Nổi Mề Đay Có Nên Bôi Dầu? Loại Nào Hiệu Quả Và An Toàn?

5/5 - (1 bình chọn)

Nổi mề đay có nên bôi dầu? Nhiều người cho rằng việc dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa bôi dầu nóng sẽ làm xoa dịu triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, không phải loại dầu nào cũng phù hợp để bôi lên vùng da bị mề đay. Trong bài viết, Tuấn tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về vấn đề này.

Nổi mề đay có nên bôi dầu không?

Nổi mề đay là hiện tượng xảy ra ở nhiều người, do ảnh hưởng từ yếu tố trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với dị nguyên, kháng thể được sản sinh chống lại chúng làm bùng phát các phản ứng mẩn ngứa ngoài da.

Nổi mề đay có nên bôi dầu không?
Tình trạng nổi mề đay làm da xuất hiện nhiều mốt mẩn đỏ, mảng đỏ ngứa ngáy

Nốt sần đỏ, đôi khi là từng mảng đỏ hình thành, kèm theo cơn ngứa ngáy âm ỉ, dữ dội. Mề đay có thể thuyên giảm sau thời gian ngắn, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài, tái đi tái lại ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe.

Nhiều vùng da trên cơ thể có khả năng bị nổi mề đay, từ các khu vực lộ rõ ra bên ngoài đến các vùng da kín được bao bọc nhiều lớp áo quần. Mề đay nếu tái phát kèm theo các triệu chứng bất thường, viêm nhiễm nặng cần can thiệp y tế.

Nhiều người đến gặp Tuấn tôi đặt ra nghi vấn, liệu khi bị nổi mề đay có nên bôi dầu không? Đây được bước biết là kinh nghiệm dân gian đã được nhiều người lưu truyền. Nhờ sự ấm nóng của dầu mà cảm giác ngứa ngáy ngoài da được kiểm soát đáng kể.

Tuy nhiên, thực tế không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng dầu, và không phải loại dầu nào cũng phù hợp để bôi da đang bị tổn thương do mề đay gây ra. Đối với dầu gió thông thường có thể sử dụng, thế nhưng bà con phải dùng với liều lượng phù hợp, nằm trong giới hạn an toàn cho da.

Nổi mề đay có nên bôi dầu không?
Bôi loại dầu phù hợp lên da giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu

Trường hợp dầu dùng xoa bóp, dầu nóng tác động mạnh thì tốt nhất không dùng trên nền da đạng bị tổn thương. Bởi, các loại dầu này có thể khiến vùng da càng bị nóng rát, ảnh hưởng đến bệnh mề đay khiến nó trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy nổi mề đay có nên bôi dầu không? Bà con hoàn toàn có thể sử dụng dầu, tuy nhiên phải chọn loại dầu phù hợp. Không dùng dầu quá nóng, dầu có nồng độ cao. Ưu tiên những loại dầu chiết xuất từ tự nhiên với nồng độ dịu nhẹ, an toàn cho làn da đang bị mẩn cảm.

Các loại dầu thường dùng bôi da khi bị mề đay

Như trên Tuấn tôi đã giúp bà con giải đáp vấn đề: “Nổi mề đay có nên bôi dầu không?”. Tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ngoài da khiến bà con khó chịu. Bôi dầu ấm nóng có thể khiến tình trạng này thuyên giảm.

Bên cạnh đó, dầu cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp làm sạch vùng da cần điều trị. Dùng đúng cách, lựa chọn loại dầu phù hợp với tình trạng da. Không sử dụng dầu có nồng độ quá cao làm ảnh hưởng đến làn da đạng nhạy cảm, bị tổn thương.

Dưới đây là những loại dầu có thể bôi khi bị mề đay:

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được làm từ lá bạc hà nguyên chất, tốt cho sức khỏe. Loại dầu này được dùng cho nhiều đối tượng, với hương thơm đặc trưng, mang lại tác dụng thư giãn hữu hiệu. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn giúp thải độc da, làm nhỏ lỗ chân lông.

Loại tinh dầu này được sử dụng rộng rãi. Nhiều chị em dùng tinh dầu bạc hà làm đẹp, dưỡng da, điều trị mụn. Bên cạnh đó, xông hơi tinh dầu bạc hà còn có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng, giúp nhà cửa được thanh lọc, khử mùi khó chịu.

Các loại dầu nên bôi khi bị mề đay
Tinh dầu bạc hà kháng khuẩn, chống viêm nhiễm da

Sử dụng tinh dầu bạc hà bôi da khi bị mề đay còn có tác dụng kháng khuẩn cho nền đa đang dị ứng, giúp làm lành tổn thương da nhanh chóng hơn. Bà con cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào chậu nước nóng xông hơi chữa mề đay toàn thân.

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu được chiết xuất từ lá cây tràm trà, được dùng với nhiều mục đích từ chữa mụn trứng cá, khử trùng ngoài da, giảm ho, nhiễm trùng hay viêm tai giữa, và nhiều vấn đề khác. Dựa trên cơ chế loại bỏ vi khuẩn, nấm, tác nhân gây dị ứng bên ngoài nên người ta cũng dùng tinh dầu này khi bị mề đay.

Ngoài dạng tinh dầu thông thường, lá tràm trà còn được sử dụng với các dạng bào chế là xà phòng tắm, gội, kem đánh răng, dạng gel bôi hoặc dung dịch. Đối với người bị mề đay, bôi tinh dầu tràm trà giúp giảm hiện tượng sưng da, kích ứng, giảm châm chích, ngứa ngáy ngoài da.

Tinh dầu hoa cúc

Tinh dầu hoa cúc là một trong những loại dầu bà con có thể tham khảo dùng cho da đang dị ứng mề đay. Loại dầu nhẹ dịu, an toàn cho da được chiết xuất từ hoa cúc. Với mùi thơm ngọt ngào, tinh dầu này giúp bà con thư giãn đầu gốc, cải thiện tâm trạng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, loại tinh dầu này còn được dùng massage lên những vùng da đang bị khó chịu, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, kích thích máu huyết lưu thông tốt. Có rất nhiều lợi ích mà loại tinh dầu này mang lại cho cơ thể.

Trường hợp bà con gặp vấn đề chàm da, phát ban, mề đay, tinh dầu hoa cúc có tác dụng làm dịu ngay cơn ngứa ngáy, khó chịu, giảm kích thích da. Đồng thời còn giúp cung cấp độ ẩm, giảm nguy cơ vết thương kéo dài hoặc làm tối xỉn màu da kém thẩm mỹ.

Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp cũng là loại dầu bà con có thể dùng bôi lên da đang bị mề đay làm thuyên giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Đây là loại tinh dầu có công dụng kháng viêm, giảm đau tốt.

Từ lâu người ta đã sử dụng loại tinh dầu này để làm thuốc chữa nhiễm trùng, viêm nhiễm vết thương, đau nhức, cảm lạnh. Tinh dầu khuynh diệp nhẹ dịu có thể dùng cho bà bầu và trẻ em. Do đó, đây là một trong những loại dầu an toàn cho bà con đang bị mề đay mẩn ngứa ngoài da.

Các loại dầu nên bôi khi bị mề đay
Lựa chọn loại tinh dầu an toàn, giảm triệu chứng tại nhà

Bên cạnh những loại tinh dầu kể trên, bà con bị mề đay còn có thể dùng tinh dầu oải hương hoặc các lại chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên khác. Sử dụng kiên trì, làm da dịu nhẹ giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và nhiều vấn đề liên quan.

Cách bôi dầu an toàn giảm tình trạng mề đay

Nổi mề đay có nên bôi dầu không? Tuấn tôi đã đề cập bên trên, bà con có thể sử dụng dầu bôi da. Thế nhưng nhằm đảm bảo an toàn, bà con nên lựa chọn loại dầu phù hợp. Bôi dầu đúng cách để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Bà con có thể tham khảo cách bôi dầu khi bị mề đay như sau:

  • Trước tiên bà con nên vệ sinh vùng da bị mề đay cần thoa dầu cẩn thận.
  • Dùng khăn bông mềm thấm khô da để tinh dầu thẩm thấu tốt hơn.
  • Sử dụng lượng dầu vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 lần để sớm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay.

Phương pháp bôi dầu ngoài da giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài tình trạng mề đay hoàn toàn có thể tái phát. Do đó, bà con nên kết hợp chăm sóc, điều trị bệnh từ nguyên nhân gốc rễ.

Trường hợp bôi dầu lên da bị mề đay, bà con cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Đối với tình trạng mề đay kéo dài, da có nhiều vùng viêm nhiễm bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bôi dầu xoa dịu cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Không nên bôi dầu trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm, vùng da đang có vết thương hở, trầy xước.
  • Không nên bôi dầu liên tục lên da, cần bôi với tần suất vừa phải. Bà con có thể cho tinh dầu đậm đặc vào loại dầu nền hoặc sữa tắm, bởi tinh dầu không thể hòa vào nước để giảm độ đậm đặc như nhiều người vẫn nghĩ.
  • Không nên trực tiếp bôi ngay dầu lên da bị mề đay. Bà con hãy thử bôi lên vùng da nhỏ, xem phản ứng, nếu thấy bất thường thì không nên dùng.

Một số phương pháp giảm ngứa mề đay khác

Ngoài phương pháp bôi dầu lên da để cải thiện tình trạng mề đay, mẫn ngứa, bà con có thể áp dụng các cách khác để xoa dịu cảm giác khó chịu. Dưới đây là một vài giải pháp thường được sử dụng:

Một số phương pháp giảm ngứa mề đay khác
Dùng giải pháp giảm mề đay mẩn ngứa khác
  • Chườm mát da: Cơn ngứa ngáy khó chịu đôi khi kèm nóng da là tình trạng mà bệnh nhân mắc mề đay gặp phải. Để nhanh chóng xoa dịu cơn ngứa, giúp da thư giãn, thoải mái hơn bà con có thể chườm mát da bằng khăn lạnh. Cách này sẽ tạm thời gây tê vùng da tiếp xúc với nước lạnh, giúp da thoải mái hơn.
  • Dùng thảo dược: Dùng các loại lá thảo dược, nấu lấy nước tắm giảm mề đay ngoài da. Đây là cách được bà con áp dụng. Ngoài dùng dầu thoa lên da, bà con có thể sử dụng cách này để giảm ngứa ngáy, diệt khuẩn giúp da mau chóng hồi phục hơn.
  • Bổ sung món ăn có tính mát: Lựa chọn những món ăn có tính mát giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng. Cách này giúp bà con thải độc từ bên trong, hỗ trợ loại bỏ mề đay tận gốc.
  • Điều chỉnh căng thẳng: Hạn chế stress, áp lực quá mức. Bà con nên dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Ngoài ra, bà con có thể tham gia các bộ môn thư giãn như yoga, thiền để cơ thể, đầu óc có thời gian nghỉ ngơi, điều hòa lưu thông máu.

Như vậy, qua bài viết Tuấn tôi đã giải đáp giúp bà con vấn đề: “Nổi mề đay có nên bôi dầu không?”. Sử dụng tinh dầu bôi da phù hợp, đúng cách giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da khó chịu. Bà con nên lựa chọn tinh dầu chất lượng, tham khảo ý kiến bác sĩ để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Nổi Mề Đay Ở Bụng: Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhanh Chóng

Nổi Mề Đay Ở Bụng: Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhanh Chóng

Mẩn Ngứa Nổi Nhiều Trên Da – Tìm Hiểu Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Để Điều Trị Sớm

Mẩn Ngứa Nổi Nhiều Trên Da – Tìm Hiểu Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Để Điều...

Phản Hồi Tích Cực Của Các Bệnh Nhân Mề Đay Sau Khi Được Tôi Điều trị

Phản Hồi Tích Cực Của Các Bệnh Nhân Mề Đay Sau Khi Được Tôi Điều...

Đỗ Minh Ký sự tập 1

[ĐỖ MINH KÝ SỰ – TẬP 1]: Khám phá vườn thuốc trên núi Ba Vì và hướng dẫn cách chữa bệnh MỀ ĐAY MÙA HÈ cực đơn giản

[ĐỖ MINH KÝ SỰ – TẬP 1]: Khám phá vườn thuốc trên núi Ba Vì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua