Lưỡi trắng có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị HIỆU QUẢ

5/5 - (1 bình chọn)

Lưỡi trắng có mùi hôi hiện nay là tình trạng phổ biến ở mọi đối tượng. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đâu là căn nguyên chính gây nên? Tình trạng này cảnh báo cơ thể bị gì? Cần xử lí thế nào? Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản xoay quanh hiện tượng lưỡi trắng có mùi hôi, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác và tổng quan hơn về tình trạng này.

Lưỡi trắng có mùi hôi là gì? Biểu hiện ra sao?

Lưỡi là bộ phận quan trọng của cơ thể. Đặc biệt, đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn do phải tiếp nhận thức ăn hàng ngày. Khi ở trạng thái khỏe mạnh, lưỡi sẽ có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi tiếp xúc liên tục với tác nhân gây miệng hôi lưỡi trắng, hàng rào bảo vệ sẽ bị phá vỡ. Sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn sẽ để lại những đốm trắng đậm, tròn, có màu trắng ngà tựa như phô mai, rồi dần dần bám chặt thành từng mảng. Hiện tượng này còn kéo theo hàng loạt các triệu chứng khác như: miệng khô, có mùi hôi, vị giác giảm, chán ăn… Nếu không điều trị thì tình trạng hôi miệng sẽ càng ngày càng nặng.

Khi tiếp xúc với nhiều người bệnh gặp tình trạng lưỡi bị trắng và hôi, tôi nhân thấy điểm chung ở phần lớn người bệnh đều có những dấu hiệu như: 

  • Lưỡi xuất hiện rêu trắng
  • Lưỡi có màu đỏ tươi
  • Có những vết lở loét trắng ở vùng lưỡi, kèm theo hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Lưỡi xuất hiện các rãnh sâu, rãnh nứt. Hiện tượng này thường gặp ở người cao tuổi
Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này
Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này

Trên đây, tôi đã liệt kê những biểu hiện cơ bản của tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi. Tình trạng này ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, việc sớm tìm ra căn nguyên là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân khiến lưỡi trắng có mùi hôi

Lưỡi trắng hôi miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây, tôi sẽ liệt kê một vài căn nguyên cơ bản:

Do rối loạn tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng lưỡi trắng hôi miệng là do vấn đề ăn uống. Rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: 

  • Ăn quá nhiều, không kiểm soát. Đặc biệt, buổi tối ăn dư chất, quá no cũng là nguyên nhân khiến cơ thể làm việc “quá tải”, không kịp tiêu hóa hết lượng thức ăn nạp vào.
  • Có thói quen lười ăn sáng, không kịp ăn sáng, hay bỏ bữa, luôn để dạ dày trong tình trạng rỗng, “trống trơn”
  • Sử dụng quá nhiều đồ uống, thực phẩm chứa chất kích thích như cồn, caffeine có trong rượu bia, thuốc lá… 

Bạn đọc cần lưu ý rằng rối loạn tiêu hóa không chỉ là nguyên nhân dẫn đến lưỡi trắng và hôi miệng mà có thể  gây ra các bệnh nguy hiểm liên quan tới dạ dày nếu kéo dài.

Do mất nước

Miệng hôi lưỡi trắng là hiện tượng thường gặp ở những đối tượng lười uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết (khoảng 2l) cho cơ thể hàng ngày .

Tác dụng phụ của thuốc

Ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các loại thuốc như kháng sinh hay quá trình hóa, xạ trị hoặc điều trị thần kinh. Việc thường xuyên sử dụng hóa chất trong việc điều trị một thời gian dài, người bệnh thường xuất hiện cảm giác khát nước, miệng xuất hiện mùi hôi, lưỡi có màu trắng. 

Hai hiện tượng này không quá nguy hiểm tới sức khỏe bệnh nhân. Chỉ cần cung cấp đủ nước sẽ làm giảm triệu chứng trong thời gian ngắn.

Do bệnh lý

Lưỡi trắng hôi miệng cũng có thể do vi nấm candida albicans sinh sôi, phát triển và lây lan nhanh chóng. Chúng gây bệnh bằng cách thường tạo ra một lớp phủ trắng, dày trên lưỡi, môi và thậm chí cả bên trong má. Ngoài ra, lưỡi trắng có mùi hôi còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh liên quan đến răng miệng: Nha chu, nấm lưỡi, sâu răng
  • Bệnh liên quan đến mũi họng: Viêm họng hạt, viêm amidan, viêm xoang
  • Bệnh liên quan đến hô hấp: Viêm phế quản, hen phế quản
  • Bệnh liên quan đến tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, khó tiêu chức năng, rối loạn tiêu hóa…

Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng
Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng

Trước khi thức ăn được đưa xuống dạ dày để tiêu hóa, chúng sẽ được đưa vào và nghiền nát ở khoang miệng. Quá trình này sẽ khiến một lượng nhỏ thức ăn bị đọng cặn lại ở răng và lưỡi. Trong trường hợp người bệnh không vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ, các vụn thức ăn này sẽ bám ở lưỡi. Chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, lây lan và phát triển. Từ đó, lưỡi sẽ xuất hiện một lớp phủ màu trắng bên trên. Khi vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, các tế bào chết sẽ ngày càng nhiều. Hiện tượng này có thẻ khiến lưỡi và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

Do thiếu hụt vitamin

Thiếu hụt vitamin thường xuất hiện vào mùa lạnh. Khi đó, cơ thể phải làm việc nhiều hơn, mất nhiều năng lượng để giữ ấm cho toàn thân. Điều này sẽ khiến hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của bạn suy yếu. Thông thường, bệnh nhân bị lưỡi trắng hôi miệng do thiếu hụt vitamin B9, B12.

Lưỡi trắng có mùi hôi có nguy hiểm không?

Lưỡi trắng hôi miệng tuy không ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chúng không đơn thuần chỉ là hiện tượng phản ánh những vấn đề liên quan đến răng miệng, mà có thể là dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh lí sau đây:

Trào ngược dạ dày

Lưỡi trắng có mùi hôi có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày
Lưỡi trắng có mùi hôi có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (hay còn gọi là hội chứng GERD) và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng lượng acid tồn đọng quá nhiều, gây tổn thương tới dạ dày. Biểu hiện đặc trưng ở bệnh lí này là hiện tượng thức ăn thường bị đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. Điều này có thể gây đau rát và tổn thương niêm mạc hầu họng. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng khó nuốt và khoang miệng, bao gồm cả lưỡi có mùi hôi rất khó chịu. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh này thì rất khó để cải thiện chứng hôi miệng.

Viêm nhiễm vùng miệng

Viêm nhiễm vùng miệng (hay viêm nhiễm khoang miệng) là hiện tượng tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Bệnh lí này thường xuất hiện ở những người bị nhiễm bệnh nấm Candida hoặc tưa miệng.

Bệnh về đường miệng

Khi gặp tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi, nếu bệnh nhân cạo đi lớp trắng mà thấy bề mặt lưỡi rớm máu, có khả năng cao đây là dấu hiệu của bệnh nấm miệng. Bệnh này thường xuất hiện ở những đối tượng có hệ miễn dịch răng không tốt như trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả mà không vệ sinh vùng miệng tốt… Ngoài ra, lưỡi trắng có mùi hôi còn là tiền thân của bệnh ung thư. Các bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng này là ung thư lưỡi và ung thư thực quản. 

Bên cạnh đó, lưỡi trắng có mùi hôi còn ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần của người bệnh. 

  • Nhiều chị em sẽ mất dần tự tin trong giao tiếp, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
  • Đặc biệt, hiện tượng khó chịu này làm giảm hiệu quả công việc đối với những người làm trong môi trường cần phát biểu hàng ngày như biên tập viên, phóng viên…
  • Tình trạng còn có thể ảnh hưởng xấu tới hạnh phúc gia đình, quan hệ vợ chồng…

Điều trị lưỡi trắng hôi miệng như thế nào?

Lưỡi trắng có mùi hôi tác động không tốt tới cuộc sống cũng như là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe ở người bệnh. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Tùy theo từng căn nguyên gây lưỡi trắng miệng hôi nên mà bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các bạn có thể tham khảo một vài cách trị lưỡi trắng ở người lớn tôi liệt kê dưới đây:

Điều trị hôi miệng bằng mẹo tại nhà

Nếu tình trạng còn ở mức độ nhẹ, hoặc mới chớm. Đặc biệt, xuất hiện do nguyên nhân thiếu hụt vitamin hay vấn đề vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, chị em có thể áp dụng các cách sau:

Nước muối ấm

Nước muối có tính kháng khuẩn và sát trùng cao. Chúng có thể giúp bệnh nhân loại bỏ các tế bào chết, vụn thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hay kẽ răng một cách đơn giản, dễ dàng lại không tốn nhiều chi phí. 

Cách thực hiện: 

  • Bạn chỉ cần lấy một ít muối pha loãng với nước ấm
  • Sau đó, ngậm trong vòng từ 5 – 10 phút
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày cho tới khi thấy hiệu quả.

Baking soda trộn nước cốt chanh

Backing soda trộn nước cốt chanh là một trong những cách điều trị được nhiều người lựa chọn
Backing soda trộn nước cốt chanh là một trong những cách điều trị được nhiều người lựa chọn

Sự kết hợp tính tẩy của baking soda và tính acid có trong chanh không chỉ giúp bạn loại bỏ mảng trắng cũng như mùi hôi trong khoang miệng mà còn có tác dụng trong việc làm trắng răng.

Cách thực hiện:

  • Trộn 1 muỗng bột baking soda cùng với nửa quả chanh.
  • Sau đó, dùng hỗn hợp sệt này chà nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi.
  • Chà trong vòng 2 phút thì rửa đi và súc miệng với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn, thường xuyên 2 lần/ ngày sẽ giúp loại bỏ các vụn thức ăn còn sót lại và hạn chế tình trạng rêu lưỡi một cách hiệu quả

Nước ép lô hội

Lô hội hữu hiệu trong việc kháng khuẩn, chống vi nấm. Đồng thời, còn làm giảm tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Chỉ lọc lấy phần thịt bên trọng của lá lô hội. Sau đó, đem đi ép lấy nước.
  • Người bệnh ngậm nước này trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ ra 
  • Thực hiện liên tục, đều đặn 2 lần/ngày cho tới khi có tác dụng.

Bột nghệ

Bột nghệ có công dụng trong việc kháng khuẩn và kháng nấm. Bên cạnh đó, bột nghệ còn hỗ trợ trong việc làm sạch các đốm trắng trên bề mặt lưỡi.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 ít tinh bột nghệ (không pha lẫn tạp chất) chà xát lên bề mặt lưỡi
  • Sau đó, rửa lại bằng nước ấm cho lưỡi được sạch sẽ và thông thoáng.

Điều trị chuyên khoa

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi vẫn không thuyên giảm hay nghi ngờ nó có liên quan đến bệnh lý nào khác, bệnh nhân nên đi thăm khám chuyên khoa trực tiếp để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Sau thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc tây đặc trị cho bệnh nhân sử dụng. 

Một số loại thuốc có thể được chỉ định như:

  • Nystatin: Thuốc hữu hiệu trong việc kháng khuẩn, diệt vi nấm, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các loại kí sinh trùng có hại ở niêm mạc miệng, lưỡi. Từ đó, giảm triệu chứng trắng lưỡi ở người bệnh. Tuy nhiên, khi dùng Nystatin để điều trị lưỡi trắng ở một vài chỗ nhất định, tỉ lệ tái phát triệu chứng là khá cao.
  • Miconazole:  Thuốc có tác dụng mạnh hơn cũng như phổ rộng hơn loại thuốc bên trên. Miconazole cũng tập trung vào việc ngăn chặn sự phát triển cũng như tiêu diệt hại khuẩn gây trắng lưỡi và hơi thở có mùi hôi. Kèm theo đó, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Fluconazol: Thuốc đem đến hiệu quả trong việc phá hủy mảng vi khuẩn, kí sinh trùng, ngăn chặn chúng lây lan ra những vị trí khác. Nếu điều trị bằng được rơ không đem đến hiệu quả, người bệnh có thể thay bằng đường uống.

Lưu ý: Cần sử dụng đúng liều lượng và tuyệt đối không tự ý điều chỉnh hay kết hợp các thành phần thuốc khác nhau để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. 

Một số lưu ý phòng tránh lưỡi trắng có mùi hôi

Để ngăn ngừa tình trạng lưỡi trắng hôi miệng, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau đây:

Tập thói quen dùng chỉ nha khoa thay tăm để loại bỏ nhẹ nhàng thức ăn giữa các kẽ răng
Tập thói quen dùng chỉ nha khoa thay tăm để loại bỏ nhẹ nhàng thức ăn giữa các kẽ răng
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mọi người nên dùng bàn chải có lông mềm, chải cả răng trên và dưới, thậm chí cả hai bên lưỡi. Đặc biệt, không nên chải/ cạo lưỡi quá 4 lần/ngày và tránh đưa bàn chải vào tận sâu bên trong miệng. Bạn nên đánh răng trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng để tránh hỏng men răng.
  • Tập thói quen dùng chỉ nha khoa: Dùng chỉ thay tăm để loại bỏ sạch sẽ các vụn thức ăn kẹt giữa các kẽ răng. Khi dùng chỉ, làm sạch phần chân răng trước, sau đó thực hiện lần lượt từng răng một rồi mới đến răng tiếp theo.
  • Dùng muối nở: Bạn có thể cho một nhúm muối nở lên lông bàn chải và đánh răng bình thường như với kem đánh răng. Muối nở có tác dụng hữu hiệu trong việc vô hiệu hóa vi khuẩn, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Thực hiện thường xuyên có thể giúp duy trì sức khỏe răng miệng, để răng lưỡi nướu và miệng luôn trong tình trạng thơm tho, sạch sẽ.
  • Dùng kẹo cao su: Các bạn có thể dùng kẹo cao su hương bạc hà không đường để kích thích tăng sản xuất nước bọt, loại bỏ vi khuẩn gây hại bam trong miệng. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp: Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin D như rau củ, hoa quả… và hạn chế các thức uống có chứa acid, cồn và các chất kích thích thần kinh như thuốc lá, cà phê… Ngoài ra, có thể tăng cường uống trà xanh để thông thoáng khoang miệng.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tốt nhất là từ 2 đến 2,5 lít nước.

Lưỡi trắng có mùi hôi không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lí người bệnh mà còn là dấu hiệu của những bệnh lí nguy hiểm về dạ dày, tiêu hóa, hô hấp. Vì vậy, việc điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tùy vào căn nguyên gây bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn. 

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng lưỡi trắng hôi miệng. Tôi hi vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích mọi người trong việc phát hiện và điều trị sớm. Nếu có bất kì thắc mắc nào hay cần đến sự tư vấn ngay, mọi người có thể chủ động gửi tin nhắn đến hòm thư cá nhân của tôi. Trong trường hợp bạn đọc mong muốn thăm khám trực tiếp, xin hãy để lại thông tin bên dưới hoặc đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường – nơi tôi đang công tác, tại địa chỉ số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. 

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón tay bị sưng phù và ngứa

Ngón tay bị sưng phù và ngứa – Chớ chủ quan! Tìm hiểu cách chữa trị NGAY

Ngón tay bị sưng phù và ngứa – Chớ chủ quan! Tìm hiểu cách chữa...

Có nhiều nguyên nhân khiến bà con bị đau vành tai ngoài

Bị Đau Vành Tai Ngoài Có Phải Là Viêm Tai Không? Tìm Hiểu Ngay!

Bị Đau Vành Tai Ngoài Có Phải Là Viêm Tai Không? Tìm Hiểu Ngay!

Lưỡi bé bị trắng quá nhiều rất dễ khiến cho bé mắc bệnh tưa lưỡi

Lưỡi bé bị trắng: Đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Lưỡi bé bị trắng: Đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu...

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua