Đau Mu Bàn Chân Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả

5/5 - (4 bình chọn)

Đau mu bàn chân là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, triệu chứng này gây ra sự không thoải mái, đau đớn và tác động đáng kể đến hoạt động hàng ngày của bà con. Đối mặt với tình trạng này, nhiều người thường tỏ ra chủ quan, cho rằng đau chỉ kéo dài vài ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đau mũi chân thực sự có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm mà mọi người không nên xem thường.

Đau mu bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?
Đau mu bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân đau mu bàn chân là gì?

Đau nhức mu bàn chân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, để chữa khỏi tình trạng này, trước hết bà con cần xác định được lí do tại sao mình bị đau mu bàn chân. Dựa theo kiến thức và kinh nghiệm trong nghề, tôi rút ra được nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này gồm những yếu tố sau đây:

Do các yếu tố tác động từ bên ngoài

Đau mu bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân bên ngoài gây ra, và đa số các bạn gặp tình trạng này là do vận động quá mức. Có thể là do bà con gặp phải tai nạn, lao động quá sức không đúng cách, hoặc chơi những môn thể thao phải sử dụng chân nhiều nhưng không đúng kỹ thuật như bóng đá, điền kinh, bóng rổ, quần vợt,… Những điều này rất dễ khiến cho bà con bị trật khớp, bong gân, thậm chí là gãy xương và là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương mu bàn chân.

Ngoài ra, việc côn trùng đốt vào mu bàn chân khiến nọc độc của chúng lan tỏa tại các khu vực chân của bà con cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm và nhiễm trùng da ở vùng mu bàn chân.

Giày cao gót gây đau mu bàn chân cho phái nữ
Giày cao gót gây đau mu bàn chân cho phái nữ

Một nguyên nhân khác cũng rất phổ biến và dễ gặp đặc biệt ở các bạn nữ đó là do khi mang giày cao gót quá cao, giày không vừa với kích vùng chân của chị em bị căng cơ hoặc chèn ép lên ngón chân khiến bị sưng tấy, rất dễ làm bạn bị đau nhức mu bàn chân đó nhé!

Đau mu bàn chân do bệnh lý

Các bệnh lí về xương khớp như viêm khớp, đau khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nứt xương, thoát vị đĩa đệm,… gây ra những cơn đau ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, ngón chân,…

  • Các bệnh liên quan đến dây thần kinh: Đau mu bàn chân có thể là do các dây thần kinh như: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép các dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa kèm theo những triệu chứng như cảm giác bị tê, nhức nhối hoặc mất cảm giác ở chân, bắt đầu từ ngón chân và tăng dần lên về phía trên.
  • Các bệnh liên quan quan đến mạch máu: Một số bệnh liên quan đến mạch máu như viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul (co mạch), u cuộn mạch,… khiến máu không thể lưu thông đến các cơ, từ đó gây vấn đề đau nhức tại các khớp.
  • Bệnh gout: Một số bà con mắc bệnh gout cũng có biểu hiện đau nhức mu bàn chân. Ban đầu bệnh gây đau ngón chân cái, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, sưng bàn chân, cơn đau này xuất hiện về đêm với cường độ đau tăng dần. Tuy nhiên, nếu không điều trị một cách kịp thời và đúng phương pháp, bệnh này có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến các khớp bị biến dạng, u cục mọc lên.

Cách xử lý khi bị đau nhức phần mu bàn chân

Vì bàn chân là bộ phận hết sức quan trọng nâng đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể nên một chấn thương nhẹ ở chân cũng có thể trở nặng nếu bạn không được điều trị kịp thời và chính xác. Bởi vậy, nếu bị đau mu bàn chân, bà con nên tìm cách điều trị thích hợp trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Một số mẹo dân gian điều trị tại nhà đơn giản

  • Cho đôi chân nghỉ ngơi: Khi bị đau mu bàn chân, bà con cần hạn chế sử dụng việc tác động lực đến bàn chân càng ít càng tốt, tránh cho chân chịu lực. Bạn cố gắng di chuyển ít nhất có thể trong những ngày đầu xuất hiện triệu chứng bệnh nhé!
Cho đôi chân nghỉ ngơi để giảm đau nhức nhanh chóng
Cho đôi chân nghỉ ngơi để giảm đau nhức nhanh chóng
  • Chườm đá: Bà con hãy bắt đầu bằng việc chườm túi đá lên mu bàn chân tối đa 20 phút mỗi lần, mỗi ngày làm từ 3 – 5 lần trong 3 ngày sau chấn thương. Lưu ý bạn cần thực hiện cách khoảng 90 phút giữa mỗi lần chườm đá. Việc làm này sẽ giúp bà con giảm sưng và làm tê liệt cơn đau.
  • Ép: Phương pháp này là quấn băng thun quanh mu bàn chân bị tổn thương. Nhưng lưu ý đừng quấn quá chặt, vì như vậy sẽ khiến chân bà con có thể bị tê hay ngón chân có thể bị chuyển sang màu xanh.
  • Nâng: Phương pháp giúp chữa đau mu bàn chân này được khá nhiều người sử dụng, bà con có thể thực hiện bằng cách giữ cho bàn chân bạn cao hơn mức tim bằng một chồng gối hay một cấu trúc nâng đỡ khác mỗi khi có thể.
Giảm đau hiệu quả với nước muối ấm pha gừng
Giảm đau hiệu quả với nước muối ấm pha gừng
  • Ngâm chân vào nước muối ấm có pha gừng: Một trong những mẹo giúp chữa đau mu bàn chân hiệu quả là ngâm chân với nước muối ấm có pha gừng khoảng 15 – 30 phút vào mỗi buổi tối để giảm đau, đào thải các độc tố và ngủ ngon. Phương pháp này không chỉ giúp bà con thư giãn, giảm đau nhanh mà còn rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa các bệnh cho toàn thân nữa đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là những phương pháp giúp hỗ trợ chứ không có khả năng điều trị bệnh tận gốc.

Điều trị dứt điểm đau mu bàn chân bằng phương pháp Tây y

Đa số nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân đều có thể kiểm soát được nhưng nó cần được thực hiện trước khi cơn đau và sự tổn thương mu bàn chân trở nên nặng hơn. Khi có những triệu chứng chứng đau ở mu bàn chân kéo dài hoặc nghi ngờ chấn thương thì bà con nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau và có những biện pháp điều trị phù hợp.

Bà con có thể sử dụng thuốc NSAIDs hay những thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm viêm khác để giúp giảm viêm, bao gồm cả viêm do bệnh Gout.

Uống thuốc Tây y là một giải pháp điều trị bệnh nhanh và hiệu quả
Uống thuốc Tây y là một giải pháp điều trị bệnh nhanh và hiệu quả

Ngoài ra, cũng có những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bà con có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, biện pháp này có thể giúp chữa trị những tình trạng như bệnh thần kinh ngoại biên, viêm gân duỗi, tổn thương thần kinh mác. Bên cạnh đó, bó bột, cố định chỗ chấn thương như gãy hay nứt xương cũng là phương pháp hiệu quả giúp điều trị tình trạng cho bà con đó nhé!

Chữa bệnh hiệu quả bằng Đông y

Ngoài những cách điều trị phổ biến trên, Y học cổ truyền với những bài thuốc Đông y lâu đời cũng là một giải pháp hoàn hảo để trị bệnh nhanh chóng. Những nam dược quý rất phổ biến và dễ tìm kiếm, cách điều chế và kết hợp đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại vô cùng cao.

Bài thuốc với dây đau xương

  • Công dụng: Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc, và dùng để điều trị những biểu hiện của bệnh tê thấp hay đau xương khớp. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của dây đau xương có nhiều hoạt chất chứa Alcaloid có tác dụng gây tê, giảm đau và chống viêm. Vì vậy, đây chính là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến và rất nhiều bà con đã tin dùng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, đặc biệt là đau mu bàn chân.
  • Cách thực hiện: Đầu tiên, bà con lấy dây đau xương cắt thành các khúc nhỏ, sau đó sao vàng rồi hạ thổ. Tiếp đó, bạn lấy 20g dây đau xương sắc với nước, uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện sau 2 tuần, triệu chứng đau nhức phần mu bàn chân của bà con sẽ được cải thiện rõ rệt.

    Bài thuốc điều trị đau nhức tại xương khớp với cây đau xương
    Bài thuốc điều trị đau nhức tại xương khớp với cây đau xương

Sử dụng lá ngải cứu

  • Công dụng: Theo tài liệu y học , lá ngải cứu có chứa tinh dầu cùng các chất kháng khuẩn tự nhiên và Thujone, Dehydro Matricaria ester,… có tác dụng giảm đau hiệu quả. Vì vậy, bà con chỉ cần áp dụng đúng cách sẽ đạt hiệu quả cao trong điều trị đau mu bàn chân.
  • Cách thực hiện: Bà con sáo 1 nắm lá ngải cứu với 1 thìa muối. Sau đó chờ khoảng 5 phút cho nguội bớt rồi cho hỗn hợp vào túi vải, chườm lên vùng mu bàn chân bị sưng đau liên tục trong 15 phút. Khi thuốc nguội, bà con có thể sao lại cho nóng rồi chườm thêm 2 – 3 lần nữa. Bạn lưu ý không nên đắp khi lá còn quá nóng vì rất dễ bị bỏng da.

Có thể thấy, những bài thuốc Đông y chữa đau mu bàn chân có hiệu quả rất tích cực trong cải thiện các cơn đau. Tuy nhiên, để những bài thuốc này phát huy công hiệu tốt, bà con cần lưu ý không nên sử dụng kết hợp các bài thuốc với nhau khi chưa có sự hướng dẫn từ thầy thuốc. Đặc biệt trong trường hợp những cơn đau nhức kéo dài, bà con không nên chủ quan, mà nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bà con cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh đau mu bàn chân như không nên mang vác nặng, vận động mạnh; lựa chọn giày dép phù hợp, duy trì cân nặng ổn định để đỡ gây áp lực lên các khớp, tập thể dục điều độ để tăng cường sức mạnh xương khớp và bổ sung canxi, các dưỡng chất vitamin trong chế độ ăn uống để giúp xương khớp khỏe mạnh.

Với những thông tin và các phương pháp chữa trị trên, giờ đây việc đau mu bàn chân đã có thể khắc phục quá dễ dàng. Hy vọng bà con đã có thêm kiến thức phù hợp để hiểu rõ, ngăn ngừa và chữa trị bệnh. Nếu bà con có những thắc mắc cần được hỗ trợ, bà con có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại 0984 650 816 hoặc nhắn tin qua facebook Đỗ Minh Tuấn. Với nhiều năm kinh nghiệm, tôi sẽ giúp bà con chuẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm tình trạng này. Chúc bà con thật nhiều sức khỏe!

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Lưỡi bé bị trắng quá nhiều rất dễ khiến cho bé mắc bệnh tưa lưỡi

Lưỡi bé bị trắng: Đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Lưỡi bé bị trắng: Đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu...

Vết thương hở kiêng ăn gì để tránh tình trạng vết thương nặng hơn là vấn đề được nhiều người quan tâm

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Tê Đầu Ngón Chân Cái Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tê Đầu Ngón Chân Cái Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tê Đầu Ngón Chân Cái Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua