sử dụng Chanh – Đau họng uống gì?
Cũng giống như cam, chanh chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C có công dụng tăng cường hệ miễn dịch. Bởi vậy, các tế bào bạch cầu trong cơ thể như được tiếp thêm sức mạnh để chống lại các mầm bệnh.

Chanh có khả năng làm tan đờm và giảm đau ở cổ họng rất tốt. Do đó, việc uống một cốc nước chanh ấm mỗi ngày sẽ giúp bà con giảm cơn đau họng đáng kể.
Bà con có thể dùng chanh mật ong bằng cách pha nước cốt chanh vào ly với 1 – 2 muỗng mật ong tùy ý. Bà con nên thực hiện phương pháp này hàng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.
Muối Epsom
Khi bị đau họng, ho hay cảm sốt, bà con có thể sử dụng muối Epsom để khắc phục triệu chứng này bằng cách lấy một lượng muối Epsom vừa đủ vào bồn tắm để hòa cùng với nước rồi tắm.
Mỗi lần thực hiện, bà con ngâm mình trong nước muối khoảng 30 phút. Sau đó tắm lại bằng nước sạch, rồi lau khô và mặc quần áo. Biện pháp này tuy không tác động trực tiếp vào bên trong cơ thể nhưng lại giúp cho mọi người cảm thấy cơ thể dễ chịu, tinh thần thoải mái và từ đó giảm bớt áp lực, khó chịu khi bị đau nhức họng.
Hành tây giúp giảm đau họng hiệu quả ngay tại nhà
Việc uống nước hành tây hoặc dùng nó để chế biến thành các món ăn cũng giúp giảm đau họng hiệu quả. Bởi lẽ trong hành tây có chứa nhiều hoạt chất flavonoid – chất được ví như là loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa tốt.
Bên cạnh đó, đây còn là loại củ chứa nhiều vitamin C, các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, việc ăn hành tây thường xuyên không chỉ có tác dụng giảm đau do viêm họng gây ra mà còn giúp bạn có thể ngăn ngừa tốt nhiều bệnh lý khác.
Cách giảm đau họng bằng hạt mè
Bà con sử dụng hạt mè kết hợp với mật ong, hạt lanh trộn lại để ăn trước khi đi ngủ. Việc áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ giúp cơn đau họng cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng mè để trị đau viêm họng bằng cách chế biến hạt mè thành dầu mè để ngậm và nuốt từ từ. Để khắc phục triệu chứng đau viêm họng này, bạn nên kiên trì thực hiện liên tục trong 3 ngày.
Tinh dầu bạch đàn
Một trong những mẹo nhỏ giúp bà con thoát được cảm giác khó chịu do đau họng gây ra một cách nhanh chóng mà chẳng tốn nhiều thời gian là xông hơi bằng tinh dầu bạch đàn.
Mẹo này thực hiện rất đơn giản, chỉ cần bà con chuẩn bị một cốc nước sôi đun nóng, rồi cho thêm một lượng tinh dầu vừa đủ vào, sau đó hít hơi nước bốc lên từ trong nồi. Bạn hãy áp dụng hàng ngày để nó mang lại tác dụng tốt nhất, ngoài giảm cảm giác đau họng thì liệu pháp xông hơi nói chung đều tốt cho tâm trạng.
Cách chữa viêm họng bằng rau diếp cá
Theo quan điểm Đông y, diếp cá có vị chua, tính mát, giúp giảm sưng viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm. Vì vậy, diếp cá không chỉ để chữa các bệnh như viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, mà còn được sử dụng để điều trị đau họng. Dưới đây là 2 cách giảm đau họng bằng rau diếp cá:
- Diếp cá với mật ong: Bà con xay nhuyễn lá diếp cá đã được rửa sạch cùng với nước đun sôi để nguội. Sau đó, bà con chắt lấy nước cốt và pha thêm 3 thìa mật ong, chia làm 3 phần và uống trong ngày. Bà con uống liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Diếp cá và muối ăn: Bà con giã nát rau diếp cá với một ít muối rồi khuấy đều với khoảng 200ml nước sôi để nguội. Bà con lọc lấy nước cốt rồi uống mỗi ngày 2 lần.
Việc chữa viêm họng tại nhà bằng những mẹo dân gian được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu, giúp giảm nhanh triệu chứng đau họng hiệu quả. Phần lớn các cách chữa này đều sử dụng những nguyên liệu, thảo dược tự nhiên, rất an toàn và lành tính cho bà con. Bởi vậy, những mẹo này rất phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú – đây là những người có sức đề kháng kém, cần thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh.
Xem thêm: Nước điện giải là gì và công dụng đối với sức khỏe
Lưu ý khi sử dụng những loại nước giảm đau họng
Tương tự như nhiều cách điều trị các bệnh tại nhà khác, hầu hết các mẹo dân gian giúp giảm đau họng chỉ phù hợp với những người bị bệnh nhẹ, hoặc có tác dụng hỗ trợ giảm đau họng. Vì vậy, bà con không nên phụ thuộc hoàn toàn vào việc áp dụng mẹo dân gian khi tình trạng đau họng nặng hay kéo dài. Nhằm phát huy tốt nhất trong quá trình điều trị đau họng, ngoài vấn đề đau họng uống gì, tôi khuyên bà con cần lưu ý một số điều như sau:
- Hiệu quả của các mẹo mẹo dân gian không phải lúc nào cũng chắc chắn, phương pháp này còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Do đó với người này, mẹo dân gian mang lại hiệu quả tích cực, song với người khác có thể chưa chắc đã đạt hiệu quả tốt như vậy.
- Nếu bà con lạm dụng nhiều một sản phẩm điều trị đau viêm họng sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ không hề tốt cho sức khỏe. Giả sử như nếu bạn dùng quá nhiều gừng có thể gây nóng trong, táo bón, hay những triệu chứng nặng hơn.
- Việc lựa chọn và sơ chế nguyên liệu cũng có phần ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả của bài thuốc. Thậm chí, nếu sơ chế hay thao tác không đúng cách, bà con có thể cũng vô tình đưa thêm vi khuẩn vào cơ thể, từ đó gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của của chính mình.
- Khi tình trạng đau họng không tiến triển sau khi áp dụng những mẹo dân gian tại nhà, bà con nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, bệnh nặng hơn.
Song song với việc điều trị đau họng, bạn cũng cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ tốt nhất cho việc đẩy lùi bệnh đau họng:
- Bà con bị đau viêm họng nên chủ trương sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nuốt để hạn chế sự kích thích cổ họng. Ngoài ra, những món ăn, đồ uống ấm nóng cũng rất tốt cho việc giảm đau họng.
- Một số nhóm thực phẩm giúp bà con cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời có lợi đối với cổ họng đang bị tổn thương như: mì, bún nước, cháo, các món tráng miệng làm từ gelatin (rau câu, thạch,…), sữa chua, rau xanh đã nấu chín, nước ép trái cây, sinh tố, canh, súp,…
- Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế và tránh những thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cho cổ họng hoặc rất cứng để nuốt như: những món ăn có vị nồng, chua, cay, những loại nước ngọt giải khát (soda, coca, pepsi,…), thức uống chứa chất kích thích (cà phê, bia, rượu,…), thực phẩm khô (khoai tây chiên, khô gà, bắp rang bơ,…).
- Trường hợp hy hữu, sữa và các thực phẩm làm từ sữa cũng có nguy cơ làm gia tăng lượng đờm ở cổ họng. Vì vậy, bà con cần phải tăng tần suất vệ sinh cổ họng, vô tình sẽ gây kích thích thêm ở bộ phận này.
Trên đây là những cách điều trị đau họng được nhiều người áp dụng hiệu quả, là kinh nghiệm rút ra để trả lời cho câu hỏi “đau họng uống gì?”. Nếu bà con còn phân vân chưa biết nên áp dụng phương pháp nào để chữa dứt điểm đau họng, chưa chắc chắn được đau họng uống gì thì có thể nhắn tin qua blog hoặc facebook Đỗ Minh Tuấn. Ngoài ra, có thể liên hệ qua số điện thoại của tôi 0984 650 816 hoặc đến địa chỉ số nhà 37A, ngõ 97 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội để thăm khám trực tiếp, tôi sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc về bệnh. Chúc bà con luôn thật nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!