Thoái Hóa Khớp: Hiểu Nguyên Nhân, Biết Triệu Chứng Và Chữa Kịp Thời

4.7/5 - (4 bình chọn)

Nhắc tới thoái hóa khớp, ai cũng nghĩ đó là bệnh của người lớn tuổi, từ U50 trở lên. Nhưng nhiều năm trở lại đây, cứ 10 người tới tìm tôi để khám, bốc thuốc thì có khoảng 3 người mới chỉ hơn 30 tuổi. Như vậy, bệnh đang ngày càng trẻ hóa, nếu bà con không sớm phát hiện và điều trị thì sẽ khó tránh khỏi những hệ quả xấu xảy ra. Đó là lý do tôi dành thời gian để biên soạn bài viết này, hy vọng phần nào đó giúp mọi người gỡ rối thắc mắc xoay quanh bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, về bản chất của bệnh lý thì không phải ai cũng hiểu rõ. Khoa học giải thích rằng: “Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm quá trình tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn bị mất cân bằng. Sự mất cân bằng này có thể  xảy ra do nhiều nguyên nhân và cuối cùng sẽ làm thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của các tế bào và chất cơ bản của sụn. Điều này khiến cho sụn khớp, xương dưới sụn nhuyễn hoá, nứt loét và dần xơ hoá, tạo thành gai xương và các hốc xương dưới sụn.”

Nhưng tôi xin được giải thích cho bà con dễ hiểu là: Thoái hóa khớp là tình trạng các sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, phá hủy, khiến cho người bệnh bị đau nhức. Về lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng biến dạng khớp, ảnh hưởng tới chức năng vận động của người bệnh.

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa

Còn trong Y học cổ truyền, thoái hóa khớp được xếp vào chứng tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn, không thông, khô cứng, viêm nhiễm dẫn đến suy yếu. Nguyên nhân là do  kinh lạc – cơ – khớp của cơ thể bị các yếu tố Phong – Hàn – Thấp xâm phạm, khiến kinh mạch ư trễ, không thông. Cùng với đó là hiện tượng suy yếu của tạng thận (thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có sức khỏe kém), làm mất khả năng nuôi dưỡng cốt tủy, khiến cho các tổn thương tại khớp xương không thể tái tạo, phục hồi, từ đó mà sinh ra sưng đau.

Nguyên nhân thoái hóa xương khớp

Về nguyên nhân gây thoái hóa khớp thì có rất nhiều. Phần lớn người dân cho rằng, thoái hóa khớp chỉ do tuổi cao, khiến cho sụn khớp bị lão hóa. Nhưng cho đến nay, người ta đã thấy rõ, ngoài tuổi tác còn có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, như:

  • Do công việc: Mang vác nặng, leo cầu thang, thường xuyên ngồi một chỗ… khiến cho các đầu khớp cọ xát mạnh vào nhau dẫn đến hư hỏng.
  • Do chấn thương: Chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… gây tổn thương tại khớp.
  • Do thói quen sinh hoạt: Quay, gập người, ngồi sai tư thế, ngồi xổm, vắt chéo chân… đều là những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng tới kết câu của khớp xương, tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Do thừa cân: Tăng cân mất kiểm soát làm cơ thể nặng nề gây ra áp lực lớn cho các khớp…
  • Do chế độ dinh dưỡng: Thiếu canxi, glucosamine khiến mật độ xương giảm, sụn dễ thoái hóa…

Điều này lý giải cho việc vì sao mà những người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp. Đặc biệt là với cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà giới trẻ có nhiều thói quen xấu như ít vận động, ăn uống không điều độ, thường xuyên ngồi một chỗ làm việc, tư thế sinh hoạt không đúng… khiến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Có rất nhiều người gửi thư hay nhắn tin trên fanpage và trang facebook cá nhân của tôi hỏi rằng, thoái hóa thường xảy ra với khớp nào và làm sao để họ có thể biết được mình bị bệnh hay không. Về lý thuyết, thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào nhưng thường gặp nhất là khớp gối, do phải chịu nhiều trọng lực. Thứ đến là cột sống lưng, cổ.

Ở giai đoạn đầu, tôi nghĩ rằng ít ai có thể biết được mình có đang bị thoái hóa khớp hay không. Bởi các triệu chứng của thoái hóa trong giai đoạn này thường tương tự như các bệnh lý viêm, đau xương khớp khác, bao gồm cảm giác đau nhức, tê mỏi, khó vận động, cứng khớp, khi vận động sẽ nghe tiếng lạo xạo… Vì vậy, bà con chỉ có thể biết được chính xác bệnh tình của mình khi được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết.

Hình ảnh của khớp xương bình thường và khớp bị thoái hóa
Hình ảnh của khớp xương bình thường và khớp bị thoái hóa

Hiện nay, y học phát triển, với các kỹ thuật hiện đại như siêu âm khớp, chụp X quang, thì bác sĩ hoàn toàn có thể đưa ra kết luận chính xác về mức độ thoái hóa hoặc nguyên nhân khác gây đau mỏi của người bệnh. Vậy nên bà con có thể yên tâm mà khám chữa.

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Nói rõ hơn về vấn đề chẩn đoán, xác định thoái hóa khớp. Thông thường khi người bệnh có các triệu chứng đau nhức, tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp chẩn đoán sau đây:

Chẩn đoán lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ bị thoái hóa khớp khi có những đặc điểm sau đây:

  • Người trong độ tuổi trung niên hoặc người lớn tuổi.
  • Có triệu chứng đau nhức, co cứng trong khớp hoặc quanh khớp, gây khó khăn khi vận động.
  • Cơn đau khởi phát từ từ, mức độ vừa phải, đau tăng mạnh khi vận động, đi lại, bước xuống cầu thang, khi gập khớp, khi mang vác vật nặng…
  • Nếu thoái hóa xảy ra ở khớp háng, bệnh nhân ngoài đau vùng háng còn có thể có thể bị đau ở mặt sau đùi xuống khớp gối.
  • Cảm giác đau nhiều về đêm. Buổi sáng thường có cảm giác cứng khớp trong khoảng 30 phút.
  • Đau cứng khớp khi thay đổi thời tiết như mưa, nắng, lạnh,…
  • Khi thoái hóa làm tràn dịch khớp sẽ làm cho khớp bị viêm với các triệu chứng điển hình là sưng, nóng đỏ khớp.

Bên cạnh đó khi tiến hành khám thực thể, bác sĩ sẽ phát hiện tại vị trí của khớp đau có các triệu chứng như phì đại đầu xương, cảm giác đau khi khám ở các vùng cạnh khớp, điểm bám của bao khớp, dây chằng và gân cơ.

Chẩn đoán hình ảnh X-quang khớp

Phần lớn người bệnh khi đi khám sẽ được chỉ định chụp X-quang khớp, siêu âm khớp. Quan sát hình ảnh X-quang của người bị thoái hóa khớp thường sẽ nhìn thấy những điểm sau:

  • Có hiện tượng phì đại xương, gai xương ở rìa khớp.
  • Hẹp khe khớp không đồng đều (có thể do lớp sụn mỏng đi, hoặc do vôi hoá sụn ở vùng mọc gai xương), đậm đặc xương dưới sụn.
  • Giai đoạn muộn sẽ xuất hiện các kén ở đầu xương, làm thay đổi hình dạng đầu xương, khuyết xương, xẹp vỏ xương ở khớp đốt xa.
Hình ảnh X-quang của khớp xương bị thoái hóa
Hình ảnh X-quang của khớp xương bị thoái hóa

Xét nghiệm cận lâm sàng

Chẩn đoán thoái hoá khớp thường dựa vào khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Xét nghiệm lâm sàng chỉ thực hiện khi có nghi ngờ về trường hợp người bệnh có thêm các bệnh lý khác. Thường bao gồm:

  • Xét nghiệm sinh hoá máu: creatinin, ure, K+…
  • Xét nghiệm tế bào trong dịch khớp: Nếu số lượng tế bào trong dịch khớp dưới 2000 cái/mm3 thì dịch khớp bình thường. Nếu cao hơn số đó thì cần theo dõi viêm khớp hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn ở người bệnh.

Thoái hóa khớp nguy hiểm không?

Tôi biết rằng người dân mình thường có thói quen tự chẩn, tự chữa. Đặc biệt là với những người trẻ thì còn có tâm lý chủ quan và tự mua thuốc uống. Nhưng việc này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho khớp xương. Người bệnh sẽ có thể gặp phải những biến chứng xấu như:

  • Suy nhược cơ thể: Cơn đau âm ỉ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, khiến bệnh nhân bị ám ảnh, dẫn tới trạng thái mệt mỏi, lo âu…
  • Teo cơ, tê bì chân tay: Thoái hóa khớp khiến cơ vùng cạnh khớp, tay, chân bị tê bì, khó co duỗi, việc cầm nắm cũng trở nên khó khăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới teo cơ, mất khả năng vận động.
  • Biến dạng khớp: Theo thời gian, tình trạng thoái hóa diễn tiến nặng khiến cho khớp sưng to, mọc gai và biến dạng cong vẹo, lệch trục. Người bệnh lúc này sẽ gặp khó khăn khi đi lại, vận động.
  • Bại liệt, tàn phế: Tổn thương thoái hóa khớp tiến triển, tác động tới rễ dây thần kinh, tủy sống, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế, bại liệt, không thể hồi phục.

Lúc này, quá trình chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn, gây nhiều đau đớn và tốn kém chi phí hơn. Vì vậy, tôi khuyên bà con, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì hãy tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị, càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa, cải thiện các triệu chứng bệnh.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Điều trị sớm thì rõ rồi nhưng điều trị bằng phương pháp nào để có hiệu quả tốt thì cũng lại là một vấn đề. Thực tế, tùy từng giai đoạn của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Bà con muốn hiểu rõ hơn thì có thể nhấn vào bài viết: Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp cho tất cả các trường hợp từ nhẹ đến nặng để đọc thêm.

Tùy từng mức độ bệnh mà có những giải pháp chữa trị -phù hợp
Tùy từng mức độ bệnh mà có những giải pháp chữa trị -phù hợp

Biện pháp điều trị thoái hóa không dùng thuốc

Thông thường khi thoái hóa khớp mới đang trong giai đoạn sớm, người bệnh có thể giảm thiểu các triệu chứng bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa bằng một số biện pháp không dùng thuốc như:

  • Loại bỏ nguyên nhân: Tìm hiểu nguyên nhân và loại bỏ chúng là một trong những bước đầu tiên cần phải thực hiện đối với người bị thoái hóa. Nếu do vận động sai tư thế thì điều chỉnh lại tư thế, nếu do béo phì thì giảm cân,…
  • Chế độ ăn uống: Người bệnh có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin K2, omega 3… rất tốt cho hệ xương khớp.
  • Tập thể dục: Đây là một hoạt động quan trọng trong việc phòng ngừa, kiểm soát các bệnh lý xương khớp. Người bị thoái hóa khớp có thể đi bộ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nhảy dây, bơi lội, tập yoga… để giúp tăng sức mạnh cho các khối cơ.
  • Tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: Phương pháp này sử dụng các tác nhân vật lý như châm cứu, bấm huyệt, sóng ngắn, dòng xung điện, siêu âm, vận động chủ động… Mục đích là giúp bệnh nhân lưu thông huyết khối, tăng cường chuyển hóa, tăng cường dẫn truyền thần kinh, chống phù nề, giảm viêm đau.

Các biện pháp này cũng là một phần trong phác đồ điều trị đối với những trường hợp thoái hóa khớp nặng cần dùng đến thuốc hoặc phải phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý kỹ và thực hiện nghiêm túc các biện pháp này.

Điều trị thoái hóa khớp theo Y học hiện đại

Nguyên tắc điều trị của YHHĐ là tập trung vào giảm đau, duy trì và tăng khả năng vận động cho người bệnh. Đồng thời hạn chế và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp, cố gắng giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc. Trong YHHĐ có 2 phương pháp điều trị chính là:

Điều trị bằng thuốc

Thông thường quá trình thoái hóa khớp xảy ra sẽ đi kèm với tình trạng viêm. Vì vậy người bệnh sẽ phải sử dụng đến các loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau Ibuprofen paracetamol, thuốc chống viêm Corticoid, thuốc làm chậm thoái hóa DMARs…

Trường hợp nặng sẽ sử dụng đến các loại thuốc tiêm vào khớp. Có thể là tiêm thuốc kháng viêm Corticosteroid, Acid hyaluronic, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm tế bào gốc,… Tuy nhiên các thuốc tân dược thường gây hại cho tiêu hóa, tim mạch, thận và không thực sự mang tới hiệu quả tối ưu. Vì vậy việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng.

Lạm dụng tiêm thuốc trực tiếp vào khớp có thể để lại những hậu quả xấu
Lạm dụng tiêm thuốc trực tiếp vào khớp có thể để lại những hậu quả xấu

Điều trị phẫu thuật

Khi tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng, cấu trúc khớp đã có dấu hiệu tổn thương, biến dạng… thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Có thể là mổ nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp) hoặc khoan kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, phẫu thuật thay khớp nhân tạo…

Phương pháp này sẽ tiềm ẩn một số biến chứng nhất định. Thường gặp nhất là tắc mạch. Lâu dài có thể bị lỏng khớp do lớp xi măng gắn với xương. Ngoài ra, có khoảng 5% bị nhiễm khuẩn, 1% tử vong.

Chữa thoái hóa khớp bằng Đông y cổ truyền

Nguyên tắc điều trị của Đông y là tập trung khử tà (phong, hàn, thấp, nhiệt), hoạt lạc, hoãn cấp, chỉ thống và bổ thận, dưỡng khí huyết. Từ đó giúp người bệnh tiêu viêm, giảm đau, tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa hiệu quả. Đặc biệt, vì thành phần thảo dược nên thuốc Đông y không gây hại cho các cơ quan ngũ tạng khác của cơ thể. Vì vậy rất thích hợp dùng để điều trị các bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, trên thực tế thì với từng trạng bệnh cụ thể mà mỗi thầy thuốc cũng có cách bốc thuốc, gia giảm liều lượng khác nhau. Từ đó hiệu quả cũng sẽ không giống nhau. Như Bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường của nhà thuốc tôi thì ngoài sử dụng bài thuốc đặc trị với các dược liệu chính là dây đau xương, vương cốt đằng, hy thiêm, gối hạc, phòng phong… nhằm khu phong, trừ thấp, tán hàn, tiêu viêm, giảm triệu chứng, thông kinh hoạt lạc thì tôi còn cho bệnh nhân dùng thêm 3 loại thuốc bổ trợ khác:

  • Một là thuốc bổ gan giải độc, với các thảo dược như kim ngân cành, bồ công anh, diệp hạ châu, hạ khô thảo… giúp bổ gan, giải độc, thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan.
  • Hai là thuốc bổ thận dưỡng huyết, sử dụng các dược liệu như xích đồng, hạnh phúc, bách hộ cà gai, gắm… để giúp làm mạnh gân cốt, tăng cường sức đề kháng.
  • Ba là thuốc kiện tỳ ích tràng với thành phần là các thảo dược như phục linh, hoàng kỳ, bạch truật, bạch thược, trần bì… nhằm hòa giải can – tỳ, hành khí hóa ứ, nâng cao chức năng hệ tiêu hóa.
Thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp sẽ tập trung giải quyết nguồn gốc gây bệnh
Thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp sẽ tập trung giải quyết nguồn gốc gây bệnh

Sự kết hợp của 4 phương thuốc nhỏ này sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả kép.Vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh, vừa làm mạnh gân xương, tăng cường chức năng xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế các biến chứng về sau.

Trong quá trình sử dụng bài thuốc xương khớp của dòng họ Đỗ Minh tôi, người bệnh yên tâm sẽ không bị kích ứng, không gây hại cho dạ dày. Sở dĩ như vậy bởi bài thuốc đảm bảo:

  • Được bào chế hoàn toàn từ dược liệu sạch trong nước, thu hái tại 3 vườn dược liệu của nhà thuốc ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội)
  • Không chứa rác thuốc, dược liệu bẩn
  • Không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản
  • Quy trình bào chế đúng theo quy định của Bộ y tế

Sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh, tôi sẽ tư vấn cho mọi người liệu trình bài thuốc phù hợp. Bên cạnh với việc dùng thuốc, bệnh nhân bị thoái hóa khớp tại nhà thuốc tôi sẽ được xoa bóp, bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị.

Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Việc điều trị thoái hóa khớp sẽ không thể mang đến kết quả tốt nếu người bệnh thiếu đi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chính vì vậy, trước khi đưa thuốc cho bệnh nhân ra về, tôi thường dặn dò họ trong bữa ăn hàng ngày cần chú ý bổ sung những thực phẩm có lợi cho xương khớp, bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất chondroitin, glucosamine. Ví dụ như nước xương hầm…
  • Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng lớn omega-3 như hạt ngũ cốc, cá biển,…
  • Rau xanh và các loại củ quả giàu vitamin C, K, magie…
  • Thực phẩm chứa canxi như trứng, sữa, đậu nành…
Thoái hóa khớp nên ăn gì, không nên ăn gì
Người bị thoái hóa khớp nên bổ sung thực phẩm giàu omega 3

Bên cạnh đó, cần hạn chế những nhóm thực phẩm gây bất lợi như:

  • Các loại đồ ăn, thực phẩm có chứa quá nhiều muối hoặc quá nhiều đường.
  • Các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như bánh mì, khoai tây, bắp…
  • Các loại thực phẩm giàu axit oxalic như mận, củ cải, bột mì, măng…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ rán, đồ chiên xào,…
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê…

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh lý không thể đảo ngược, ai rồi cũng sẽ gặp, diễn tiến bệnh sẽ ngày một nặng và không thể điều trị phục hồi. Vì vậy, việc phòng ngừa thực chất là biện pháp làm chậm quá trình thoái hóa, giúp người bệnh hạn chế các tổn thương, đau đớn do bệnh gây ra. Điều này có ý nghĩa lớn đối với cả người trẻ và người già, người đang mắc bệnh và chưa mắc bệnh. Theo đó, mỗi một người cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý để giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp. Đặc biệt với những người thừa cân thì phải cố gắng giảm cân về đúng tiêu chuẩn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng sức khỏe cho các cơ và tăng độ đàn cho dây chằng, bao khớp. Tuy nhiên cần phải lưu ý hoạt động đúng cách với tần suất vừa phải.
  • Chú ý sinh hoạt và làm việc với tư thế đúng, tránh ngồi bắt chéo chân, ngồi khom lưng, cúi cổ quá mức… Nên thay đổi tư thế liên tục, tránh nằm, ngồi và đứng lâu hoặc duy trì 1 tư thế trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị về thoái hóa khớp. Mong rằng bà con sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này. Ở những bài viết sau, tôi sẽ chia sẻ cho bà con thông tin về các loại thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ, cột sống lưng…

Đánh giá bài viết

4.7/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Bình luận

  1. Trần văn Bách says: Trả lời

    Chào bác sĩ Tuấn, tôi bị thoái hóa vùng cổ gây đau mỏi cổ, ngủ dậy buổi sáng cổ bị cứng khó xoay gập cổ, tôi gặp tình trạng này gần năm nay rồi, trước dùng thuốc tây không khỏi, hiện tại tôi muốn chuyển qua điều trị bằng thuco nam, nhờ bác sĩ tư vấn giúp

    1. Kiên says: Trả lời

      Tôi cũng đang bị đau nhức cứng cổ với vòn bị đau mỏi cả phần bả vai nữa vậy là dấu hiệu của thoái hóa khớp sao? Có cần phải đi khám gì để biết rõ không, chỗ bác sĩ Tuấn này có khám luôn không?

    2. Vương Thu Mai says: Trả lời

      Xương khớp để biết rõ thì chỉ có đi chụp chiếu với làm xét nghiệm thôi, chỗ bác sĩ Tuấn ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường không có máy móc chụp phim, xét nghệm đâu, bác sĩ khám bằng y học cổ truyền. Trước mình đến bệnh viện chụp phim sau đó mang qua nhà thuốc bác sĩ tư vấn rồi kê đơn thuốc cho điều trị, kết thúc 10 buổi làm châm cứu bấm huyệt giờ đang còn điều trị bằng thuốc uống.

      1. Bích hà says: Trả lời

        Có hiệu quả không vậy, thấy bác sĩ Tuấn được khen nhiều lắm, thấy có cả chú Xuân Hinh cũng đến chữa ở đây mà

      2. Vương Thu Mai says: Trả lời

        Thấy đỡ đau nhức hơn trước, các cơn đau xuất hiện ít hơn, cái đợt làm châm cứu bấm huyệt đợt đấy thấy người nhất là vùng cổ nhẹ nhõm hơn hẳn. Mình là thấy được chú Xuân Hinh livestream tại nhà thuốc bảo chữa khỏi nên mới biết đến chữa. Thấy hiện tại bệnh chuyển biến cũng là thấy vui rồi, mong sao sau điều trị sẽ hết được đau nhức .

  2. Đỗ minh Chiến says: Trả lời

    Từ trước đến giờ tôi chỉ nghĩ nguyên nhân của thoái hóa xương khớp này là do tuổi tác nên xương khớp thoái hóa là chuyện đương nhiên nhưng không nghĩ là bệnh này lại do nhiều nguyên nhân như thế

    1. Quyết says: Trả lời

      Do tuổi tác thì đã chẳng có nhiều người trẻ bị như thế, ông không thấy giờ có những người mới 20-30 tuổi mà đã thoái hóa rồi à, nên là sức khỏe chẳng nói trước được cứ chú ý đến sức khỏe hơn chút không bỏ bê đến lúc bị bệnh rồi mới hoois hận thì muộn

  3. Trần thị nguyệt says: Trả lời

    Thoái hóa xương khớp đến gặp bác sĩ Tuấn thì đúng thầy đúng thuốc rồi nhé, tôi bị thoát hóa đốt sống lưng bị đâu đó cũng 3 năm trời đi bệnh viện chữa thuốc tây rồi đi đắp thuốc thầy lang nhưng cũng không khỏi, rồi được người quen cho địa chỉ nhà thuốc Đỗ minh đường đến được bác sĩ Tuấn khám rồi từ vấn điều trị cho, sau liệu trình 3 tháng chữa ở đây thì bệnh tôi khỏi được rồi, chưa biết khỏi được bao lâu nhưng mà hơn năm rồi không bị đau nhức làm phiền nữa rồi.

    1. Thái Vũ says: Trả lời

      Cho hỏi phương pháp điều trị như nào vậy, uống thuốc hay có làm thủ thuật gì hay không?

      1. Lê thanh Hoài says: Trả lời

        Em thấy bác sĩ này nổi, cũng đang tìm hiểu điều trị thoái hóa xương khớp cho mẹ em thấy họ điều trị bằng bài thuốc nam gia truyền với kết hợp làm vật lý trị liệu

        1. Trần thị nguyệt says: Trả lời

          Tôi điều trị chỉ uống 3 loại thuốc cao kết hợp thôi chứ không làm vật lý trị liệu gì cả, cái vật lý trị liệu tùy từng tình trạng mỗi người như thế nào mà bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị cho hợp lý, đã quan tâm điều trị rồi thì tốt nhất đến khám trực tiếp để bác sĩ tư vấn cho.

        2. Tưởng Hako says: Trả lời

          Sao bảo thuốc này là thuốc nam vậy không phải à, sao thuốc lại là dạng cao mà có nhiều loại vậy, trước tôi có điều trị bằng máy loại thuốc này là thuốc thang về sắc mà, có những chỗ thì họ hộ trợ sắc rồi đóng gói túi thuốc cho thôi.

        3. hoanghong@gmail.com says: Trả lời

          Thuốc đông y thì thường sẽ là thuốc thang sắc nhưng ở nhà thuốc đỗ minh đường thì họ có sắc rồi cô thành dạng cao cho người bệnh dễ dàng trong sử dụng với bảo quản thuốc đó. Bác sĩ có bảo nhiều người nói thuốc sắc về không có thời gian với sắc hay bị hỏng nên nhà thuốc họ bào chế dạng sẵn dùng để chất lượng thuốc vẫn được đảm bảo luôn

  4. Nguyễn nam Phong says: Trả lời

    Ở trên có nói đến phương pháp điều trị không dùng thuốc, tôi là thuộc nhà ăn uống ngủ nghỉ cực khoa học, điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên mà không hiểu sao xương khớp vẫn cứ bị thoái hóa sớm đây

    1. Tuyết Yến says: Trả lời

      Công nhận em thấy mấy cái ăn uống tập luyện thì sao chữa khỏi được bệnh, em đi viện khám chữa theo bác sĩ còn chẳng khỏi được nữa là, tiền thuốc rồi tiền thực phẩm chức năng bao nhiêu rồi mà vẫn khoong khỏi, xương khớp vẫn cứ đau nhức nhiều

    2. my123 says: Trả lời

      em mỗi lần bị đau có đi tiêm mũi giảm đau thì đỡ được luôn nhưng khoảng tuần sau lại bị đau trở lại, ai mà có biết cách chữa khỏi hẳn được đau nhức thì chỉ cho em với

  5. Đặng Minh Tuấn says: Trả lời

    Bác sĩ có chữa khỏi được thoái hóa đốt sống lưng mãn tính không, nếu được thì cho tôi hẹn lịch tôi đến khám mua thuốc để điều trị

  6. mạnh says: Trả lời

    bác sĩ có thể tư vấn rõ hơn giúp tôi về thuốc điều trị thoái khóa xương khớp bên mình không, tôi muốn tìm hiểu kĩ để điều trị

    1. Thu Hường says: Trả lời

      Đây này, bài thuốc của họ đây này, trên trang web của họ cũng có đầy đủ các thông tin về bệnh về thuốc này https://dominhduong.com/benh-xuong-khop-1487.html

  7. Trường _ Hưng Yên says: Trả lời

    Tôi muốn đến khám bác sĩ Tuấn cho hỏi lịch làm việc của bác sĩ như thế nào, bác sĩ làm ở Hà Nội hay Hồ Chí Minh vậy?

    1. Thương nguyễn says: Trả lời

      Bác sĩ Tuấn là ở Hà Nội số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Ba Đình, mở cửa tất cả các ngày cả ngày cuối tuần từ 8h-12h, buổi chiều từ 13h-17h30. Khám bác sĩ thì nên đặt lịch trước nhé không là xác định ngồi chờ đợi hơi lâu đó.

      1. Trường_Hưng Yên says: Trả lời

        Đặt lịch như nào thế, sao rắc rồi thế không đặt có được hay không vậy, tôi trước giờ đi khám gì cứ thế đến chứu có phải đặt lịch gì đâu

    2. Huyền says: Trả lời

      Cái đặt lịch có bắt buộc đâu mà nhưng nhà thuốc này họ đông bệnh nhân nên là ai muốn không phải ngồi đợi chờ lâu thì đặt lịch trước đến khám sẽ được ưu tiên thôi, còn không cứ đến đăng kí rồi đến lượt lên khám thôi.

      1. Đỗ xuân Đăng says: Trả lời

        Nhà thuốc của bác sĩ Tuấn chỉ có mỗi ở hà Nội với hồ chí minh thôi à, không có ở đâu khác nữa không, hay có chỗ nào bán thuốc của họ thôi cũng được, tôi không cần khám

      2. Đỗ thị Kim Oanh says: Trả lời

        Không có chỗ nào bán đâu, Nhà thuốc bác sĩ là thuốc gia truyền nên chỉ được bán tại 2 địa chỉ của họ thôi, phải được bác sĩ nhà thuốc kê đơn, điều trị theo chỉ định. Nếu mà không đến khám được thì chỉ còn cách gọi điện để bác sĩ biết bệnh bác sĩ sẽ tư vấn rồi gửi thuốc về cho qua đường bưu điện thôi

  8. Xưởng gỗ Hoan Hà says: Trả lời

    Trước đây tôi bị đau lưng đi khám thì bác sĩ bảo bị thoái hóa lưng bán thuốc cho về uống thì thấy đỡ đau hơn, cứ mỗi lần bị đau thì lại uống thuốc như thế nhưng gần đây thấy tình trạng tệ hơn, đau lan xuống đùi rồi tê 2 bên chân nữa vậy là bị làm sao?

    1. Dung says: Trả lời

      Không cẩn thận là dễ bệnh chuyển nặng biến chứng rồi, có những trường hợp bị liệt đấy, đi khám lại ngay đi ai lại cứ tự ý uống thuốc giảm đau suốt mà không hỏi ý kiến bác sĩ vậy

  9. đồng kim ánh says: Trả lời

    mẹ em bị thoái hóa khớp gối giờ vận động bị ảnh hưởng, không thể tự leo cầu thang được, trường hợp của mẹ em thì bác sĩ có chữa được không?

  10. Phạm văn Phát says: Trả lời

    Mình bị thoái hóa đốt sống cổ chữa theo phương pháp gia truyên của Đỗ Minh Đường khỏi được rồi đó, thật không ngờ y học cổ truyền lại tốt như thế, trước giờ không biết cứ đi uống giảm đau vào, uongs nhiều đắng hết miệng người thì mệt mỏi. bác sĩ bên này lại cũng oke hơn bên tây y, tư vấn kĩ hơn, nhiệt tình hơn chứ không kiểu nhanh nhanh chóng chóng cho xong, cái gì không rõ hỏi bác sĩ vẫn kiên nhẫn giải đáp hết cho. Mọi người xem đến đây mà chữa\

    1. Cúc says: Trả lời

      Chữa bao lâu thì khỏi được vậy, mọi người bảo chữa bằng đông y sẽ lâu không rõ là thời gian điều trị cụ thể sẽ là như thế nào?

    2. Hữu - Cầu Giấy says: Trả lời

      Thời gian cụ thể là tùy thuốc vào tình trạng bệnh nên hỏi rõ thì chỉ có hỏi bác sĩ Tuấn, tôi điều trị thì đang làm châm cứu bấm huyệt 10 ngày với lại uống thuốc trong 2 tháng, vẫn còn đang điều trị nên không rõ cụ thể sẽ là như nào được, sẽ quay lại phản hồi sau khi dừng thuốc

      1. Phạm văn Phát says: Trả lời

        Tôi không làm châm cứu bấm huyệt, uống thuốc trong 3 tháng, đúng là có lâu thật nhưng để khỏi bệnh thì phải đánh đổi thôi nhưng được cái thuốc dễ uống, có mấy loại nhưng chỉ cần hòa chung vào 1 cố nước là có thể uống được

      2. Trung 8x says: Trả lời

        Uống thuốc lâu thế liệu có bị tác dụng phụ hay không, nhiều thuốc uống vào người cứ bị mệt, oải lắm không muốn làm gì hết?

        1. mai thị linh says: Trả lời

          ôi thời gian điều trị mấy tháng như thế, thuốc lại là thuốc uống vào người nên phải cẩn thận đấy, tìm hiểu kĩ rồi hãy dùng không lại bị tác dụng phụ của thuốc vào thì lại khổ

        2. Ngô Kiều Loan says: Trả lời

          Bác sĩ Tuấn bảo thuốc của họ là thuốc nam gia truyền, dược liệu do họ tự trồng nên đảm bảo được an toàn, không bị tác dụng phụ gì hết đúng thật là thấy uống thuôc vào không bị sao cả, thấy an toàn mà tôi thấy có cả bà bầu cũng dùng thuốc ở đây chữa được nên cũng thấy yên tâm mà điều trị, trên báo cũng thấy đưa tin họ trồng dược liệu sạch mà https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/nha-thuoc-do-minh-duong-phat-trien-nguon-duoc-lieu-sach-muc-tieu-cham-soc-suc-khoe-nguoi-viet-c683a1032117.html

  11. Thanhthanh says: Trả lời

    Nhiều phương pháp điều trị như trên thì biết nên điều trị thoe phương pháp nào cho tốt, xin hỏi mọi người ai bị thoái hóa khớp gối chữa khỏi được rồi thì cho em hỏi phương pháp với để em đưa bố em đi điều trị

Thoái hóa cột sống là tình trạng sụn khớp cùng đĩa đệm bị bào mòn, tổn thương

Thoái Hóa Cột Sống: Sớm Phát Hiện Triệu Chứng Để Điều Trị Hiệu Quả

Thoái Hóa Cột Sống: Sớm Phát Hiện Triệu Chứng Để Điều Trị Hiệu Quả

Thoái hóa khớp tay là tình trạng phần sụn ở khớp tay bị khô cứng, bào mòn

Thoái hóa khớp tay: Sớm phát hiện triệu chứng để điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp tay: Sớm phát hiện triệu chứng để điều trị hiệu quả

Thoai hoa khop vai là tình trạng sụn và xương dưới sụn của khớp vai bị hủy hoại, bào mòn

Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chữa

Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chữa

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, hư hại, xơ hóa và giảm khả năng đàn hồi

Thoái hóa khớp gối – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Thoái hóa khớp gối – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua