Chứng thoát vị nội xốp đĩa đệm và những thông tin cần biết

4.8/5 - (15 bình chọn)

Thoát vị nội xốp là bệnh gì, có nguy hiểm không và hướng điều trị ra sao cho hiệu quả? Đây là những câu hỏi tôi nhận được từ phía mọi người khi nghe tôi nhắc đến tình trạng này. Qua đó mới thấy được rằng bà con mình còn đang thiếu kiến thức về bệnh, còn chủ quan và thờ ơ. Vì vậy ngày hôm nay, tôi đã biên soạn những thông tin chi tiết về bệnh đăng lên Blog để bà con cùng tìm hiểu rõ hơn, tìm kiếm hướng điều trị kịp thời. 

Thoát vị nội xốp đĩa đệm là gì?

Thoát vị nội xốp (tên tiếng anh: Schmorl’s Node) là một dạng bệnh lý đặc biệt của chứng thoát vị đĩa đệm. Khi bà con bị thoát vị nội xốp, lượng nhân nhầy thoát ra từ bao xơ đĩa đệm thay vì chảy ra chèn ép lên dây thận kinh như bình thường thì chúng lại chảy vào phần thân trong cột sống. Khi đó, nhân nhầy tạo áp lực trực tiếp lên phần xốp trong của đốt sống, gây nên đau nhức.

Hình ảnh thoát vị nội xốp
Hình ảnh thoát vị nội xốp

Các trường hợp bệnh nhân tôi tiếp nhận bị thoát vị nội xốp chủ yếu là đối tượng người lớn tuổi. Với vị trí bà con thường bị thoát vị nhiều nhất là ở đốt sống lưng và thắt lưng. Nguyên nhân bởi tuổi tác tăng cao, xương lão hóa và dẫn đến thoái hóa khớp xương, bao xơ đĩa đệm kém dẻo dai, mất nước đĩa đệm, xơ hóa dây chằng – mô sụn,… Ngoài ra còn khá nhiều yếu tố khác tác động đến, ví dụ như: tuổi tác, vận động hay chấn thương.

Nguyên nhân gây thoát vị nội xốp đĩa đệm

Thoát vị nội xốp thực chất có liên quan rất nhiều đếm sự lão hóa của xương khớp. Do đó, bà con bị chứng bệnh này thường là người cao tuổi, người già trên 60. Đôi khi, bệnh có thể xảy ra ở đối tượng trẻ tuổi nhưng thường hiếm.

Ngoài ra, bà con cũng cần xét đến những nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ bệnh lý như:

  • Làm việc và vận động quá sức: Cột sống chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể và có nhiệm vụ chính trong các hoạt động. Vì thế nếu người bệnh vận động quá sức, bê vác đồ vật sai tư thế sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Do chấn thương: Những tác động từ tai nạn giao thông, rủi ro lao động nếu không được kiểm soát tốt dễ khiến bà con bị di chứng sau đó.
  • Thừa cân và béo phì: Yếu tố cân nặng cũng là một vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm. Gia tăng cân nặng có thể kéo theo hàng loạt bệnh lý trong cơ thể, bao gồm cả bệnh xương khớp. Nguyên nhân bởi cân nặng dư thừa gây áp lực lên xương khớp, khả năng chống đỡ của cột sống, thắt lưng ngày càng yếu đi.
  • Các yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân chính trên, bà con nên chú ý về các nhân tố dinh dưỡng, tư thế sinh hoạt, yếu tố di truyền,…
Nguyên nhân thoát vị nội xốp có thể do chấn thương trong quá trình tập luyện
Nguyên nhân thoát vị nội xốp có thể do chấn thương trong quá trình tập luyện

Với cương vị là một thầy thuốc, tôi thành thật khuyên bà con nên đi thăm khám ngay ở giai đoạn bệnh mới khởi phát để được chẩn đoán, kiểm tra về nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Nếu bà con cần tôi hỗ trợ và tư vấn trực tiếp, đừng ngại liên hệ qua số điện thoại 0984 650 816, tôi sẽ cố gắng giải đáp ngay khi có thể.

Tham Khảo: Thoái Hóa Cột Sống: Sớm Phát Hiện Triệu Chứng Để Điều Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu thoát vị nội xốp đặc trưng

Nhìn chung, những dấu hiệu của thoát vị nội xốp không có gì khác nhiều so với chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để bà con phân biệt rõ hơn với những dạng bệnh lý khác, tôi lưu ý một số biểu hiện như sau:

  • Đau nhức xương: Người bệnh của tôi thường phản ánh rằng ở giai đoạn đầu họ thường không cảm nhận được những cơn đau, tuy nhiên biểu hiện đau nhức xương sẽ xuất hiện từ từ. Thoát vị ở lưng thường xảy ra nhất là thoát vị nội xốp l3, l4 hay thoát vị nội xốp thân đốt nên vị trí cơn đau cũng thường diễn ra tại đây.
  • Ngứa râm ran: Bà con có thể cảm nhận vùng lưng bị ngứa châm chích có kèm theo hiện tượng nóng lưng, khi chạm tay vào sẽ bị đau nhức.
  • Nhức mỏi cơ: Đi kèm theo biểu hiện đau nhức, bà con sẽ bị mỏi và đau cơ tay, cơ bắp chân và mỏi lưng. Nếu để lâu ngày không điều trị, cơn tê mỏi sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là vào buổi sáng.
  • Cơ suy yếu và giảm vận động: Khi đã mắc xương khớp, cho dù là bệnh lý nào thì chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng đến vận động. Cơ khớp cứng dần, mọi cử động bị hạn chế, tay chân kém linh hoạt, không cúi được người, thậm chí có thể dẫn đến bại liệt.
Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh như đau nhức xương, ngứa khớp,...
Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh như đau nhức xương, ngứa khớp,…

Tùy theo cơ địa mỗi người, thoát vị nội xốp còn có thể xuất hiện với các dấu hiệu khác nhau. Bà con thường có thói quen “tự chẩn tự chữa”, mỗi khi thấy đau nhức hay tự ra hiệu thuốc Tây mua thuốc về dùng. Cách làm này vô cùng tai hại, có thể dẫn đến những hệ lụy cho sức khỏe nếu không dùng đúng thuốc – đúng bệnh. Vì thế tôi khuyên bà con khi nhận thấy dấu hiệu khác thường của cơ thể, nên thăm khám tại địa chỉ chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thoát vị nội xốp có chữa khỏi không? Bệnh có nguy hiểm?

Có vô vàn câu hỏi được người bệnh đặt ra cho tôi khi họ không may bị mắc chứng thoát vị nội xốp như bệnh có nguy hiểm không, liệu có điều trị khỏi. Để giúp bà con đỡ lo lắng hơn và có những thông tin chính xác về bệnh, tôi xin chia sẻ vấn đề này dưới đây.

Thoát vị nội xốp là một thể bệnh đặc biệt, chúng không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bà con thường chủ quan nhầm lẫn với các bệnh xương khớp thông thường khác. Bệnh lý về xương khớp nói chung thường khó điều trị và tốn nhiều thời gian, thoát vị nội xốp nếu được phát hiện ở giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để cải thiện.

Thoát vị nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt
Thoát vị nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt

Lúc này, những hướng điều trị bệnh chỉ tập trung vào chữa trị theo phương pháp bảo tồn, cải thiện các cơn đau nhức, tê bì và ngăn ngừa thoát vị lan rộng. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện và tiến hành điều trị sớm thì khả năng khôi phục vận động là rất cao, bệnh hầu như không gây ảnh hưởng lớn.

Thoát vị nội xốp có nguy hiểm không? Một trong số biến chứng ảnh hưởng nhất của bệnh đến sức khỏe đó là bại liệt. Lúc này, chúng ta không những khó chủ động trong mọi hoạt động của mình mà còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người xung quanh. Bệnh gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến tâm lý và biến chúng ta thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Điều trị thoát vị nội xốp như thế nào hiệu quả?

Nhận thấy bà con còn khá hoang mang không biết hướng điều trị bệnh thoát vị nội xốp đĩa đệm như thế nào hiệu quả. Trải qua hơn 15 năm nghiên cứu và chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân, tôi xin tổng hợp lại các phương án chữa bệnh cho kết quả khả quan nhất hiện nay.

Chẩn đoán tình trạng thoát vị nội xốp trước khi điều trị

Để chữa “đúng thuốc – đúng bệnh”, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cụ thể sức khỏe của bà con thông qua quy trình khám bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Chụp X – quang
  • Chụp MRI
  • Chụp bao rễ thần kinh cản quang
  • Chụp cắt lớp
  • Xét nghiệm biểu đồ máu (nếu nghi ngờ yếu tố gây bệnh xuất phát từ đây)

Uống thuốc Tây y điều trị bệnh

Theo tôi nhận thấy, phần lớn bệnh nhân sau khi xác định chính xác tình trạng bệnh lý thường lựa chọn áp dụng Tây y trong điều trị bệnh đầu tiên. Khá dễ hiểu bởi phương pháp điều trị bảo tồn này cho tác dụng nhanh, giảm triệu chứng đáng kể và ức chế thoát vị tiến triển nặng.

Phương pháp Tây y điều trị bệnh nhanh chóng nhưng không dứt điểm tận gốc
Phương pháp Tây y điều trị bệnh nhanh chóng nhưng không dứt điểm tận gốc

Tuy nhiên tôi cũng phân tích để bà con hiểu rằng, thuốc Tây y chỉ có tác dụng lâm sàng mà không chữa tận gốc, vì thế những phương thuốc Tây chúng ta chỉ nên sử dụng trong chữa trị ngắn ngày. Các nhóm thuốc được dùng kết hợp với nhau nhằm giảm triệu chứng đau nhức, tê bì lưng và ngăn thoát vị lan rộng.

Đơn thuốc Tây y của bệnh nhân thường bao gồm các loại điều trị chính đó là:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc tiêm corticosteroid
  • Thuốc bổ xương khớp

Trong quá trình tiếp nhận bệnh nhân, tôi có trao đổi với khá nhiều trường hợp người bệnh dùng thuốc Tây không dứt điểm khiến bệnh kéo dài không khỏi và dễ gây nhờn thuốc. Vì vậy tôi khuyên mọi người trong quá trình uống thuốc nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi hay tăng – giảm liệu trình để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị thể thoát vị theo Đông y

Nếu người bệnh vẫn còn băn khoăn vì những ảnh hưởng của thuốc Tây đến sức khỏe cũng như khả năng điều trị lâu dài của thuốc thì có thể nghiên cứu phương án Đông y trị bệnh. Trải qua nhiều năm làm nghề, tôi luôn tự hào về khả năng điều trị từ căn nguyên bệnh lý của Y học cổ truyền.

Thoát vị nội xốp đĩa đệm được Đông y nhận định nguyên nhân xuất phát từ sự tắc nghẽn khí huyết, kinh lạc trì trệ. Điều này dễ khiến cho cơ thể bị tấn công bởi tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ngoài môi trường và gây nên những căn bệnh về xương khớp.

Bài thuốc Đông y đem lại tác dụng toàn diện, cải thiện bệnh từ căn nguyên
Bài thuốc Đông y đem lại tác dụng toàn diện, cải thiện bệnh từ căn nguyên

Bởi vậy, nguyên tắc trị bệnh của Y học cổ truyền là cân bằng âm dương, thông kinh hoạt lạc, giải tỏa tắc ư, tiêu phong tán hàn,… Vị thảo dược được dùng trong các bài thuốc ra sao, lương y sẽ tiến hành chẩn bệnh sau đó kê đơn gia giảm dược liệu cho phù hợp. Cụ thể một số bài thuốc Đông y để bà con tham khảo và lựa chọn điều trị như sau:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị vị thuốc Mộc qua, Bạch truật, Hạn liên thảo, cây nữ trinh tử, Phục linh,… với lượng vừa phải đem sắc cùng với nước. Đun cạn đến khi còn khoảng 3 bát thuốc thì chia ra uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Dùng các vị dược liệu như Hoài Sơn, Thục địa, Thỏ ty tử, Kỳ tử,… đem sắc uống hàng ngày. Nên chia làm nhiều lần uống và sử dụng khi còn ấm để đảm bảo công dụng chữa trị được tốt nhất.
  • Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh: Nhờ kết thừa và phát huy tinh hoa của nền Y học cổ truyền dân tộc, bài thuốc xương khớp mà tôi vận dụng điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường là sự kết hợp vàng của 4 phương thuốc: Thuốc đặc trị xương khớp – Bổ gan giải độc – Hoạt huyết bổ thận – Thuốc kiện tỳ ích tràng.

    Bài thuốc điều trị chứng thoát vị nội xốp dòng họ Đỗ Minh
    Bài thuốc điều trị chứng thoát vị nội xốp dòng họ Đỗ Minh

Các thảo dược tự nhiên được dùng trong bài thuốc nam gia truyền trị xương khớp Đỗ Minh đều được thu hái và sơ chế thủ công tại các vườn dược liệu của nhà thuốc. Điều này đảm bảo độ an toàn, không tác dụng phụ khi sử dụng và giữ nguyên dược tính vốn có của cây thuốc, bà con có thể hoàn toàn yên tâm tin dùng.

Vật lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng

Việc chủ động luyện tập tại nhà góp một phần không nhỏ đến khả năng thành công của điều trị. Do đó bà con cần tích cực thực hiện vật lý trị liệu, kết hợp nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ để sức khỏe cải thiện tốt. Phương pháp tập ra sao và nên kết hợp như thế nào, mọi người có thể nhắn tin trực tiếp cho tôi để được hỗ trợ cụ thể nhằm tránh các chấn thương trong quá trình áp dụng.

Thực hiện bài tập vận động cơ bản: Người bệnh cần tập trung vào việc kéo căng cơ vùng đầu gối và ngực.

  • Chuẩn bị tư thế nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
  • Co dần đầu gối về phía ngực, lấy 2 cánh tay ôm lấy chân và kéo về hướng ngực theo lực mạnh lên.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút.
  • Từ từ trở về vị trí ban đầu và thực hiện đổi bên.
  • Duy trì luyện tập khoảng 3 – 4 lần trong ngày để duy trì sức khỏe và khả năng vận động khớp.

Vật lý trị liệu chuyên sâu: Ngoài ra, tùy theo cơ địa và mức độ bệnh mà bà con có thể lựa chọn những biện pháp chuyên sâu như châm cứu bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm, bài tập chuyên khoa xương khớp,… Những phương pháp này đều được thực hiện tại các cơ sở y học cổ truyền hay nhà thuốc Đông y, bà con không nên tự thực hiện tại nhà mà cần đến sự hỗ trợ của lương y có chuyên môn cao.

Thực tế đã cho thấy rằng, việc điều trị bệnh xương khớp bằng vật lý trị liệu đã đem đến kết quả vô cùng khả quan cho người bệnh. Nếu bà con còn đang ngần ngại không rõ hiệu quả ra sao, hoàn toàn có thể trao đổi với tôi để tham khảo liệu pháp vật lý trị liệu trong chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp với bài thuốc uống đặc trị của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Sự kết hợp này đang là phác đồ điều trị xương khớp chính mà tôi đang áp dụng tại nhà thuốc của dòng họ. Giúp ích cho rất nhiều bệnh nhân khôi phục khả năng vận động và trở lại với cuộc sống thường ngày. Trong số đó không thể không nhắc tới nam nghệ sinh Xuân Hinh, chú Văn Đăng (Lâm Thao, Phú Thọ), anh Luận (Hà Đông, Hà Nội),…

Tham Khảo: Thoái hóa khớp gối – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Chú Phạm Văn Đăng (Lâm Thao, Phú Thọ) thoát khỏi nỗi ám ảnh với chiếc xe lăn nhờ phác đồ chữa bệnh tại nhà thuốc
Chú Phạm Văn Đăng (Lâm Thao, Phú Thọ) thoát khỏi nỗi ám ảnh với chiếc xe lăn nhờ phác đồ chữa bệnh tại nhà thuốc

Chính nhờ lợi ích tuyệt vời của phương thuốc cũng như những phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, bài thuốc của chúng tôi được vinh dự giới thiệu trên kênh truyền hình VTV2 trong chương trình“Khỏe thật đơn giản: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng”.

Chiếc giường đắt nhất trong cuộc đời là giường bệnh và thứ duy nhất chẳng thể mua được là sức khỏe. Vì vậy thân là một lương y, tôi muốn khuyên bà con không nên chủ quan xem nhẹ sức khỏe, để đến khi ốm đau ập đến ta không có khả năng chống chọi. Nếu có bệnh hãy thăm khám sớm, gặp bác sĩ, lương y giàu chuyên môn và kinh nghiệm để được điều trị kịp thời.

Nếu bạn đọc muốn trao đổi tình trạng bệnh lý, hoàn toàn có thể liên hệ với tôi bằng cách nhắn tin qua Blog này, tôi sẽ cố gắng luôn đồng hành cùng sức khỏe mọi người. Trong trường hợp cần tư vấn ngay có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại di động 0984 650 816 hoặc qua facebook cá nhân Đỗ Minh Tuấn. Rất mong được chia sẻ cùng bà con!

Có Thể Bạn Quan Tâm: 

Đánh giá bài viết

4.8/5 - (15 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Linh Hương says: Trả lời

    Bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có nhiều loại quá nhỉ. Tôi cũng bị thoát vi đĩa đệm nhưng chả biết thuốc loại nào cả. Đi khám bác sĩ chỉ bảo bị thoát vị đĩa đệm thôi. Điều trị mãi mà chả thấy khỏi.

  2. Bạch Phàm says: Trả lời

    Từ hôm chuyển nhà phải bê vác nhiều là tôi bị đau lưng từ hôm đó tới giờ. Cứ đau âm ỉ ở lưng hạn chế hoạt động. Không biết có phải bị thoát vị đĩa đệm không nhỉ?

  3. Lê Thị Thắng says: Trả lời

    Chào bác sĩ! Chồng tôi năm nay 40 tuổi chắc là do làm công việc nặng nhọc nên bị thoát vị đĩa đệm cũng mấy năm rồi. Cứ thỉnh thoảng bệnh lại tái lên nặng, đau lưng khó di động lại phải uống thuốc giảm đau. Giờ có cách nào để chữa được dứt điểm không ạ?

  4. Dung Dinh says: Trả lời

    Nghe nói thầy Đỗ Minh Tuấn chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm tốt lắm. Cho tôi hỏi bác sĩ ở đâu và làm việc thời gian như thế nào vậy?

  5. Phạm Đình Nguyên says: Trả lời

    Tôi đọc báo người ta bảo bị thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới liệt đúng không bác sĩ?

  6. Khánh Ly says: Trả lời

    Năm nay em 40 tuổi, mới đi khám bác sĩ cũng bảo bị thoát vị đĩa đệm nội xốp. Bác sĩ cho thuốc về uống tôi tra thì có mấy loại như giảm đau glucosamin và vitamin. Chữa bằng mấy loại đó có được khỏi dứt điểm không?

  7. Hạnh Tình says: Trả lời

    Nhà thuốc của thầy Đỗ Minh Tuấn có làm châm cứu bấm huyệt không? Nghe nói bị thoát vị đĩa đệm điều trị bằng châm cứu bấm huyệt này tốt lắm.

  8. Thuỳ Dung says: Trả lời

    Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, hiện tại đang rất đau lưng mà tê xuống cả chân. Thì điều trị như thế nào ạ?

  9. Trần Thị Lê says: Trả lời

    Công nhận là béo lên rất hại cho xương khớp, vì từ ngày tôi béo lên thấy người nặng nề. Ngoài lưng ra thì gối cũng hay bị đau mỏi.

  10. Giang Thịnh says: Trả lời

    Chào ad Tôi muốn được tư vấn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ở bệnh nhân 65 tuổi?

Lệch đĩa đệm - Bệnh lý khá phổ biến hiện nay

Lệch đĩa đệm: Phát hiện nguyên nhân, triệu chứng để chữa kịp thời

Lệch đĩa đệm: Phát hiện nguyên nhân, triệu chứng để chữa kịp thời

Đau nhức là tình trạng thường gặp của các bệnh nhân

Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm: Chi Phí Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp Sau Mổ

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm: Chi Phí Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp Sau...

Thoát vị đĩa đệm ở cổ có thể do nhiều nguyên nhân như ngồi, nằm sai tư thế, xoay cổ sai cách,...

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua