Bệnh thoái hóa đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh cần biết

4.9/5 - (16 bình chọn)

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người già, nhưng mỗi ngày tại nhà thuốc, tôi lại gặp không ít người trẻ tuổi, thanh niên trai tráng đến khám bệnh này, chứng tỏ thoái hóa đĩa đệm đang dần trẻ hóa. Với cương vị một người thầy thuốc, điều này khiến tôi trăn trở rất nhiều, vậy nên tôi biên soạn bài viết nhằm gửi tới mọi người cách sớm phát hiện bệnh, truy tìm căn nguyên để điều trị sớm và hiệu quả nhất. 

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là gì?

Thoái hóa đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ người nào ở độ tuổi trưởng thành, vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Trước hết, tôi sẽ giải thích cho bà con biết về vị trí của đĩa đệm, để mọi người hiểu rõ hơn thoái hóa đĩa đệm là gì. 

Nói một cách dễ hiểu, đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống để giúp chúng ta thực hiện những động tác vặn mình, cúi người một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Đồng thời, đĩa đệm cũng được ví như một tấm nệm chống đỡ để phần xương sống có thể hạn chế các tác động mạnh từ môi trường bên ngoài và giữa các đốt sống với nhau. 

Bệnh thoái hóa đĩa đệm đang dần ngày càng trẻ hóa
Bệnh thoái hóa đĩa đệm đang dần ngày càng trẻ hóa

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm dần bị hao mòn, suy giảm chức năng theo thời gian. Bệnh này xưa nay thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên, trong quá trình thăm khám bệnh, tôi gặp rất nhiều bạn trẻ dưới 30 cũng gặp phải căn bệnh này. 

Theo các chuyên gia về xương khớp, bệnh thoái hóa đĩa đệm chuyển biến theo các giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mới chớm của bệnh, lúc này, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ ở vùng dưới lưng khiến họ cảm thấy khó khăn khi ngồi. Nếu người bệnh đứng hay ngồi quá lâu một chỗ, vùng thắt lưng sẽ chịu áp lực lớn dẫn đến các cơn đau thắt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thường xuyên đi lại hoặc nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Giai đoạn 2: Khi bước vào giai đoạn này, các cơn đau sẽ kéo dài hơn, mức độ đau của mỗi người là khác nhau. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người bệnh đau quằn quại đến hàng giờ, thậm chí có người đau đến vài ngày rồi giảm dần. Các triệu chứng đau ê ẩm, dai dẳng và có thể lan rộng đến các vùng khác như hông, mông, đùi,… 

Trong Y học cổ truyền, thoái hóa đĩa đệm được quan niệm thuộc chứng tý. Thể bệnh này xảy đến do khả năng lưu thông khí huyết kém, tắc nghẽn kinh mạch, sức đề kháng cơ thể yếu dẫn đến các yếu tố gây bệnh xâm nhập. Bệnh có thể gây sưng hoặc không có sưng mà chỉ đau tê ở những vị trí bị thoái hóa, cũng có nhiều trường hợp người bệnh bị đau toàn thân. 

Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm

Về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đĩa đệm có rất nhiều, thông thường, chúng tôi thường chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính: 

Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân này là do quá trình lão hóa tất yếu của tuổi tác. Khi tuổi cao, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thay đổi của cấu trúc cột sống và hệ xương khớp là điều tất yếu. Yếu tố tuổi tác lý giải vì sao bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, quy trình lão hóa của đĩa đệm theo tuổi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như môi trường sống, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… 

Những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đĩa đệm
Những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đĩa đệm

Nguyên nhân thứ phát

Những nguyên nhân thứ phát gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay cổ như:

  • Đặc thù công việc: dân văn phòng, người lao động nặng nhọc, công việc thường xuyên bê vác nặng… khiến cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 
  • Các chấn thương ở cột sống: Những chấn thương bởi yếu tố bên ngoài làm cho sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương, lâu dần sinh ra thoái hóa đĩa đệm cột sống hay thoái hóa đĩa đệm thắt lưng…
  • Béo phì: Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho áp lực lên đĩa đệm lớn hơn. 
  • Các bệnh lý về xương khớp: Người mắc các bệnh như bị thoát vị, loãng xương, hẹp ống sống,.. cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm. 
  • Thói quen sinh hoạt: Không ít người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm do những thói quen xoay người, gập người, ngồi sai tư thế, kê gối không thích hợp, tư thế ngồi vắt chân… 
  • Do chế độ dinh dưỡng: Rất nhiều người bệnh có suy nghĩ rằng chế độ dinh dưỡng không ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không thường xuyên bổ sung những dưỡng chất có lợi cho xương khớp, ăn uống đầy đủ, khoa học,… nguy cơ mắc bệnh có thể có. 

Qua quá trình thăm khám và tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, tôi thấy rằng phần lớn người bệnh mắc thoái hóa đĩa đệm do nguyên nhân thứ cấp đều là người trẻ. Chính bởi suy nghĩ chủ quan cùng lối sống hiện đại luôn bận rộn, vội vã khiến họ ít vận động, lâu dần sinh bệnh. 

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm

Có rất nhiều người bệnh nhắn tin cho tôi qua facebook, gửi thư gmail, gọi điện thoại hay hỏi trực tiếp khi thăm khám về các dấu hiệu nhận biết của bệnh thoái hóa đĩa đệm. Có thể nói rằng, việc “mờ mịt” về các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm hay nhầm lẫn với các dấu hiệu thoát vị, đau xương khớp, đau mỏi cơ thông thường… cũng chính là yếu tố khiến cho bà con bị bệnh nặng thêm. 

Trên thực tế, các biểu hiện của bệnh ở mỗi vị trí bị thoái hóa sẽ khác nhau, tôi sẽ phân tích chi tiết để giúp mọi người hiểu rõ hơn: 

Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng thường xảy ra ở người trung niên khi họ hoạt động quá mức, đổi tư thế đột ngột. Có những bệnh nhân không gặp phải triệu chứng gì cho đến lúc thoái hóa nặng, cũng có trường hợp người bệnh của tôi gặp phải cơn đau dữ dội ngay từ ban đầu. Khi bị thoái hóa đĩa đệm lưng, người bệnh thường cảm thấy: 

  • Đau đớn, cứng khớp nếu không vận động hoặc ngồi quá lâu. 
  • Cảm thấy khó khăn khi vặn mình, cúi người, bê đồ nặng
  • Đau đớn hay co thắt ở bắp cơ
  • Mất thăng bằng, dễ ngã, đau đầu, chóng mặt
Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng gây nên những cơn đau vùng cột sống lưng
Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng gây nên những cơn đau vùng cột sống lưng

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ 

Thoái hóa đĩa đệm cổ ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện hơn các vị trí khác, đến khi người bệnh đi khám thì mức độ thoái hóa nặng khiến họ đau đớn, mệt mỏi. Một số triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ như: 

  • Đau ở vùng cổ, đặc biệt khi trời lạnh hoặc khi mới ngủ dậy khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong vận động, xoay người. 
  • Cơn đau kéo dài, có thể lan ra cánh tay hoặc lan lên vùng đầu, vùng trán hay chẩm gây vẹo cổ, sái cổ. 
  • Người bệnh hay bị đau bị đau đầu, nấc nghẹn, chóng mặt (thường gặp ở người bệnh thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ C1- C2)
  • Có thể tê liệt, mất cảm giác ở tay, ngón tay, bàn tay.

Dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm ngực 

Tình trạng thoái hóa đĩa đệm ở ngực tuy không phổ biến nhưng bà con không vì thế mà chủ quan. Một số dấu hiệu cần lưu ý như: 

  • Người bệnh thấy đau tức ngực, đau ở vùng giữa lưng, có thể tức ngực
  • Đau ở dây thần kinh liên sườn, cảm thấy đau ở mạn sườn
  • Cảm thấy khó tiêu, mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.

Thoái hóa đĩa đệm có nguy hiểm không?

Có một đặc điểm chung tôi nhận thấy ở người bệnh chính là tâm lý “tự chẩn tự chữa”, hoặc nhiều người trẻ vì tâm lý chủ quan mà làm ngơ trước các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người tự ý mua thuốc, cứ ra hiệu thuốc tây rồi sử dụng thuốc theo đơn dược sĩ kê khi chưa đi thăm khám hay chẩn đoán bệnh lý chính xác. 

Chính những yếu tố kể trên khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và lao động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. 
  • Khó khăn khi đi lại: Các rễ thần kinh và đĩa đệm bị chèn ép gây ra các cơn đau, khiến người bệnh bất tiện trong vận động, đi lại nếu ngồi quá lâu. 
  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, mất cảm giác ở những vùng da tương ứng với khu vực có đĩa đệm bị tổn thương. 
  • Nguy cơ rối loạn cơ tròn: Người bệnh có thể không làm chủ được đại tiểu tiện bởi các dây thần kinh ở vùng lưng bị chèn ép. 
  • Nguy cơ teo cơ, bại liệt: Đây được xem là biến chứng nặng nhất của bệnh thoái hóa đĩa đệm. Khi các nhân nhầy ở đĩa đệm hay đốt sống bị chèn ép, thoái hóa, suy giảm chức năng dẫn đến chèn ép hoặc làm giảm hoạt động của các cơ, dẫn đến nguy cơ bại liệt. 

Khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Vì thế, với cương vị là một người thầy thuốc, và là người trực tiếp chứng kiến, lắng nghe những đau đớn, mệt mỏi của người bệnh, tôi khuyên bà con nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Ngay từ khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, mọi người cần đến các cơ sở y tế, địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, làm chậm quá trình thoái hóa của bệnh. 

Điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả?

Ai cũng biết điều trị càng sớm càng tốt, nhưng điều trị phương pháp nào hiệu quả thì không phải người bệnh nào cũng biết. Có bệnh nhân khi đến tìm tôi đã từng áp dụng qua nhiều phương pháp nhưng không đỡ, cũng có người loay hoay mãi mấy năm trời mà chỉ dùng những biện pháp tạm thời, chữa không dứt điểm. Bởi thế, tôi sẽ chia sẻ cho bà con biết một số cách chữa thoái hóa đĩa đệm hiệu quả hiện nay: 

Phương pháp tây y chữa thoái hóa đĩa đệm

Tôi nhận thấy rằng, phần lớn người bệnh đều tìm đến tây y trước tiên bởi phương pháp này vừa tiện, vừa nhanh. Bà con cần hiểu rằng, nguyên tắc điều trị bệnh của y học hiện đại là tập trung điều trị giảm đau, hỗ trợ khả năng vận động cho người bệnh, ngăn ngừa tình trạng biến đổi của các đốt sống khi bị thoái hóa đĩa đệm. Phương pháp điều trị bệnh bằng tây có 2 dạng chính là sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

Thuốc chữa thoái hóa đĩa đệm

Sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Khi người bệnh đã được chẩn đoán và xác định đúng bệnh thoái hóa đĩa đệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể dành riêng cho mỗi người, một số loại thuốc thường dùng trong chữa bệnh thoái hóa đĩa đệm như: 

  • Nhóm thuốc giảm đau: Một số loại thuốc như paracetamol hay neurontin…
  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa thành phần steroid: Các loại thuốc trong nhóm này thường dùng như methylprednisolone, diclofenac, hay meloxicam…
  • Thuốc tiêm màng cứng: Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm nặng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm ngoài màng cứng như hydrocortison, corticosteroid, tiêm huyết tương, thuốc steroid… 
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này hỗ trợ các cơ, khớp co giãn linh hoạt, làm giảm áp lực lên đĩa đệm. Một số loại thuốc điển hình như  lumirelax, mydocalm, myonal, hay decontractyl…

Thông thường, thuốc tây cho tác dụng rất nhanh chóng, nhưng đi kèm đó là những tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, trong quá trình này, tôi khuyên mọi người nên nghiêm túc tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, khi xuất hiện những tác dụng phụ do dùng thuốc, người bệnh nên  liên hệ ngay đến bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. 

Điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng để điều trị thoái hóa đĩa đệm, khi việc dùng thuốc điều trị của bệnh nhân không mấy tác dụng. Đồng thời, tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa nặng nề, gây ra những tổn thương và biến dạng cho hệ xương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để hạn chế sự chuyển biến xấu hơn của bệnh. 

Phương pháp phẫu thuật thường được dùng như mổ bằng laser, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật hở, phẫu thuật cố định cột sống… Những phương pháp này thường được áp dụng với tình trạng thoái hóa đĩa đệm nặng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe người bệnh. 

Rủi ro thường gặp nhất là tắc mạch, xa hơn nữa, người bệnh có thể bị lỏng hệ xương. Nguy hiểm hơn, có khoảng 5% tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật thoái hóa đĩa đệm bị nhiễm khuẩn và khoảng 1% tử vong. 

Chữa bệnh thoái hóa đĩa đệm bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có khá nhiều mẹo hay giúp người bệnh chữa thoái hóa đĩa đệm. Với nhiều năm  nghiên cứu nam dược nước nhà, tôi được biết đến một số bài thuốc dân gian hay hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, bà con có thể tham khảo. 

  • Chữa thoái hóa đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt là một nguyên liệu không còn xa lạ đối với nhiều người, loại lá này thường được sử dụng như một gia vị thêm vào để gia tăng khẩu vị cho món ăn hàng ngày. Thế nhưng, trong y học cổ truyền và dân gian, lá lốt thường được sử dụng để khắc phục tình trạng thoái hóa đĩa đệm. 

Đây là loại cây có tính ấm, giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng tấy, nhức mỏi hay các vấn đề liên quan đến bệnh xương khớp. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng lá lốt xay nhuyễn để xoa bóp vào vị trí thoái hóa, giúp giảm đau và tạo sự thoải mái. 

  • Cây xương rồng chữa bệnh thoái hóa đĩa đệm
Dùng xương rồng chữa bệnh được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay
Dùng xương rồng chữa bệnh được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay

Y học cổ truyền ghi chép về dược tính của xương rồng như sau: “Loại cây này có tính hàn, vị hơi đắng, khả năng giải độc tố cao. Đồng thời, xương rồng còn có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu trừ ứ trệ giúp đả thông kinh mạch”. Với những dược tính này, mọi người thường sử dụng xương rồng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, giúp giảm đau, chống viêm. Xương rồng gai chữa thoái hóa đĩa đệm là một phương pháp dân gian hiệu quả. 

  • Chữa thoái hóa đĩa đệm bằng lá ngải cứu

Ngải cứu là một vị thảo dược có tính ấm, vị hơi đắng, mùi thơm, thường được người dân mình sử dụng chữa đau đầu, sốt, phong hàn. Cây thuốc này cũng cho tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm rất tốt, vì thế nên thường được dùng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.  Có nhiều cách sử dụng lá ngải cứu chữa bệnh thoái hóa đĩa đệm như lá ngải cứu rang muối rồi chườm nóng, giã nước lá ngải cứu uống,…

Cách điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng đông y

Khác với tây y điều trị các triệu chứng bệnh, đông y chữa thoái hóa đĩa đệm dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương, đi sâu điều trị nguồn gốc sinh ra bệnh để mang lại hiệu quả tận gốc và lâu dài. Đồng thời, đông y cũng quan niệm lấy con người làm gốc, bên cạnh trị bệnh,  cần quan tâm đến sức khỏe con người, hồi phục thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Đi từ nguyên lý đó, y học cổ truyền có nhiều bài thuốc thảo dược thiên nhiên cho tác dụng chữa thoái hóa đĩa đệm hiệu quả. Các bài thuốc đều tập trung khử tà, bồi bổ và tăng cường chức năng các ngũ tạng, hỗ trợ người bệnh giảm đau, tái tạo các mô sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa. 

Một số bài thuốc được các lương y sử dụng trong điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm như:

  • Bài thuốc chữa thể bệnh hàn thấp: Bài thuốc có chiết xuất từ một số thành phần thảo dược như tỳ giải, trần bì, can khương, quế chi… cho tác dụng tán hàn, khu phong, trừ thấp. 
  • Bài thuốc chữa thoái hóa đĩa đệm theo thể thấp nhiệt: Thể bệnh này khiến mọi người thường xuyên đau nhức, tiểu tiện vàng, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng, nóng ran ở vùng cột sống, lưỡi có sắc rêu màu vàng… Với thể bệnh này, bài thuốc sử dụng những thảo dược như hoàng bá, thương truật. mật gấu, đương quy, nhân trần, trạch tả, phòng kỷ… để giúp thanh nhiệt, hóa thấp.
  • Bài thuốc chữa bệnh theo thể huyết ứ: Thể bệnh này sinh ra có thể do chấn thương khi người bệnh mang vác vật nặng hay chơi thể thao. Thể bệnh khiến những cơn đau cục bộ xảy đến bất thường, vùng cột sống đau thắt, cử động khó khăn. Bài thuốc với các thành phần thảo dược như nhũ hương, đương quy, đào nhân,  mộc dược, ngưu tất… giúp người bệnh lưu thông khí huyết, hành khí, hoạt lạc. 

Mỗi bài thuốc đều được các thầy thuốc gia giảm liều lượng thích hợp với từng thể trạng người bệnh và mức độ bị thoái hóa khác nhau. Tương tự như bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi, bên cạnh thuốc đặc trị viêm xương khớp, các lương y sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe người bệnh để kê thêm 2 loại thuốc bổ trợ là: 

  • Thuốc hoạt huyết bổ thận: Cho tác dụng trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng các tạng, mạnh gân cốt, ích tủy sinh huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Thuốc bổ gan giải độc:  Loại thuốc này hỗ trợ người bệnh tăng cường hoạt động và chức năng của gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, giúp bệnh nhân giảm đau và ngừa phù nề. 
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Loại thuốc này cho tác dụng hòa giải can tỳ, giúp bồi bổ can thận, hỗ trợ tăng cường chức năng của tỳ vị và đại tràng. Đồng thời, thuốc còn hỗ trợ bệnh nhân ổn định tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ của thuốc vào cơ thể. 
Bài thuốc đông y chữa thoái hóa đĩa đệm Đỗ Minh Đường
Bài thuốc đông y chữa thoái hóa đĩa đệm Đỗ Minh Đường

Cả 4 loại thuốc trong liệu trình điều trị bệnh xương khớp đều được điều chế từ những thảo dược sạch ở vườn nhà như phòng phong, tơ hồng xanh, ngưu tất, thạch cao, chi mẫu, ba kích, bồ công anh, phục linh… Sự kết hợp cùng lúc các loại thuốc mang đến cho người bệnh tác dụng kép, vừa đi sâu loại bỏ căn nguyên bệnh, vừa cân bằng cơ thể, điều hòa khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Bởi hiệu quả này, bài thuốc của chúng tôi đã giúp hàng ngàn người khỏi bệnh xương khớp, đồng thời, bài thuốc thảo dược Đỗ Minh Đường còn được giới thiệu trên sóng truyền hình VTV2, chương trình “Khỏe thật đơn giản: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng”. 

Cách chữa bệnh thoái hóa không dùng thuốc

Phương pháp không dùng thuốc có thể được áp dụng khi tình trạng người bệnh còn nhẹ hoặc áp dụng kết hợp song song cùng nhiều biện pháp dùng thuốc kể trên. Thông thường,  người bệnh thường điều trị theo 2 cách là thực hiện các bài tập vận động và vật lý trị liệu. 

  • Bài tập điều trị bệnh thoái hóa

Đây có thể được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà bất kể ai cũng không nên bỏ qua. Trong quá trình thăm khám, tôi vẫn luôn khuyên người bệnh của mình cố gắng thực hiện các bài tập để rèn luyện sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân xương khớp, điều này rất quan trọng. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng tại nhà như ngồi thiền, yoga,… hoặc các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đạp xe, bơi lội… 

Nếu duy trì đều đặn những bài tập này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy thoải mái, gân cốt khỏe khoắn, dẻo dai, cơ thể trở nên linh hoạt và nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh điều trị bệnh thoái hóa, phương pháp này còn giúp mọi người kiểm soát cân nặng và tăng cường thể lực.  

  • Chữa thoái hóa đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều ở các phòng khám, nhà thuốc y học cổ truyền hiện nay. Mục đích chính của vật lý trị liệu là giúp người bệnh cải thiện các cơn đau, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ, khớp và cột sống để người bệnh vận động linh hoạt hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường dùng hiện nay như châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, xoa bóp, thủy châm… 

Đây cũng là phương pháp chữa bệnh xương khớp đang được áp dụng tại nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường chúng tôi. Tùy theo tình trạng mỗi người bệnh, các bác sĩ, lương y nhà thuốc sẽ đưa ra phác đồ điều trị vật lý trị liệu, kết hợp sử dụng bài thuốc xương khớp của đơn vị trong thời gian nhất định. 

Phương pháp của chúng tôi đã mang lại hiệu quả đối với nhiều người bệnh, điển hình như nghệ sỹ Xuân Hinh, chú Phạm Văn Đăng (Phú Thọ), anh Luận (Hà Đông, Hà Nội)…

Người bệnh thoái hóa đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Để quá trình điều trị thoái hóa đĩa đệm đạt hiệu quả cao, trong quá trình thăm khám cho người bệnh, tôi luôn khuyên bà con xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa  học, hợp lý. Vì thế, với mỗi người bệnh, tôi đều căn dặn rất kỹ những thực phẩm cần bổ sung khi bị thoái hóa đĩa đệm như: 

  • Thực phẩm nhiều canxi: Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, phô mai, rau cải xoăn, bông cải, cá hồi, cá mòi, hạt vừng, đường nâu, bánh bắp…
  • Thực phẩm chứa vitamin D: Lòng đỏ trứng, các loại cá như cá hồi, sữa, gan động vật…
  • Nhóm thực phẩm  chứa axit béo omega 3: Omega 3 có vai trò quan trọng trong việc kháng viêm, vì thế, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm như đậu nành, cá hồi, cá ngừ…
  • Thực phẩm chứa vitamin K và magie: Những loại thực phẩm này giúp ích cho quá trình hình thành xương và suy trì độ khoáng trong xương của chúng ta. Người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm như các loại rau cải, rau bina, gan động vật, các loại hạt, ngũ cốc,…
Người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ điều trị
Người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ điều trị

Ngoài nhóm thực phẩm cần bổ sung, người bị thoái hóa đĩa đệm cũng cần lưu ý hạn chế nhóm thực phẩm sau để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

  • Thực phẩm nhiều đạm: Loại thực phẩm nhiều đạm hay các loại thịt đỏ có chứa nhiều chất béo và axit uric làm tình trạng thoái hóa trầm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ hay huyết áp…
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh: Nhóm thức ăn như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, … khiến cho người bệnh dễ tăng cân mất kiểm soát, gây áp lực nặng lên đĩa đệm. 
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Những đồ uống như rượu, bia, thuốc lá… là nhóm thực phẩm người bệnh cần hạn chế để giảm thiểu tình trạng đau nhức, mệt mỏi. 

Lời khuyên dành cho người bệnh

Thoái hóa đĩa đệm là bệnh lý có nguy cơ mắc phải rất cao khi tuổi tác của chúng ta ngày một lớn hơn. Vì thế, thay vì lo lắng và bi quan khi bị bệnh, bà con nên chuẩn bị kiến thức chăm sóc sức khỏe và lưu ý một số điều sau đây để điều trị bệnh tốt hơn. 

  • Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan để luôn thoải mái. Có thế, bà con mới có tinh thần và sức khỏe tốt để chiến đấu bệnh tật. 
  • Rèn luyện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục đều đặn
  • Tuân thủ theo đúng chế độ dinh dưỡng đã đề ra
  • Thường xuyên tái khám hoặc khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng của bản thân
  • Không duy trì 1 tư thế quá lâu. Đối với dân văn phòng, có thể ngồi 1-2 tiếng rồi đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng, với người làm  việc nặng, bê vác thường xuyên, nên chia nhỏ khối lượng công việc để hạn chế áp lực đè nén đĩa đệm. 
  • Với người bệnh đang trong quá trình điều trị, nên chọn thảm kê lưng, gối kê đầu thoải mái, giữ cho lưng thẳng. 

Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm trên đều được tôi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng trước khi biên soạn. Hi vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bà con chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Trong những bài viết sau, tôi sẽ chia sẻ đến mọi người kiến thức về nhiều bệnh lý khác nữa. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp,  bà con có thể để lại trong blog của tôi hoặc liên hệ trực tiếp, tôi sẽ giải đáp tận tình nhất có thể:

  • Facebook cá nhân: Đỗ Minh Tuấn
  • Số điện thoại: 024 6253 66490963 302 349
  • Địa chỉ nhà thuốc nơi tôi công tác: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Đánh giá bài viết

4.9/5 - (16 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Lan Oánh says: Trả lời

    Xin bác sỹ tư vấn giúp, năm nay em mới 30 tuổi, hôm trước có vác nặng thì thấy cột sống thắt lưng kêu 1 tiếng và đau nhói nhưng không để ý, lúc nghỉ ngơi thì không thấy gì nhưng lúc đi lại thì dau , gần đây còn đau nhức ở phía vùng mông nữa. Mà chỉ ở bên trái, đây là bị sao ạ? Giờ em phải làm sao, mong được tư vấn

    1. Hòa Trần says: Trả lời

      Em cũng bị giống bác, nhưng dau âm ỉ liên tục, dần dà càng lúc càng đau, đi lại cũng đau, nằm cũng đau, đi toàn phải chống hông mới đi được, đi chụp phim thì ra là bị thoát vị đốt sống thắt lưng L4-L5, cái này bác vào các khoa cơ xương khớp ở các viện và chụp cộng hưởng từ mới ra nhé.

    2. Thảo Linh Linh says: Trả lời

      Tạm thời thì cứ lấy ngải,lá lốt, muối rang nóng lên đăp vào cho đỡ đau thôi. Tránh cúi người đi. Mai đi khám xem thế nào, chứ như này chắc chắn là cột sống bị ảnh hưởng rồi. Có thể lchỉ là đau lưng cấp hoặc cũng có thể do thoát vị…

  2. Nguyễn Dung says: Trả lời

    Bác sĩ ơi, em bị thoát vị cột sống thắt lưng, rách bao xơ, chữa thuốc nhiều đợt mà không khỏi, giờ em dang tìm hiểu về các phương pháp mổ vì em mới 27 tuổi, cho em hỏi nếu mổ thì phương pháp mổ nào tốt nhất hiện nay? tỷ lệ khỏi hoàn toàn là bao nhiêu phần trăm? Liệu có những biến chứng gì khi mổ?

    1. Thiện Thanh Hóa says: Trả lời

      Mổ thì phải có chỉ định của bác sĩ chứ nhỉ, có phải ai cung có chỉ định được mổ đâu, Nếu đang điều trị ở đâu thì hỏi bác sĩ điều trị người ta tư vấn cho.

    2. Linh 1978 says: Trả lời

      Không biết vì sao nhà bạn lại có ý định mổ, nhưng chắc chắn động vào dao kéo là sẽ có phần trăm biến chứng, chưa kể có người mổ xong duy trì được mấy năm rồi vẫn bị lại. Nhà mình cũng nghiên cứu nhiều vì mẹ mình cũng bị, lại thêm cả thoái hóa nữa, tình cờ xem được bài viết này có giới thiệu đến chỗ bác sĩ Tuấn, châm cứu + dùng thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh có đâu đó 3 tháng bệnh của mẹ mình chuyển biến rất lớn, không chỉ là mọi triệu chứng hết đi mà sức khỏe đi lên trông thấy vì ăn được ngủ được nữa. bạn cân nhắc xem thế nào. Mình nghĩ đáng để thử https://ihs.org.vn/chua-khoi-thoat-vi-dia-dem-nho-do-minh-duong-26002.html

    3. Tấn Phạm Văn says: Trả lời

      Cũng định vào khuyên bạn chủ top nên sử dụng thuốc đông y hay hơn, kết hợp cả với các phương pháp châm cứu+ dùng thuốc+ vật lý trị liệu. Vừa an toàn, lành tính lại giúp phục hồi cả sức khỏe bên trong. Mổ chỉ nên là phương pháp cuối cùng hoặc có những trường hợp bắt buộc phải mổ thôi .Cái này nên tham khảo bác sỹ. Còn nếu do nhà bạn sợ dùng thuốc nam lau thì tôi thấy thời gian mổ nhanh nhưng tập phục hồi chức năng sau đó cũng ngang bằng, chưa kể thường xuyên vẫn phải đeo đai cố định rất khó chịu.

    4. Nguyễn Dung says: Trả lời

      vậy mọi người có người nhà hay bản thân chữa bằng thuốc nam đỗ minh đường mà khỏi thật rồi ạ? Sau khi dừng thuốc thì dã có ai bị lại chưa ạ? Châm cứu trong bao nhiêu lâu?

    5. Linh 1978 says: Trả lời

      Mẹ mình đã dùng và khỏi rồi nhé, và sau đó bac sĩ chỉ cho các bài tập tại nhà tốt cho người bị thoát vị + ăn uống lành mạnh nưa nên giờ bà bảo cảm giác người dẻo dai hơn, không đau nữa. Còn châm cứu đợt đó mẹ mình châm cứu 15 ngày. Việc điều trị như nào thì tốt nhất kaf hỏi bác sĩ

    6. Trịnh Văn Đạt says: Trả lời

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường của bác sĩ Tuấn hình như có 1 cơ sỏ nữa ở HCM phải không? Ai biết dịa chỉ cụ thể không?

    7. Huỳnh Ly Ly says: Trả lời

      Đúng rồi nha, trong đó có 1 cơ sở do bác sĩ Lâm khám. Địa chỉ ở 100 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Quận bình thạnh. Đây có cả sô điện thoại của bác sĩ đây này 0938 449 768

  3. Lu Lee says: Trả lời

    Em bị thoái hóa mấy năm nay, đau chèn vào dây thàn kinh, tê bì bàn chân trái khó đi lại, chữa đông tây y đủ cả mà không đỡ. Dạo gần đây thấy chân trái còn bé hơn chân phải, có phải là bị teo cơ không? Tình trạng này có chữa được phục hồi không bác sĩ ? Lo quá.

  4. Yumi Tran says: Trả lời

    Chào mọi người, mẹ cháu 51 tuổi bị thoát vị dĩa đệm chèn ép rễ thần kinh. Có người mách cho mấy bài tập cho người thoát vị, nhưng mẹ cháu bị cả loãng xương nữa. Có nên tập phương pháp này không?

  5. Đồng Nguyễn says: Trả lời

    Năm nay tôi 40 tuổi, đợt này thấy cổ và vùng gáy đau nhức, sáng có khi còn không đưa tay ra sau lưng được mà cổ cứng không quay được. Phải một lúc mới hồi phục và thi thoảng thấy tê bì hết cả bên cánh tay trái. Đó là hiệu tượng thoái hóa hay thoát vị hay bị gì khác thưa bác sĩ? chữa được bằng phương pháp nào thì tốt?

    1. Dũng Đinh Văn says: Trả lời

      Tuổi của bác thì cũng khó nói, có khi bị cả 2 cũng nên, đi khám thử xem sao ạ, chứ chỉ mỗi triệu chứng như này cũng khó phân biệt. Chụp phim xquang lên còn khó biết có phải do thoát vị không.Mà có tê bì tay thì giống tôi là có chèn ép dân thần kinh rồi đó.

    2. chiếc áo bà ba says: Trả lời

      Gọi điện trực tiếp bác sĩ Tuấn tư vấn cho, chỗ này thấy có cả bác Xuân Hinh cũng chữa khỏi đây này
      https://www.vpeg.vn/nghe-si-xuan-hinh-chua-khoi-thoai-hoa-cot-song-co-nho-bai-thuoc-hay/

    3. Viễn Thông says: Trả lời

      Tuổi của bác thì nên chữa theo y học cổ truyền là tốt nhất, cũng đến tuổi có thoái hóa rồi chữa kể bị thoát vị, dùng thuốc tây thường chỉ được kê thuốc giảm đau chống viêm thôi, chỉ được tạm thời chứ không được lâu dài dâu.

  6. Nguyễn Đức Việt says: Trả lời

    Em bị thoát vị dĩa đệm L5-S, đau thần kinh tọa từ mông xuống chân trái, rất đau, em có di châm cứu, kéo dãn cột sống với loạt các thủ thuật ở bệnh viện rồi, uống thuốc bác sĩ cũng được 5 ngày rồi mà sao giờ vẫn dau nhức đi lại khó, nhất là đứng lâu vẫn tê dọc từ mông xuống. Cho em hỏi đó có phải là hiện tượng bình thường không? Bệnh này thường bao lâu mới hết? Mong được bác sĩ giải đáp

    1. Hua Mei says: Trả lời

      Mới có 5 ngày thôi à, bệnh xương khớp cứ xác định tính bằng tháng nhé. Muốn nhanh hết đau chỉ có dùng giảm dau hoặc tiêm thuốc nhưng mà dùng hại lắm, chịu khó uống thuốc đều với lại ăn uống sinh hoạt như bacs sĩ hướng dẫn, tôi trước có kết hợp cùng châm cứu bấm huyệt nữa nên thấy giảm được cơn đau nhức nhanh hơn

    2. Hoàng Luu says: Trả lời

      Tôi thời gian trước chữa bên chỗ bác sĩ Đỗ Minh Tuấn này, mới đầu dùng thuốc còn thấy bbij đau nhức hơn về sau mới giảm những cơn đau được chứ không phải uống thuốc vào thì giảm đau được luôn đâu, nhưng mà những cái chuyển biến như này cũng được bác sĩ tư vấn cho mà nên cũng yên tâm mà uống thuốc

    3. Miu Meo says: Trả lời

      Anh uống thuốc bao lâu thì khỏi được bệnh vậy, nghe nói là thuốc này điều trị thời gian phải mấy tháng à, thấy bác sĩ Tuấn này được nhiều người khen lắm nhưng nghĩ đến thời gian lâu không biết có theo được không

    4. Hoàng Luu says: Trả lời

      Tôi chữa trong 3 tháng, thuốc này dùng xác định phải kiên trì nhưng mà được cái hiệu quả tốt. Thấy thuốc dùng nhanh thì chỉ có thuốc tây kháng sinh thôi

    5. Chung Hiếu says: Trả lời

      Dùng thuốc lâu vậy thì có bị tác dụng phụ hay không, thuốc đông y giờ cũng không biết sao được thấy thông tin thuốc bảo nhiều chỗ nhập lậu, kém chất lượng.

    6. Khoa đại ca says: Trả lời

      Mua chỗ không hẳn hoi thì cũng xem chứng thuốc đểu nhập lậu rút hết hoạt chất đấy nhưng được cái ở Đỗ Minh Đường này họ có vườn dược liệu riêng cung cấp dược liệu sạch nên đảm bảo, uống máy tháng thuốc liền nhưng không sợ tác dụng phụ gì

  7. Tôi tên Tiền says: Trả lời

    thưa bác sĩ, nhà tôi ở xa cơ sở y tế, mà tôi cũng bị thoát vị cách đây 3-4 năm đa chũa rồi, giờ nó bị đau lại do trái gió trở trời, tôi có thể dùng phương pháp nào để cải thiện tại nhà đây ?

    1. Tinny Lee says: Trả lời

      Hôm trước cháu có xem được cái này, cô thử xem ạ. Nhưng nói thật là vẫn nên đi khám cho dứt điểm và có bác sỹ hướng dẫn thì kết quả sẽ tốt hơn

    2. Tuấn Anh Phạm says: Trả lời

      Chữa bằng phương pháp dân gian hay bài tập chỉ giảm đau được tí thôi. Chỗ bác sĩ Tuấn này có hỗ trợ tư vấn gửi thuốc cho bệnh nhân tỉnh xa mà bác, nếu không đến khám được thì bác gọi điện, nếu co kết quả khám trước đó thì chụp hình ảnh gửi qua, bác sĩ sẽ gửi thuốc về tận nhà cho. Số bác sĩ Tuấn đây ạ 0963 302 349.

  8. Phùng Văn Lâm says: Trả lời

    tôi thường xuyên bị lạnh 2 tay, chân kèm theo người mệt mỏi, đi tiểu đêm nhiều, dau lưng , đau gối đi lại khó khăn, cả giác chân tê bì, vô lực nhất là vào ban đêm đau tăng nên không ngủ được. Như tôi thì là bị thể bệnh gì theo đông y ?

  9. Bùi Lộc 90 says: Trả lời

    Mình muốn tìm hiểu về trình tự khám và phương pháp điều trị của phòng khám + chi phí chữa bệnh ở chỗ bác sỹ Tuấn? Đã ai chữa đây chưa? Chia sẻ giúp mình.

    1. Mỹ Nhân Huỳnh says: Trả lời

      Đến khám thì bác sĩ có khám trực tiếp trên người + khai thác bệnh rồi bắt mạch, kê đơn. Chữa thì có châm cứu, vật lý trị liệu + xoa bóp bấm huyệt + dùng thuốc nam . Khám thì được miễn phí. Còn về mấy phương pháp kia thì 100-150k tùy vào làm thủ thuật gì? Thuốc thì 200k/ lọ cao. Có 4 loại nhưng sẽ do bac sĩ chỉ định cho dùng những thuốc gì, liều như nào nên mỗi người mỗi khác,

    2. Nguyễn Văn Diện says: Trả lời

      Cũng đang quan tâm, giá thuốc như kia thì cũng không đắt. Lại không cần nằm viện, mà thuốc lại được bào chế dạng cao đặc cũng dễ sử dụng, bảo quản nữa, không cần đun sắc, thấy có nhiều người cũng khen. Chắc dợt này quyết tâm đi chữa thôi.

    3. Chiến Minh says: Trả lời

      Muốn đặt lịch để được bác sĩ Tuấn khám và chữa cho, không biết bác làm việc giờ nào?Đến chờ có lâu không, thấy ai cũng khen và muốn điều trị chỗ bác.

    4. Mỹ Nhân Huỳnh says: Trả lời

      Bác làm việc ở phòng khám từ 8h sáng đén 5 rưỡi chiều tất cả các ngày trong tuần. Đúng rồi đó, bác sĩ chữa mát tay mà nên khi đến đặt lịch trước 1 hôm thì đỡ phải chờ lâu chứ không cũng đông bệnh nhân phết. Hôm tôi đến ngày thứ 7 mà phải chờ rõ lâu.

  10. Phạm Thị Hiền says: Trả lời

    Chào bác sĩ ! năm nay tôi 35 tuổi, bị thoát vị cột sống thắt lưng .Hiện tại qua báo đài tôi có tìm hiểu thì thấy có nhiều phương pháp chữa khác như tiêm màng cứng, dùng sóng cao tần hoặc laze, dùng thuốc đông y. Với tuổi của tôi thì nên dùng phương pháp nào cho hợp lý? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp.

    1. Lê Thị Trang says: Trả lời

      Em cũng đang tìm hiểu phương pháp dùng sóng cao tần nhưng giá mắc quá anh ơi, 25trieu đó. Tiemf màng cứng thì cũng bảo chỉ được vài năm. Thấy mọi người đang khen dùng thuốc nam đỗ minh đường hiêu quả quá trời, gia cả cũng thấp hơn nên đang muốn thử. https://www.nguoiduatin.vn/benh-nhan-noi-ve-hieu-qua-chua-thoat-vi-dia-dem-tai-do-minh-duong-a369061.html

  11. Khải HB says: Trả lời

    Trường hợp của em bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4,C5, C6, C7 do chấn thương thì chữa theo đông y bằng cách nào ? Có bài tập gì hữu ích không ạ?

  12. Ngọc Huy 123 says: Trả lời

    Em thấy nhà thuốc nam đỗ minh có 4 bài thuốc nhỏ, ai cũng dùng 4 bài thuốc này hay sao? Vì mẹ em bị cả cao huyết áp và dạ dày nhưng đợt này bị cả thoát vị cột sống nên muốn chữa thuốc đông y để không ảnh hưởng đến huyết áp với dạ dày, mẹ em có thể dùng được thuốc như nào để chữa thoát vị nhờ bác sĩ tư vấn giúp

    1. Viết Sang says: Trả lời

      Thuốc uống kết hợp nhưng không pahir là uống cả 4 loại đâu, như tôi uống có 3 loại thuốc thôi, thuốc này uống không sợ ảnh hương đến dạ dày đâu, tôi cũng bị viêm loét dạ dày vẫn uống được thuốc này bình thường

  13. Bé Heo says: Trả lời

    Bị thoát vị dĩa đệm thì không châm cứu mà chỉ dùng thuốc thôi thì có dược không bác sĩ ơi? và cho em hỏi tuổi em còn trẻ thì nên chơi môn thể thao nào để cải thiện tình trạng thoát vị này?

Chứng thoát vị đĩa đệm thể trung tâm khá phổ biến hiện nay

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Triệu chứng và cách chữa sao cho hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Triệu chứng và cách chữa sao cho...

Chia sẻ về quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Văn Báu – Diễn viên phim Cảnh sát hình sự

Chia sẻ về quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Văn...

Đau nhức là tình trạng thường gặp của các bệnh nhân

Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp chườm bằng nhiệt tại nhà để chữa bệnh

Chữa thoát vị đĩa đệm: Đâu là phương pháp hiệu quả nhất? Tuấn tôi sẽ tư vấn cho bà con

Chữa thoát vị đĩa đệm: Đâu là phương pháp hiệu quả nhất? Tuấn tôi sẽ tư...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua