Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Cách nhận biết chính xác

Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ gửi về Blog cho tôi với mong muốn được giải đáp chi tiết. Mạch đập của phụ nữ cũng như một số biểu hiện khác giúp chị em nhận biết sớm bản thân mình có mang thai hay không, vì thế hãy chú ý đến một số chia sẻ dưới đây của tôi để cùng nhận biết tin vui này một cách chuẩn nhất. 

Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

Mạch đập ở cổ mạnh có phải có thai không? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc vì theo quan niệm dân gian xưa, để nhận biết một người phụ nữ có đang mang thai hay không sẽ kiểm tra thông qua phần mạch ở cổ.

Theo phương pháp này, nếu phần mạch ở chỗ xương quai xanh của chị em phụ nữ có dấu hiệu đập mạnh, có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần cảm nhận bằng tay, ấn thì rất có thể chị em đang có bầu. Vậy mạch cổ đập bao nhiêu lần là có thai?

Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?
Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

Với chị em phụ nữ trong tình trạng sức khỏe ổn định, chỉ số nhịp đập của mạch thông thường sẽ là khoảng từ 60 – 70 lần trong 1 phút. Vì thế rất nhiều người cho rằng mạch đập 90 lần 1 phút có thai. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cần tạo nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi, vì thế nhịp tim cũng theo đó mà tăng lên.

Điều này có một phần đúng do khi mang bầu, nhịp đập của mạch sẽ gia tăng hơn thông thường. Tuy nhiên trên thực tế rằng, mạch đập không thể nào đủ cơ sở để bạn có thể khẳng định rằng mình có mang thai hay chưa. Bởi tình trạng mạch đập ở tay khi mang thai là rất khác nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Do đó, việc theo dõi mạch đập khi mang thai chỉ là một trong số những dấu hiệu nhận biết rất nhỏ. Chị em không nên hoàn toàn tin tưởng vào sự thay đổi của mạch đập mà cần chú ý thêm đến một vài dấu hiệu khác để nhận biết chính xác mình đã có tin vui hay chưa.

Mạch đập nhanh ở bà bầu có nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?

Ở chị em phụ nữ mang thai, hiện tượng nhịp tim trở nên tăng nhanh hơn là hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Thông thường mạch đập sẽ tăng từ sau tuần thứ 10 trở đi và ngoài tuần mang thai thứ 25, lượng máu qua tim có thể tăng hơn từ 30 – 50% so với thông thường.

Thông thường mạch đập sẽ tăng từ sau tuần thứ 10 trở đi
Thông thường mạch đập sẽ tăng từ sau tuần thứ 10 trở đi

Việc lưu thông và lọc máu nhanh hơn có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Nếu nhịp tim của chị em dao động khoảng 100 lần/ phút thì đó là bình thường và ở trong ngưỡng an toàn. Mặc dù vậy, nếu chị em thấy nhịp mạch đập nhiều hơn, liên tục và kèm theo hiện tượng đánh trống ngực rõ ràng thì nên đi khám để biết được chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì.

Có nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng tình trạng mạch đập nhanh sẽ kéo dài bao lâu trong suốt thai kỳ của chị em? Thực tế nếu bạn đang mang thai lần đầu tiên, tình trạng này có thể kéo dài cho đến khoảng tuần thứ 36. Khi bé đã chúc đầy xuống phần khung chậu, bà bầu sẽ có cảm giác khó thở hơn nhưng các biểu hiện của thai nghén thì dần biết mất. Ở những người đã mang thai những lần sau, thời gian mạch đập nhanh có thể kéo dài hơn.

Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Dấu hiệu nhận biết đã có thai

 Ngoài việc quan tâm đến mạch đập như thế nào là có thai, bà con hoàn toàn có thể nhận biết điều này thông qua những dấu hiệu khác rất rõ ràng như trễ kinh, ngực trở nên nhạy cảm, tiểu nhiều lần, nôn nghén,…

Trễ kinh

Trễ kinh là một trong số những dấu hiệu rõ ràng nhất ngay từ những ngày đầu tiên mà chị em có thể quan sát và đánh giá xem mình có khả năng mang thai hay không, nhất là đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trễ kinh không đại diện cho việc mang thai. Bởi có nhiều nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt của bạn đến chậm như là mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng stress, phản ứng với một số loại thực phẩm, dùng thuốc tránh thai khẩn cấp,… Việc quan sát chu kỳ kinh nguyệt là cần thiết nhưng bạn phải thận trọng với những chị em có chu kỳ kinh không đều.

Ngực gia tăng kích thước và mẫn cảm hơn

Chị em phụ nữ khi mang thai sẽ cảm nhận sự thay đổi vô cùng rõ ràng ở vùng ngực của mình. Theo đó, phần ngực sẽ gia tăng về kích thước, trở nên nhạy cảm hơn, phần đầu ngực thâm hơn bình thường.

Những biểu hiện này cũng khá dễ nhầm lẫn với việc chị em chuẩn bị đến ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên ở tình huống này, chủ yếu phụ nữ sẽ cảm thấy ngực trở nên ngứa tức khó chịu, hoặc đau nhức với mức độ nặng hơn là mang thai.

Gia tăng kích thước ngực là biểu hiện của mang thai
Gia tăng kích thước ngực là biểu hiện của mang thai

Thường xuyên đi tiểu

Khi thai nhi phát triển dần về kích thước ngay từ những ngày đầu, chúng sẽ gây chèn ép lên bàng quang của người mẹ và dẫn đến hiện tượng tiểu thường xuyên. Rất nhiều chị em phản ánh rằng bản thân đi tiểu nhiều hơn trước cả khi phát hiện ra bản thân bị trễ kinh (tức là chỉ sau 7 – 12 ngày sau rụng trứng).

Tình trạng này sẽ kéo dài liên tục trong vòng khoảng 3 tháng đầu mang thai. Bé phát triển nhanh tạo sức ép lên bàng quang, đầy bàng quang lên phía trên và hình thành kích thích. Do đó, bên cạnh việc quan tâm đến mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu thì các bạn cũng nên chú ý xem mình có buồn tiểu nhiều hơn thông thường không nhé.

Hiện tượng ốm nghén

Ốm nghén cũng là một biểu hiện rõ rệt cho thấy rằng bạn có thể đang mang thai mà mẹ bầu rất dễ nhận biết. Hầu hết chị em đều phải trải qua thời kỳ ốm nghén, nhất là trong thời gian mới đầu của thai kỳ.

Mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các mùi lạ, có thể là mùi thức ăn, mùi nước hoa hay các loại mùi nồng nào đó. Ngoài ra, việc quá nhạy cảm với mùi sẽ khiến cho chị em không ăn được, thậm chí là nôn ói khi ăn những loại đồ ăn này.

Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Chú ý biểu hiện khi nghén để nhận biết
Mạch đập ở cổ tay phải có thai không? Chú ý biểu hiện khi nghén để nhận biết

Qua những dấu hiệu trên, ngoài việc quan tâm đến mạch của phụ nữ mang thai là bao nhiêu thì cách tốt nhất để nhận biết chính xác tình trạng mang thai, bạn hãy mua que thử thai để kiểm tra. Việc dùng que thử đúng cách có thể cho kết quả chuẩn xác đến trên 90%, do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Việc phát hiện bản thân mình mang thai từ sớm sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng. Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống cho mình trong những tháng sắp tới.

Những điều cần lưu ý khi biết mình có thai

Mang thai là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng của chị em phụ nữ, vì vậy ai cũng mong muốn có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn để chào đón bé con chào đời. Vậy mẹ cần chuẩn bị gì khi biết bản thân mình mang thai?

  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý để duy trì sức khỏe tốt và bổ sung năng lượng thiết cho cơ thể. Việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp mẹ duy trì được tâm trạng thoải mái, thư thái và tránh stress quá độ.
  • Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để tập luyện thể dục, thể thao. Với những bài tập đi bộ, yoga cơ bản, mẹ bầu có thể duy trì được sức khỏe, độ dẻo dai lý tưởng và cân nặng phù hợp trong suốt khoảng thời gian mang bầu.
  • Bên cạnh chế độ sinh hoạt hợp lý, bạn cần chú ý thêm về thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để giúp nâng cao sức khỏe. Mẹ nên tìm hiểu những thực phẩm tốt cho thai nhi trong từng thời kỳ để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé mà không bị tăng cân cho mẹ quá mức.
  • Thăm khám thai định kỳ cũng là một việc làm cần thiết để giúp mẹ có thể theo dõi sức khỏe của và sự phát triển của bé một cách tốt nhất. Mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ dựa theo tình hình sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra những hướng dẫn phù hợp, có thể bổ sung một số loại thuốc bổ để uống nhằm tăng cường dưỡng chất cho con phát triển toàn diện hơn.

Trên đây, tôi đã chia sẻ cho bà con nắm được thông tin về câu hỏi mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu và cách phát hiện có bầu sớm nhất. Chị em hãy luôn chú ý đến những sự thay đổi của cơ thể để sớm phát hiện và chăm sóc sức khỏe bản thân thật chu đáo. Nếu còn vấn đề nào cần thắc mắc, có thể để lại câu hỏi cho tôi qua blog này, facebook Đỗ Minh Tuấn hoặc số điện thoại cầm tay 0984 650 816. Chúc chị em sớm có tin vui!

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Sầu riêng có rất nhiều tác dụng tốt cho niêm mạc tử cung

Tác Dụng Của Sầu Riêng Với Niêm Mạc Tử Cung Là Gì? [Tìm Hiểu Ngay]

Tác Dụng Của Sầu Riêng Với Niêm Mạc Tử Cung Là Gì? [Tìm Hiểu Ngay]

Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì đang là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?

Triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi là gì?

[Cảnh giác] Triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi là dấu hiệu bệnh gì? Cách xử lý

[Cảnh giác] Triệu chứng ớn lạnh ra mồ hôi là dấu hiệu bệnh gì? Cách...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón tay bị sưng phù và ngứa

Ngón tay bị sưng phù và ngứa – Chớ chủ quan! Tìm hiểu cách chữa trị NGAY

Ngón tay bị sưng phù và ngứa – Chớ chủ quan! Tìm hiểu cách chữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua