Thoái hóa đốt sống L5 S1- Biết nguyên nhân, triệu chứng để điều trị sớm

4.1/5 - (15 bình chọn)

Thoái hóa đốt sống L5, S1 là bệnh lý phát triển có tính quy luật với mức độ biểu hiện tăng dần, càng để lâu bệnh càng khó chữa. Vậy làm sao để sớm nhận biết bệnh? Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa và có cách phòng chữa nào hiệu quả? Mời bà con tìm hiểu trong bài viết sau.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là gì?

Theo cấu trúc giải phẫu con người, cột sống gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, được chia làm 5 nhóm gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3-5 đốt sống cụt.

Trong đó, đốt sống cuối cùng của vùng đốt sống thắt lưng là L5 và đốt sống đầu tiên của xương cùng là S1. Như vậy, L5 S1 là 2 đốt sống có vị trí liền kề nhau, đóng vai trò như 1 trụ lực của xương cột sống. Đồng thời đảm nhiệm chức năng chi phối và hỗ trợ các vận động của cơ thể con người. Cũng chính vì thế, bộ phận này rất dễ phải chịu những tác động xấu từ môi trường bên ngoài cũng như bị ảnh hưởng bởi các vấn đề bên trong cơ thể. Từ đó gây ra một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống L5 S1.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là bệnh lý mạn tính, tiến triển theo thời gian và tăng dần về mức độ
Thoái hóa đốt sống L5 S1 là bệnh lý mạn tính, tiến triển theo thời gian và tăng dần về mức độ

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là bệnh lý mạn tính, tiến triển theo thời gian và tăng dần về mức độ. Đây là tình trạng loạn dưỡng của khớp, sự mất cân bằng giữa tái tạo và phá hủy khiến sụn và hệ thống bao khớp, dây chằng bị bào mòn, hư hại, làm biến đổi bề mặt sụn. Biểu hiện cuối cùng là sự nứt loét, nhuyễn hóa của sụn, xương dưới sụn tạo ra các gai xương và hốc xương. Dẫn đến hiện tượng thoái hóa, biến dạng đốt sống, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống L5 S1

Nhắc tới thoái hóa đốt sống, ai cũng nghĩ đây là bệnh của tuổi già. Khi cơ thể lão hóa, chức năng hoạt động của cơ thể kém đi, xương khớp không thể tái tạo được nữa, quá trình bào mòn diễn ra nhanh hơn sẽ dẫn đến thoái hóa nặng.

Tuy nhiên, bệnh đã không còn là đặc trưng riêng của người có tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở cả những người trẻ mới chỉ hơn 30-35 tuổi. Lý do bởi bệnh còn bị gây nên từ tình trạng các đốt sống phải chịu áp lực quá tải trong một thời gian dài. Vì vậy tôi khuyên mọi người nên hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để hạn chế, ngăn ngừa được những tác động xấu đến vùng đốt sống L5 S1, tránh thoái hóa sớm.

Tôi xin được làm rõ những yếu tố dễ dẫn đến thoái hóa để bà con hiểu như sau:

  • Lao động nặng: Thoái hóa đốt sống L5 S1 thường gặp nhiều ở những người phải lao động nặng, thường xuyên khuân vác,… gây ra áp lực lớn lên các đốt sống và đĩa đệm. Dẫn đến những chấn thương, biến dạng cấu trúc và hiện tượng thoái hóa của đốt sống L5 S1.
  • Ít vận động: Nhân viên văn phòng, người trẻ nằm nhiều, ngồi lâu một chỗ xem tivi, ít vận động,… sẽ khiến vùng xương đốt sống bị xơ cứng, máu kém lưu thông. Kết quả sinh ra đau nhức, vận động cúi, gập, ngửa,… khó khăn.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa đốt sống L5 S1
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa đốt sống L5 S1
  • Thừa cân béo phì: Đây là 1 trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra thoái hóa cột sống L5 S1. Xương khớp đốt sống và đĩa đệm khi chịu một trọng lực quá tải trong 1 thời gian dài sẽ bị tổn thương sâu, mất đi tính đàn hồi, dễ gây ra tình trạng thoái hóa kèm thoát vị.
  • Sinh hoạt sai tư thế: Bà con nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, tránh vận động sai tư thế như ngồi vẹo cột sống, ưỡn lưng,… bởi chúng có thể làm thay đổi cấu trúc xương, dẫn đến biến đổi mô xương, dây chằng và làm xuất hiện nhiều gai xương.
  • Chấn thương: Một số chấn thương đốt sống xảy ra trong quá trình làm việc, chơi thể thao, sinh hoạt, đi đứng,… có thể khiến xương khớp bị ảnh hưởng xấu, mắc di chứng, dễ bị phá hủy và thoái hóa.
  • Di truyền, bẩm sinh: Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý về xương khớp hay bản thân có dị tật bẩm sinh như vẹo cột sống, gù cột sống,… thì rất dễ gặp tình trạng thoái hóa từ sớm. Lý do là phần xương bị dị dạng có thể làm sai lệch cấu trúc xương, tạo áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm gây thoái hóa, đau nhức cho người bệnh.
  • Một số nguyên nhân khác: Thoái hóa đốt sống L5 S1 còn có thể bị gây ra bởi một số yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng thiếu chất, sử dụng nhiều chất kích thích, hút thuốc lá, bệnh lý nền cơ thể, thời tiết,…

Triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng

Nhìn chung, các dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống L5 S1 khá giống với biểu hiện của các bệnh lý xương khớp đốt sống khác. Do đó bà con chỉ có thể biết chính xác tình trạng bệnh của mình thông qua thăm khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán khác.

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau ở vùng thắt lưng và hông
Triệu chứng điển hình của bệnh là đau ở vùng thắt lưng và hông

Tuy nhiên, cũng có thể lờ mờ đoán biết được bệnh thông qua một số triệu chứng sau đây:

  • Đau chủ yếu vùng thắt lưng và hông. Cơn đau ban đầu diễn ra đột ngột, mang tính chất cơ học, đau tăng lên khi vận động và hết đau khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên về sau, cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều, âm ỉ và dữ dội, đau cả khi người bệnh không vận động.
  • Cơn đau lan theo đường dẫn thần kinh, từ vị trí hông, thắt lưng đau truyền xuống vùng mông, đùi, bàn chân,… Trường hợp này xảy ra khi thoái hóa làm hẹp lỗ liên hợp.
  • Co cứng khớp vùng đốt sống, nhất là vào buổi sáng, khi cử động sẽ nghe thấy tiếng lục khục trong xương khớp
  • Dây thần kinh L5 liên kết với chân, do đó thoái hóa có thể làm ảnh hưởng đến chi dưới với các biểu hiệu như teo cơ, yếu cơ, co duỗi khó khăn, hạn chế trong các vận động cúi, gập lưng, ngả người ra sau,…
  • Ở trường hợp bệnh nặng, thoái hóa đốt sống L5 S1 có thể gây ra tình trạng rối loạn cơ quan bài tiết, cong, vẹo cột sống, ảnh hưởng thị lực, đau dây thần kinh tọa,…

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống L5 S1

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lại tiến triển âm thầm và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì thế tôi khuyên bà con nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm để được thực hiện các biện pháp chẩn đoán xác định, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Chẩn đoán lâm sàng

Khám lâm sàng là bước cơ bản đầu tiên trong chẩn đoán và điều trị. Thao tác này giúp bác sĩ chuyên khoa có thể nắm được sơ bộ tình trạng thoái hóa đốt sống L5 S1 hiện tại của người bệnh. Chẩn đoán lâm sàng thường dựa vào các dấu hiệu người bệnh gặp phải, kiểm tra thần kinh và khả năng vận động qua các bài tập nhỏ,… Cụ thể:

  • Triệu chứng lâm sàng: Cứng cột sống vào buổi sáng, cơn đau có tính cơ học, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, đau khu trú tại đốt sống L5 S1, khi cử động cột sống sẽ có tiếng lục khục. Một số trường hợp có thể bị đau rễ thần kinh và biến dạng cột sống.
  • Kiểm tra thần kinh: Thoái hóa đốt sống L5 S1 đi kèm thoát vị đĩa đệm sẽ làm rễ thần kinh bị chèn ép. Do đó, để đánh giá mức độ tổn thương thần kinh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện di chuyển bằng mũi chân, kiểm tra khả năng giữ thăng bằng.
  • Kiểm tra khả năng vận động: Bệnh thoái hóa đốt sống L5 S1 khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động vùng thắt hông, lưng và chi dưới. Vì vậy người bị nghi mắc thoái hóa sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện một vài động tác cúi gập người, duỗi, nâng cao chân,… để kiểm tra mức độ ảnh hưởng cột sống L5 S1.
Người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ càng để có phác đồ điều trị phù hợp
Người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ càng để có phác đồ điều trị phù hợp

Chẩn đoán qua hình ảnh X-quang

Đa số trường hợp khám thoái hóa cột sống thường sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X-quang quy cột sống thẳng, nghiêng, chếch ¾ hai bên. Nếu người bệnh bị thoái hóa đốt sống L5 S1, hình ảnh thu được sẽ cho thấy các đặc điểm:

  • Hẹp khe đĩa đệm, lỗ liên hợp đốt sống, mâm đĩa đệm bị nhẵn, đặc xương dưới sụn.
  • Xuất hiện gai xương thân đốt sống, thay đổi hình dạng đầu xương, có kén ở đầu xương,…

Ngoài ra còn một số chẩn đoán xét nghiệm hình ảnh khác như chụp MRI, chụp CT,… cũng có thể được chỉ định nhằm xác định mức độ tổn thương của xương khớp, thần kinh,… hoặc để xác định các điểm bất thường xung quanh đốt sống L5 S1.

Chẩn đoán phân biệt

Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân, thiếu máu, hạch ngoại vi,… bác sĩ có thể sẽ chỉ định chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý:

  • Viêm đốt sống đĩa đệm
  • Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính
  • Ung thư di căn xương

Điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1

Điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 bằng phương pháp nào hiệu quả luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, tôi xin giới thiệu tổng quan về những hướng điều trị phổ biến hiện nay cũng như trường hợp áp dụng, cách chữa của từng biện pháp cụ thể, nhằm giải đáp thắc mắc cho bà con.

Điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 không dùng thuốc

Thoái hóa đốt sống L5 S1 ở giai đoạn đầu có thể dễ dàng được kiểm soát bằng phương pháp điều trị không dùng thuốc. Bằng cách tác động tích cực lên cơ thể người bệnh, đồng thời loại bỏ những tác động xấu gây ảnh hưởng vùng đốt sống L5 S1, điều trị không dùng thuốc giúp hạn chế sự phá hủy xương khớp, góp phần hỗ trợ tái tạo, phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó là giảm đau, ức chế viêm, khôi phục tầm vận động cho cấu trúc đốt sống.

Châm cứu là một phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp hoạt lạc, kéo giãn cột sống, giải tỏa điểm chèn ép, giảm đau và vận động dễ dàng hơn
Châm cứu là một phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp hoạt lạc, kéo giãn cột sống, giải tỏa điểm chèn ép, giảm đau và vận động dễ dàng hơn

Người bệnh có thể được hướng dẫn chữa trị theo các cách sau:

  • Loại bỏ nguyên nhân: Như tôi đã đề cập ở trên, những thói quen sinh hoạt xấu, vận động mạnh, đột ngột, không kiểm soát cân nặng hợp lý, lao động quá sức,… là những yếu tố khiến thoái hóa diễn tiến một cách nhanh chóng. Do đó, để kiểm soát tình trạng bệnh, bà con nên chú ý điều chỉnh lại lối sinh hoạt, loại bỏ những yếu tố cơ giới này.
  • Vật lý trị liệu: Mục đích của vật lý trị liệu là lưu thông huyết khối, tăng dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ tăng sinh dinh dưỡng, chuyển hóa tại chỗ. Từ đó giúp giảm đau, hạn chế tình trạng co cứng, phục hồi tầm vận động cột sống thắt lưng và làm chậm thoái hóa. Một số hướng vật lý trị liệu phổ biến là nhiệt trị liệu, điện phân dẫn thuốc, siêu âm, kéo dãn cột sống thắt lưng,… Còn như ở Đỗ Minh Đường thì chúng tôi sử dụng tới liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt nhằm nhằm đả thông kinh mạch, kéo giãn cột sống, giải tỏa điểm chèn ép, giúp người bệnh giảm đau và vận động dễ dàng hơn.
  • Các biện pháp khác: Ngoài ra còn một số biện pháp điều trị không dùng thuốc khác là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện các bài tập cho người bị thoái hóa đốt sống lưng, vận động trị liệu, xoa bóp bấm huyệt,…

Chữa thoái hóa cột sống L5 S1 theo y học hiện đại

Y học hiện đại ngày càng phát triển giúp cho việc trị bệnh có nhiều thuận lợi. Không chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tức thì, các phương pháp điều trị theo y học hiện đại còn giúp ngăn ngừa biến chứng, duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh. Hiện nay có 2 hướng điều trị bằng YHHĐ hiệu quả là dùng thuốc Tân dược và phẫu thuật. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thoái hóa đốt sống L5 S1 đi kèm tình trạng viêm dày, mọc nhiều gai xương,… biểu hiện rõ rệt sưng nóng, đau nhức liên tục, khó vận động,… thì cần sử dụng đến thuốc Tây y. Mục đích là để khóa cơn đau tạm thời, tiêu diệt ổ viêm, duy trì khả năng vận động cho người bệnh.

Thuốc tây y sẽ giúp khóa cơn đau tạm thời, tiêu diệt ổ viêm, duy trì khả năng vận động cho người bệnh
Thuốc tây y sẽ giúp khóa cơn đau tạm thời, tiêu diệt ổ viêm, duy trì khả năng vận động cho người bệnh

Phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống thường gồm các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc chống thoái hóa sụn khớp
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc tiêm corticoid tại chỗ

Tuy tác dụng nhanh chóng nhưng với đặc tính phức tạp, bà con không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Việc chỉ định thuốc ngoài dựa vào tình trạng bệnh cụ thể còn phụ thuộc vào những nguyên tắc an toàn của Bộ y tế cũng như đặc tính từng loại thuốc.

Phẫu thuật thoái hóa đốt sống L5 S1

Trường hợp dùng thuốc không đem lại hiệu quả tích cực hoặc bệnh diễn tiến nặng, cấu trúc đốt sống bắt đầu biến dạng, trượt đốt sống, hẹp ống sống gây chèn ép rễ thần kinh quá mức,… bác sĩ có thể yêu người bệnh thực hiện phẫu thuật để điều trị.

Phẫu thuật giúp ngăn chặn biến chứng, giảm đau, phục hồi và duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân. Các phương pháp phẫu thuật có thể là:

  • Cố định cột sống.
  • Hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo.
  • Nội soi khớp

Phương pháp phẫu thuật sẽ tiềm ẩn những biến chứng nhất định như tắc mạch, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng mô xung quanh, thận chí là tử vong,… Do đó, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi làm phẫu thuật.

Điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 bằng thuốc Đông y

Nguyên tắc điều trị của Đông y là tập trung vào cơ chế sinh bệnh. Có nghĩa là loại bỏ các yếu tố gây hại từ bên trong cơ thể, đồng thời nâng đỡ tổng trạng, làm mạnh chính khí. Từ đó đem lại hiệu quả sâu và bền. Vì vậy, khi xác định được thoái hóa đốt sống L5 S1 là bệnh thuộc chứng Tý (do tà khí thừa lúc cơ thể suy yếu thì xâm nhập, gây tắc nghẽn kinh mạch và dẫn tới đau nhức xương khớp), các bài thuốc Đông y hướng đến khu phong, tán hàn, trừ thấp, chỉ thống, thông kinh lạc, cường gân cốt, bồi bổ tạng can thận.

Bài thuốc gia truyền mà Đỗ Minh Đường chúng tôi vẫn thường dùng để chữa bệnh cho bà con chính là được nghiên cứu dựa trên cơ chế này của YHCT. Tuy nhiên, để nâng cao tính hiệu quả, chúng tôi đã phát triển bài thuốc theo hướng toàn diện hơn, kết hợp cùng lúc 4 phương thuốc theo tỷ lệ vàng, giúp người bệnh cùng lúc đạt được 2 tác dụng:

Tác dụng kép trong điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 của Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường
Tác dụng kép trong điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 của Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường

Bên cạnh đó, để đảm bảo độ an toàn cao nhất cho người bệnh, các thảo dược dùng để bào chế thuốc đều được chúng tôi ươm trồng và thu hái có chọn lọc tại các vườn dược liệu chuyên canh hữu cơ. Những vườn thuốc này là do chúng tôi đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn. Chính vì vừa có tính hiệu quả, vừa có tính an toàn như vậy mà năm 2017, chúng tôi đã vinh dự được trao tặng Cúp Vàng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo”. Tiếp nối đó là được trở thành đơn vị đồng hành cùng chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2, “Góc nhìn người tiêu dùng” – VTC2 trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Mặc dù thuốc Đông y ít gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng nhưng bà con cũng cần lưu ý việc sử dụng liệu lượng thuốc như thế nào còn phụ thuộc vào từng thể bệnh và chứng trạng cụ thể. Vì vậy, khuyến cáo bà con nên thăm khám và tuân thủ theo phác đồ trị bệnh của các lương y, thầy thuốc để có kết quả chữa bệnh tốt nhất.

Một số lưu ý ngăn ngừa thoái hóa đốt sống L5 S1

Thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống L5 S1 nói riêng là căn bệnh mạn tính tiến triển theo quy luật, ai cũng sẽ gặp phải. Việc phòng tránh hoàn toàn dường như là điều không thể. Do đó, nói ngăn ngừa thực chất là việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự phá hủy sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, kéo dài thời gian cho xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh

Để ngăn ngừa thoái hóa, bà con nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Hạn chế ngồi quá lâu, nếu phải làm các công việc có tính chất đặc thù ít vận động thì nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Tốt nhất cứ sau mỗi 1 giờ đồng hồ thì đứng dậy đi lại và tập các động tác nhẹ nhàng 1 lần để tránh bị cứng đốt sống.
  • Hạn chế lao động quá sức, thể thao mạnh, các vận động đột ngột tác động trực tiếp đến vùng cột sống thắt lưng- xương cùng
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và các bệnh lý về nội tiết, chuyển hóa như suy giáp, tiểu đường
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin C, B, protein,… Hạn chế dung nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, đồ uống có gas, cồn,…
  • Tập thể dục thể thao điều độ, vừa sức để tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh lý thoái hóa đốt sống L5 S1. Bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng lạ nào trên cơ thể thì bà con nên lưu ý theo dõi và đi thăm khám sớm để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho bản thân.

Bao năm nay, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi vẫn luôn thăm khám MIỄN PHÍ cho người bệnh, vì vậy bà con nếu tin tưởng có thể ghé qua số 37A, ngõ 97, Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội hoặc số 100, đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh để kiểm tra sức khỏe.

Đánh giá bài viết

4.1/5 - (15 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Thoái hóa khớp là một dạng đau nhức xương khớp phổ biến hiện nay

Thoái Hóa Khớp: Hiểu Nguyên Nhân, Biết Triệu Chứng Và Chữa Kịp Thời

Thoái Hóa Khớp: Hiểu Nguyên Nhân, Biết Triệu Chứng Và Chữa Kịp Thời

Thoái hóa cột sống là tình trạng sụn khớp cùng đĩa đệm bị bào mòn, tổn thương

Thoái Hóa Cột Sống: Sớm Phát Hiện Triệu Chứng Để Điều Trị Hiệu Quả

Thoái Hóa Cột Sống: Sớm Phát Hiện Triệu Chứng Để Điều Trị Hiệu Quả

phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp bằng Top 3 phương pháp hiệu quả

L4, L5 là các đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất của thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng l4 l5: Hiểu rõ để điều trị hiệu quả

Thoái hóa cột sống thắt lưng l4 l5: Hiểu rõ để điều trị hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua