Hướng dẫn phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Trong bài viết này Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ đưa ra những yếu tố giúp bà con phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Nhiều bà con nghĩ rằng hai bệnh lý này là giống nhau. Tuy nhiên thực tế chúng là hai trường hợp có những triệu chứng và mức độ nguy hại khác nhau. Chi tiết hơn xin mời bà con tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Về định nghĩa viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Nhiều bà con cũng hay thắc mắc với Tuấn tôi rằng viêm khớp dạng thấp và tình trạng thoái hóa khớp có giống nhau không. Bởi họ thường thấy triệu chứng giữa hai dạng bệnh có nhiều điểm tương đồng.

Tuy nhiên, Tuấn tôi cũng xin thông tin đến bà con, thực tế hai bệnh lý này là khác nhau. Mặc dù chúng có một số điểm tương đồng về triệu chứng nhưng đối với việc tiếp cận khám chữa bệnh sẽ không giống nhau.
Trước khi bước vào phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp chi tiết hơn, bà con nên xét về định nghĩa của hai bệnh lý này, cũng như tìm hiểu nguyên nhân chính gây bệnh:
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Như đã đề cập với bà con trong những bài viết trước, bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, hình thành khi hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công các tế bào, mô lành trong cơ thể. Từ đó, khớp bị sưng viêm gây đau nhức khó chịu, cứng khớp và nhiều biểu hiện bất thường.
Khớp bị ảnh hưởng ban đầu là những khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân, sau đó lan rộng ra những khớp lớn hơn trên cơ thể. Trường hợp không khám chữa, bệnh nhân không chỉ gặp phải triệu chứng tại khớp mà còn có nguy cơ bị viêm nhiễm gan, thận, suy giảm chức năng tim, mắt kém,…
Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa được kết luận rõ ràng. Các nhà khoa học cho biết viêm khớp dạng thấp có thể là do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, môi trường sống. Trong đó, người ta thống kê có hơn một nửa bệnh nhân mắc chứng bệnh này là do di truyền từ bố, mẹ.
Bệnh thoái hóa khớp
Trong khi đó, hiện tượng thoái hóa khớp là bệnh lý liên quan đến sự lão hóa xương khớp tự nhiên. Sụn khớp theo thời gian bị bào mòn khiến đầu xương va chạm vào nhau dẫn đến sưng đau, vận động bị hạn chế.
Khớp bị thoái hóa phổ biến là những khớp lớn như khớp gối, khớp háng, cột sống, cổ, khớp vai, hoặc có cả khớp cổ chân, ngán tay,… Các triệu chứng bất thường xuất hiện, kéo dài không chữa trị có thể khiến bà con đối mặt với nguy cơ biến chứng cao.
Bệnh thoái hóa khớp cũng có khả năng do di truyền, tuy nhiên yếu tố này không cao như trường hợp viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thoái hóa, chẳng hạn liên quan yếu tố tuổi tác cao, thói quen sinh hoạt, bệnh lý hoặc do những dị tật bẩm sinh,…
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Để bà con rõ hơn về cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp, nội dung ngay sau đây Tuấn tôi sẽ nói chi tiết hơn về vấn đề này. Phân biệt hai bệnh lý dạo vào:
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp qua triệu chứng
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp dựa trên triệu chứng. Hai bệnh lý xương khớp này đều có những điểm tương đồng về triệu chứng. Chẳng hạn như tình trạng sưng cứng khớp, đau nhức khó chịu.

Tuy nhiên, bà con vẫn có thể nhận diện và so sánh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp thông qua những chi tiết khác. Theo đó, bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan đến hệ thống tự miễn trong cơ thể, chính vì thế, khi phát bệnh tổn thương thường có xu hướng xảy ra đối xứng.
Nếu bà con bị nhức sưng đau 1 bên thì có thể là bệnh lý khác ảnh hưởng. Thế nhưng nếu tình trạng bất thường đồng thời xuất hiện ở hai bên tay thì có khả năng bà con đang mắc viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, người bệnh còn có những biểu hiện đi kèm bao gồm:
- Thân nhiệt tăng cao, đặc biệt khi viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở trẻ em.
- Cơn đau xảy ra mơ hồ, diễn biến bệnh âm thầm, không phát hiện được khi mới khởi phát.
- Hình thành hạt dưới da khi bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Những nốt sần có kết cấu cứng, dễ quan sát bằng mắt thường.
- Bệnh xảy ra ở khớp nhỏ, sau đó lan rộng ra khớp lớn, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác trong cơ thể do cơ chế miễn dịch tác động.
Đối với bệnh thoái hóa khớp lại không như vậy. Tổn thương thực tế xảy ra ở khớp tuy nhiên sẽ không lan rộng ra toàn thân như trường hợp viêm khớp dạng thấp. Khớp bị tổn thương khu trí, không bùng phát các triệu chứng toàn thân.
Người bị thoái hóa khớp vẫn có khả năng nổi những nốt sần dưới da nhưng khác với tình trạng trên. Đồng thời, những chồi xương ngày càng tăng dần khi khớp bị thoái hóa, bao hoạt dịch bị bào mòn. Đây là đặc điểm nhận diện thoái hóa khớp với những dạng bệnh lý xương khớp khác.
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa qua vị trí viêm
Đỗ Minh Tuân tôi cũng có đề cập bên trên về vị trí xảy ra tổn thương khi bị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Theo đó, bà con cũng có thể dựa vào yếu tố này để phân biệt hai bệnh lý. Cụ thể:

- Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở khớp nhỏ trước tiên, chẳng hạn khớp ngón tay, khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay,… Chúng sưng tấy đỏ và kèm cơn đau nhức, ấm nóng tại khớp. Càng tiến triển nặng, viêm nhiễm càng ngày càng lan rộng đến những khớp lớn trong cơ thể như khớp vai, khớp gối.
- Ngược lại bệnh thoái hóa khớp ban đầu xuất hiện phổ biến ở khớp gối. Ngoài ra còn đau nhức ở nhiều vị trí khớp khác trên cơ thể, không có hiện tượng đối xứng triệu chứng giữa hai bên thân người. Cơn đau nhức xảy ra ngày càng nặng nề khi bệnh tiến triển không có biện pháp kiểm soát.
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp nếu kéo dài đều gây ra tổn thương nguy hại cho sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, bà con nên chủ động thăm khám nếu phát hiện các biểu hiện bất thường tái phát hoặc kéo dài không thuyên giảm.
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp qua kết quả chẩn đoán
Để phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chẩn đoán cần thiết. Do hai bệnh lý có nhiều điểm tương đồng về triệu chứng nên khó xác định dưa trên những biểu hiện lâm sàng mà cần phải can thiệp phương pháp cận lâm sàng.
Cụ thể:
- Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp: Bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng, xem xét tiền sử bệnh lý, yếu tố di truyền. Sau đó, các xét nghiệm máu, kháng nguyên, kháng thể được tiến hành. Ngoài ra, để xác nhận vị trí tổn thương, các biện pháp xét nghiệm hình ảnh cũng được thực hiện.
- Chẩn đoán thoái hóa khớp: Để phân biệt hai bệnh lý, đối với thoái hóa khớp sẽ có cách xác định bằng chụp X quang, kết quả MRI. Khác với chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân thoái hóa khớp không cần xét nghiệm máu. Trường hợp thực hiện nhằm loại trừ các vấn đề khác như chứng viêm gan, sưng khớp.
Sau khi đưa ra kết quả cuối cùng chuẩn xác nhất, dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị tương ứng. Bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc tốt để ngăn ngừa biến chứng bệnh xương khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Tuấn tôi đã đề cập đến những yếu tố giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp kể trên. Trong nội dung bên dưới đây tôi sẽ đưa ra một số giải pháp thường được áp dụng để chữa trị hai chứng bệnh này cho bà con tham khảo:

- Sử dụng thuốc: Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn bà con cách chữa bệnh sao cho phù hợp và an toàn nhất. Đối với tình trạng viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp, để giảm triệu chứng thông thường bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,… Hoạt chất có trong thuốc mạnh, tác dụng nhanh, tuy nhiên hãy thận trọng tác dụng phụ. Thông báo bác sĩ nếu phát hiện triệu chứng bất thường trong thời gian sử dụng.
- Vật lý trị liệu: Nhằm giúp bệnh nhân hạn chế rủi ro cứng khớp, teo khớp và biến dạng khớp các bài tập vật lý trị liệu được chỉ định cho bệnh nhân. Dựa vào tình hình tổn thương mà bài tập sẽ được xây dựng phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bà con nên thực hành theo hướng dẫn, kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống đều độ và dùng thuốc đúng phác đồ.
- Dùng thuốc Đông y: Đây cũng là cách được áp dụng rộng rãi. Mỗi bệnh lý sẽ được kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc Đông chứa dược liệu tự nhiên lành tính, nguy cơ gây tác dụng phụ thấp. Dùng kiên trì, sử dụng đúng thuốc, đúng cách giúp tình trạng bệnh xương khớp của bà con sớm được kiểm soát.
- Dùng thảo dược dân gian: Dùng thảo dược sắc nước thuốc uống hoặc đắp ngoài da là cách được nhiều người lựa chọn. Chúng có tác dụng thuyên giảm tình trạng đau nhức khó chịu, kích thích máu huyết lưu thông tốt, thư giãn cơ thể,… hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác không riêng bệnh xương khớp.
- Phẫu thuật: Áp dụng khi bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái khóa khớp nặng nề. Can thiệp ngoại khoa cho những trường hợp cần thiết để khắc phục tổn thương, “sữa chữa” những chấn thương thực thể, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống và chức năng của khớp.
Mỗi bệnh lý sẽ có cách chữa trị nhất định, bà con nên thăm khám để được hướng dẫn phác đồ cụ thể dựa trên tình hình sức khỏe thực tế. Tuy nhiên bà con cũng nên lưu ý, các giải pháp có tác dụng kiểm soát, việc chữa bệnh dứt điểm hoàn toàn khá khó. Đặc biệt nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn nặng càng có nhiều rủi ro hơn.
Phòng tránh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp kéo dài không chữa trị có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm. Do đó, bà con nên chủ động chữa trị nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Dựa vào kết quả chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp. Tuấn tôi cũng chia sẻ đến bà con, việc mắc bệnh xương khớp sớm sẽ không có lợi cho sức khỏe, dễ làm ảnh hưởng đến chức năng xương khớp về sau.
Chính vì thế, đối với người trẻ khỏe tốt hơn hết nên phòng tránh hai chứng bệnh này nói riêng và bệnh xương khớp nói chung. Bên cạnh đó, người có tuổi cao, sức khỏe kém phải hết sức thận trọng, theo dõi sức khỏe, tình trạng khớp để sớm phát hiện điều trị.
Những lưu ý phòng bệnh bà con tham khảo:
- Xây dựng đời sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm mạnh gân cốt, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn quá ngọt, quá ngọt. Nên bổ sung đường tự nhiên trong trái cây, bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
- Tập thể dục, vận động rèn luyện cơ thể, tránh hiện tượng ngồi hoặc đứng quá lâu làm thoái hóa khớp, tăng rủi ro mắc viêm khớp dạng thấp cũng như nhiều bệnh lý khác.
- Ngủ đủ giấc, không nên làm việc quá khuya, nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và stress ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra những bất thường cơ thể gặp phải. Khám chữa sớm giúp bà con phòng tránh các biến chứng nguy hại đời sống cũng như sức khỏe.
Những thông tin về phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp được Tuấn tôi đề cập trong bài viết sau đây. Bà con tham khảo và chủ động bảo vệ, chăm sóc cơ thể tránh nguy cơ mắc phải hai bệnh lý này cũng như những dạng bệnh xương khớp khác.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!