Điều Trị Suy Thận Sao Cho Hiệu Quả? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Tìm Hiểu

5/5 - (1 bình chọn)

Điều trị suy thận là việc cần làm càng sớm càng tốt với người bệnh ngay khi phát hiện. Đó là lời khuyên của Tuấn tôi dành cho tất cả các bệnh nhân. Bởi bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. 

Có nhiều phương pháp điều trị suy thận tốt hiện nay
Có nhiều phương pháp điều trị suy thận tốt hiện nay

Sau khi nghiên cứu tài liệu của các chuyên gia đầu ngành, cũng như qua quá trình khám chữa bệnh của chính bản thân, Tuấn tôi đã biên soạn tài liệu này để chia sẻ đến bà con phương pháp điều trị bệnh suy thận hiệu quả nhất hiện nay.

Trước khi áp dụng điều trị bệnh, việc chẩn đoán bệnh cũng là một khâu rất quan trọng. Đây là yếu tố giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị chính xác sau này. Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra một số phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận

Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất
Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất

Trong trường hợp nghi ngờ bà con mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm kiểm tra bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, sinh thiết thận, chẩn đoán hình ảnh và những xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Xét nghiệm máu

Đây là kĩ thuật được bác sĩ chỉ định nhằm đo lường nồng độ creatinin trong máu ở người bệnh. Dựa vào chỉ số này, họ mới có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh là suy thận cấp tính hay mạn tính.
Ngoài ra, chỉ số creatinin trong máu còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và khối lượng của cơ thể. Bởi vậy, bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm Cystatin nhằm chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm nước tiểu

Với xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng nước tiểu do cơ thể bài tiết ra ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc đó, tình trạng của bệnh nhân được đánh giá kèm theo khả năng đáp ứng điều trị.

Sinh thiết thận

Để chẩn đoán suy thận bởi tổn thương thận gây ra, phương pháp sinh thiết thận thường sẽ được các bác sĩ chỉ định tiến hành. Dùng phương pháp này, có thể xác định một cách chính xác nhất nguyên nhân nào gây ra tình trạng bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Siêu âm: Là phương pháp phổ biến nhất có khả năng kiểm tra được vị trí cũng như kích thước của thận.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Nhằm phát hiện tổn thương thận, sỏi thận, áp xe hay ung thư,…
  • Chụp cộng hưởng từ.

Một số xét nghiệm khác
Ngoài những xét nghiệm kể trên, nếu nghi ngờ bị mắc bệnh, người bệnh cũng có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm ure máu.
  • Ước tính mức độ lọc cầu thận.
  • Xét nghiệm đo kali huyết.

Phương pháp điều trị suy thận tốt nhất hiện nay

Bệnh suy thận cấp đòi hỏi phương pháp điều trị phải hợp lý, đồng thời có sự theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ. Điều trị như thế nào cho đúng phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều cần phải đến nhập viện.

Theo tôi biết, các bác sĩ điều trị sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc để giúp gia tăng sản lượng nước tiểu hoặc có thể được chỉ định sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo nhằm lọc thận. Trước khi chạy thận, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều protein, muối, kali, thuốc bổ sung canxi và thuốc huyết áp. Trong một số trường hợp, thận cũng có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng việc hồi phục có thể cần đến 6 tuần hoặc diễn ra lâu hơn.

Suy thận cấp tính có thể điều trị khỏi, còn với suy thận mãn tính hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều trị sẽ giúp làm chậm sự phát triển của bệnh. Từ đó, cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng và tăng hiệu quả điều trị rất tốt, nhất là khi bạn được điều trị sớm.

Cụ thể một số biện pháp điều trị suy thận như sau:

Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh

Theo tôi biết, điều trị nguyên nhân gây ra suy thận là then chốt. Đối với phần lớn các bệnh nhân, việc cần làm cụ thể là kiểm soát chặt chẽ đường máu, huyết áp. Được thực hiện bằng cách sử dụng các loại thuốc và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt, luyện tập, giảm cân đúng cách. Như vậy sẽ giúp làm giảm, chậm các tổn thương.

Điều trị bệnh huyết áp

Tăng huyết áp đồng thời vừa là nguyên nhân vừa là kết quả do suy thận gây ra. Tăng huyết áp xuất hiện một phần có thể do lượng dịch tăng lên trong máu cũng như các mô cơ quan của người bệnh. Từ đó dẫn đến thận mất chức năng đào thải dịch (nước). Nếu như không sớm được điều trị, huyết áp tiếp tục tăng sẽ làm hủy hoại thận của người bệnh, đồng thời kéo theo các bệnh lý tim mạch khác.

Hầu hết các bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị kê thuốc kiểm soát huyết áp. Trong đó, loại thuốc huyết áp bạn được kê có thể thuộc nhóm ức chế men chuyển (UCMC) hay ức chế thụ thể (UCTT). Những thuốc này không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn giúp làm tăng chức năng cho thận. Nếu thuốc không đem lại hiệu quả hoặc vì một số lý do nào đó mà bạn không thể dùng thuốc như dị ứng với thành phần của thuốc thì các bác sĩ mới chỉ định các nhóm thuốc tăng huyết áp khác.

Các bác sĩ cũng có thể điều trị hạ huyết áp của người bệnh suy thận xuống dưới mức bình thường nếu người bệnh không có bệnh thận khác kèm theo. Bởi nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc này sẽ giúp bảo vệ bạn trước căn bệnh suy thận tốt hơn.

Kiểm soát Cholesterol

Điều trị suy thận bằng cách kiểm soát tốt colestorol để mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh
Điều trị suy thận bằng cách kiểm soát tốt colestorol để mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh

Bệnh suy thận là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh lý tim mạch. Các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc Statin giúp làm giảm nguy cơ này. Đồng thời, thuốc còn giúp làm giảm các cholesterol xấu, làm cho chúng không thể bám vào thành các mạch máu của bạn gây ra các vấn đề về tắc nghẽn mạch máu.

Điều trị các vấn đề do suy thận gây ra

Tuấn tôi cảnh báo với bà con rằng bệnh suy thận hoàn toàn sẽ gây ra các vấn đề rất nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây, tôi sẽ phân tích một số vấn đề chung, cũng như chỉ ra phương hướng điều trị. Trước đó, người bệnh cần chú ý thường xuyên phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu nhằm phát hiện sớm, trước khi bệnh diễn biến nguy hiểm.

  • Ứ dịch: Dịch hoàn toàn có thể tích tụ trong cơ thể người bệnh nếu thận không làm việc tốt. Từ đó có thể dẫn đến chân bị sưng lên (phù chân), đồng thời làm cho huyết áp tăng cao. Giải pháp trong trường hợp này là các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc lợi tiểu để thải bớt nước trong cơ thể qua đường nước tiểu. Đồng thời thực hiện một chế độ ăn ít muối và chú ý uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng cơ thể người bệnh có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn so với bình thường. Điều này dẫn đến việc bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Thiếu máu thường hay gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do thận không thể sản xuất đủ một chất tên là erythropoietin (EPO). EPO sẽ giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường cho cơ thể. Phương pháp điều trị cho tình trang này là tiêm một chất có hoạt động giống EPO (gọi là chất kích thích sinh EPO). Ngoài ra, sắt cũng đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu. Chính bởi vậy nếu cơ thể bạn có lượng sắt trong máu thấp, thì cần được bổ sung bằng việc uống viên sắt hoặc tiêm sắt bổ sung.
  • Yếu xương: Bổ sung các nguyên tố như vitamin D, photpho và canxi sẽ giúp cho xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu thận của bạn bị tổn thương, việc cung cấp các chất này không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề khác. Đặc biệt là nồng độ canxi trong máu của bạn quá thấp sẽ làm kích thích sản xuất hormon tuyến cận giáp (PTH). PTH gây ra mất canxi từ xương của bạn và kéo dài theo thời gian xương sẽ bị biến dạng gây sưng nề các khớp. Để ngăn chặn các vấn đề này, bệnh nhân suy thận sẽ được hướng dẫn bổ sung canxi và vitamin D đi kèm với việc hạn chế photpho trong khẩu phần ăn. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng canxi cần thiết cho xương mà không gây ảnh hưởng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc khác nhằm mục đích làm giảm số lượng phosphate ở trong máu của bạn.
  • Dư thừa acid: Nếu thận của bạn không thể tự loại bỏ hoàn toàn acid khỏi cơ thể, người bệnh có thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa và thường không có triệu chứng rõ ràng. Cụ thể nếu trong máu dư thừa acid sẽ dẫn tới một số vấn đề nghiêm trọng như loạn nhịp tim, co giật và hôn mê. Bởi vậy người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm máu để thấy nếu có quá nhiều acid, bạn cần được điều trị với các loại thuốc kháng acid hay còn được gọi là muối bicarbonate (baking soda).
  • Quá nhiều Kali: Nếu thận của bạn không làm việc hiệu quả, kali sẽ tăng lên bất thường trong máu. Và nếu không được điều trị rất có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim, cũng như các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ. Các bác sĩ điều trị thường sẽ khuyến cáo bạn nên hạn chế Kali trong bữa ăn. Ngoài ra, bác sẽ kê các loại thuốc lợi tiểu hoặc một số loại thuốc khác để giúp cơ thể không bị quá tải dịch và Kali. Còn nếu tình trạng tăng Kali của người bệnh vẫn ngày càng nghiêm trọng thì cần nhập viện cấp cứu để được xử trí kịp thời.
  • Giảm lượng protein: Khi tình trạng thận ngày càng trở nên xấu hơn, ngày càng nhiều protein bị mất qua nước tiểu. Điều này đồng nghĩa với việc không đủ protein nuôi dưỡng cơ thể và người bệnh ngày càng bị sụt cân. Người bệnh cần liên hệ bác sĩ điều trị ngay để có được giải pháp cho về vấn đề này.

Điều trị bệnh suy thận mạn ở giai đoạn cuối

Trong trường hợp tình trạng thận của bạn ngày một xấu đi và thận của của bạn chỉ còn 15% chức năng thận bình thường. Điều này cho thấy, bệnh suy thận của bạn đã bước vào giai đoạn cuối. Đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn không còn đủ chức năng để loại bỏ các chất độc và dịch dư thừa, giải pháp lúc này là bạn cần được lọc máu hoặc ghép thận.

Theo đó, đối với các trường hợp cấp, nếu được điều trị kịp thời thì có thể phục hồi được hoàn toàn hoặc phục hồi một phần chức năng của thận sau vài tuần.

Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh đã tiến triển xấu đến suy thận mạn thì việc phục hồi chức năng thận gần như là không thể. Lúc này, các biện pháp điều trị chỉ được tiến hành nhằm ngăn ngừa xảy ra biến chứng xấu hơn và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Những người bị suy thận nặng, cụ thể là suy giảm đến 90% chức năng thận thì cần phải chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hay ghép thận.

Điều trị suy thận bằng Đông y

Điều trị suy thận bằng phương pháp Đông y có hiệu quả không mà nhiều người bệnh lại tin tưởng sử dụng, hãy cùng tôi tìm hiểu ngay nhé
Điều trị suy thận bằng phương pháp Đông y có hiệu quả không mà nhiều người bệnh lại tin tưởng sử dụng, hãy cùng tôi tìm hiểu ngay nhé

Một trong những phương pháp được rất nhiều bệnh nhân suy thận tin tưởng áp dụng, tôi có thể kể ra cho bà con là uống thuốc Đông y. Ngoài công dụng điều trị bệnh, các bài thuốc Đông y còn giúp điều hòa huyết khí, tăng cường sức khoẻ, đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh khác.

Bài thuốc Đông y số 1

Đây là bài thuốc chữa bệnh suy thận bằng Đông y trong trường hợp bị dương hư yếu. Nó có công dụng bổ thận, giảm đau hay lợi tiểu và hoạt tinh.

  • Biểu hiện: Người bị suy thận dương hư thường cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ít, đối với nam giới bị rối loạn cương dương và nữ giới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…
  • Nguyên liệu bài thuốc: Địa hoàng thán (16g); Đậu ký sinh (8g); Phụ tử chế (8g); Đương quy (8g); Đỗ trọng (12g); Quế quảng (8g); Lộc giác giao (12g); Kỷ tử 10g.
  • Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào trong ấm, thêm với 6 bát nước. Để nhỏ lửa, rồi sau đó lọc bỏ bã dùng uống mỗi ngày. Kiên trì thực hiện liên tiếp mỗi ngày 1 thang trong vòng 12 tuần.

Bài thuốc Đông y số 2

Bài thuốc Đông y này là bài thuốc can thận âm hư giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh thận âm hư. Thuốc đặc biệt có công dụng trung tu dưỡng can thận.

  • Biểu hiện: Người bệnh gặp phải các vấn đề như: đau mỏi cơ thể, đau đầu, chóng mặt, tiểu ít, tiểu ra máu.
  • Nguyên liệu bài thuốc: Hạn liên thảo (15g); Đan bì (10g); Rễ cây cỏ xước (15g); Phục linh (12g); Trạch tả (10g); Hoài sơn (10g); Cúc hoa (10g); Kỉ tử (15g); Nữ trinh tử (15g); Thục địa (15g).
  • Cách thực hiện: Lấy toàn bộ nguyên liệu và cho nước vào ấm. Để nhỏ lửa trong vòng 30 – 45 phút. Người bệnh dùng uống trong ngày và liên tục 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc Đông y số 3

Bài thuốc can thận âm hư điều trị suy thận bằng Đông y rất hiệu quả trong trường hợp nguồn gốc căn bệnh là do khí âm lưỡng hư… Mọi công dụng của bài thuốc đều đã được chuyên gia kiểm chứng.

  • Biểu hiện: Khi thận yếu nguyên nhân do khí âm lưỡng hư, người bệnh sẽ thường xuyên bị đi tiểu nhiều, nhất là về ban đêm. Cùng với đó, còn có thêm các triệu chứng da khô, , lưỡi đạm, mặt nhợt nhạt, mạch trầm tế có răng.
  • Nguyên liệu bài thuốc: Bách bản (30g); Địa hoàng thán (15g); Thái tử sâm (20g); Sơn dược (15g); Ngũ vị tử (10g); Kỷ tử (12g); Mạch môn (15g); Phục linh bì (15g); Biển đậu (15g).
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và đem sắc ngập nước trong vòng 30 – 45 phút. Mỗi ngày dùng 3 thang thuốc ứng với 3 lần sau khi bữa ăn.

Lưu ý khi điều trị suy thận

Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và phong cách sống sẽ giúp người bệnh hạn chế được diễn tiến của bệnh suy thận, đồng thời giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Để giúp bà con có thể đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chữa bệnh cũng như đảm bảo sức khỏe, tôi đã tổng hợp một số lưu ý. Cụ thể như sau:

  • Duy trì một chế độ ăn ít protein: Một chế độ ăn hợp lí là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng xấu. Người bệnh không nên ăn những loại trái cây, socola hay các quả hạch chứa nhiều kali. Bởi với những bệnh nhân suy thận, lượng kali quá lớn trong cơ thể có thể gây nguy hiểm cho tim của bạn.
  • Uống thuốc đúng theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.
  • Thường xuyên đo và theo dõi cân nặng, theo dõi lượng nước bạn uống vào cùng với lượng nước tiểu của bạn mỗi ngày.
  • Báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu bạn bị nhiễm các chất độc hóa học hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
  • Hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể để tránh gây tình trạng ứ nước trong phổi.
    Xin chỉ định của bác sĩ điều trị về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc không kê toa và các loại thảo dược.
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị nôn mửa, ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau cơ và tiêu chảy.

Tình trạng suy thận là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng đã phát triển thành suy thận mãn tính. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể, tôi khuyên bà con nên đi khám để được điều trị suy thận sớm nhất.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Tôi đã trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị cho anh Thắng

Tôi đã ứng dụng thành công bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh điều trị suy thận độ 1 cho quý ông tứ tuần

Tôi đã ứng dụng thành công bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh điều trị suy...

Cô Sình tái khám tại nhà thuốc chúng tôi

Đồng hành cùng người bệnh, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn là tâm niệm làm nghề y của tôi

Đồng hành cùng người bệnh, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn là tâm niệm...

[GIẢI ĐÁP] Suy thận là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

[TÌM HIỂU] Suy thận mạn: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị hiệu quả

[TÌM HIỂU] Suy thận mạn: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị hiệu quả

[GIẢI ĐÁP] Suy thận là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cùng Tôi Tìm Hiểu Suy Thận Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Cùng Tôi Tìm Hiểu Suy Thận Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua