Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

5/5 - (3 bình chọn)

Sổ mũi là một trong những biểu hiện thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi khó chịu và quấy khóc. Vậy bé sổ mũi có tự khỏi được không? Bài viết dưới đây lương y Đỗ Minh Tuấn sẽ cùng phụ huynh tìm hiểu về vấn đề này.

Nguyên nhân bé bị sổ mũi

Sổ mũi khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nếu không có biện pháp cải thiện sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt và học tập của con. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi:

  • Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm

Khi thay đổi thời tiết, hệ miễn dịch của trẻ suy giảm cũng là lúc vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp. Lúc này trẻ sẽ có các dấu hiệu như ho, sốt nhẹ, sổ mũi, nghẹt mũi, người mệt mỏi,… Nếu bị nhẹ và được chăm sóc tốt trẻ có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng,…

Cảm lạnh cảm cúm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị sổ mũi
Cảm lạnh cảm cúm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị sổ mũi
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài và tái phát liên tục. Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ như thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, côn trùng,… Khi bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ có các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, phát ban, ngứa, đau đầu, chóng mặt, đau tai,… Vì vậy để hạn chế tình trạng này cha mẹ nên giữ môi trường sống của con được sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nhà cửa mỗi ngày để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ.

  • Nghẹt mũi sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi sơ sinh là do dịch nhầy từ bào thai không được hút hết ra ngoài. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm vì dịch này có thể tự đào thải hoặc nhờ bác sĩ lấy hết dịch ra. Sau khi trẻ được vệ sinh mũi và cổ họng thì triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm hẳn.

Bé sổ mũi có tự khỏi được không?

Bé sổ mũi có tự khỏi được không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Các bác sĩ cho biết, triệu chứng sổ mũi có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi do viêm họng, viêm amidan, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Vì hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh vẫn còn rất non yếu, chưa hoàn thiện nên không thể tự đào thải virus và vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi của trẻ sẽ thuyên giảm sau khoảng 5 ngày.

Còn đối với trẻ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng do thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi,… thì không cần thiết phải sử dụng thuốc tân dược để điều trị. Bởi triệu chứng sổ mũi này của trẻ sẽ tự khỏi sau một vài giờ và hệ hô hấp cũng sẽ trở lại như bình thường.

Tuy nhiên, khi thấy trẻ bị sổ mũi, cha mẹ cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Cha mẹ không nên tự ý phán đoán bệnh và mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ y khoa.

Bé sổ mũi có tự khỏi được không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm
Bé sổ mũi có tự khỏi được không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm

Một số cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị sổ mũi

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng của mỗi trẻ để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị sổ mũi cho trẻ đơn giản nhưng hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà như sau:

Dùng thuốc Tây y

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây y được sử dụng để điều trị sổ mũi cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm sau:

  • Hapacol 150 Flu DHG: Thuốc được bào chế dưới dạng bột, dùng được cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Thuốc có tác dụng đẩy lùi chứng sổ mũi, sốt, cảm cúm, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đau đầu, đau cơ,… Trẻ từ 6-12 tháng tuổi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 gói. Trẻ trên 1 tuổi dùng mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Tiffy Thai Nakorn Patana: Thuốc được bào chế dưới dạng siro uống, có chứa hoạt chất Phenylephrin HCl, Paracetamol, Chlorpheniramine maleate,… giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi, sốt, đau nhức cơ thể do cảm cúm, cảm lạnh hoặc do viêm mũi dị ứng gây ra. Trẻ từ 3-6 tuổi uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 5ml. Trẻ từ 6-12 tuổi uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 5-10ml.
  • Deslotid OPV: Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch với thành phần chính là Desloratadine. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm như sổ mũi, hắt hơi, ngứa họng, ho, chảy nước mắt nước mũi,… Trẻ từ 6-11 tháng tuổi uống 2ml/lần/ngày. Trẻ từ 1-11 tuổi 2,5 – 5ml/lần/ngày.
  • Decolgen United: Decolgen United là sản phẩm được bào chế dưới dạng siro, được dùng để điều trị sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang gây ra. Trẻ từ 2 đến 6 tuổi uống mỗi lần 5 – 10ml. Trẻ từ 7 đến 12 tuổi uống mỗi lần 15ml.

Mặc dù những loại thuốc này đều rất an toàn cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho trẻ.

Dùng nước muối sinh lý cải thiện sổ mũi cho trẻ

Đây là một trong những phương pháp đơn giản mà rất nhiều các bậc phụ huynh đã áp dụng điều trị sổ mũi cho con mình. Nếu cha mẹ thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng nhạt, thì chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0.9% mỗi ngày khoảng 4 – 5 lần và mỗi bên khoảng 3 – 4 giọt. Còn trong trường hợp nước mũi của trẻ đã chuyển sang màu vàng xanh thì cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như có biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ khi bị sổ mũi:

  • Ngâm lọ nước muối trong nước ấm trước khi nhỏ cho trẻ.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, sao cho đầu hơi ngả ra sau và để đầu thấp hơn chân.
  • Nhỏ mỗi bên mũi khoảng 3 – 4 giọt nước muối sinh lý.
  • Giữ nguyên tư thế đó trong 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy trong mũi.
Dùng nước muối sinh lý cải thiện sổ mũi cho trẻ
Dùng nước muối sinh lý cải thiện sổ mũi cho trẻ

Hút chất nhầy trong mũi bằng dụng cụ chuyên dụng

Đối với những trẻ lớn cha mẹ có thể cho con tự xì mũi. Khi đó hãy cho trẻ ngồi thẳng và tự xì mũi vào một chiếc khăn sạch. Còn đối với trẻ nhỏ chưa xì mũi được, cha mẹ hãy dùng dụng cụ chuyên dụng hút dịch nhầy trong mũi.

  • Ba mẹ bóp xẹp bóng hút dịch rồi đưa đầu ống hút vào trong mũi của trẻ. Dùng tay bịt một bên mũi và nhanh chóng thả bóng ra, khi đó dịch nhầy sẽ được hút vào quả bóng. Rồi chỉ cần bóp chặt ống hút để tống dịch nhầy ra ngoài.
  • Sau khi đã hút sạch 2 bên mũi, cha mẹ hãy xả bóng nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch.
  • Nhỏ nước muối vào mũi cho trẻ để việc hút mũi được dễ dàng hơn. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 – 4 lần cho đến khi bé không còn sổ mũi.

Một số phương pháp điều trị sổ mũi cho trẻ tại nhà

Ngoài 2 cách làm trên cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng sổ mũi cho con.

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc kết hợp thêm các loại nước ép trái cây. Điều này sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi trẻ đồng thời tăng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo,… để việc hút dịch nhầy dễ dàng hơn.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên hạn chế ăn đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ bởi các món ăn này sẽ khiến tình trạng sổ mũi ở trẻ nghiêm trọng hơn.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước gừng ấm sẽ giúp việc tống các chất nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
  • Thoa dầu tràm hoặc tinh dầu khung diệp vào ngực, lưng và gan bàn chân của trẻ, massage trong vài phút sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Đi tất chân khi ngủ để giữ gan bàn chân của trẻ luôn ấm, từ đó cơ thể cũng sẽ cảm thấy ấm áp hơn.
  • Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ để để ngăn dịch trào ngược vào mũi.
  • Day nhẹ huyệt nghinh hương (nằm ở 2 bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 1cm và nằm trên rãnh mũi má) ngày khoảng 5 – 7 lần, mỗi lần 1- 2 phút cũng sẽ giúp làm giảm tình trạng sổ mũi hiệu quả.

Khi nào cần đưa trẻ bị sổ mũi tới gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp dưới đây khi trẻ bị sổ mũi chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp:

  • Cha mẹ đã thực hiện các phương pháp trên để trị sổ mũi cho trẻ nhưng chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, sốt, cơ thể mệt mỏi, bỏ bữa, lười bú,…
  • Trẻ bị đau tai, quấy khóc hơn bình thường.
  • Mắt đỏ và tiết dịch.
  • Nước mũi chuyển từ màu trắng sang vàng xanh trong nhiều ngày.
  • Ho có đờm, ho lâu dẫn tới nôn mửa, da tím tái.
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái môi và các đầu ngón tay.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu quấy khóc dai dẳng, cơ thể tím tái
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu quấy khóc dai dẳng, cơ thể tím tái

Một số lưu ý khi trẻ bị sổ mũi

Trong quá trình điều trị sổ mũi ở trẻ, cha mẹ cần thường xuyên quan sát tình trạng của con và lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể trẻ: Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông đặc biệt là các bộ phận như đầu, cổ, ngực, tay, chân. Tuy nhiên cha mẹ không nên mặc cho trẻ quá nhiều quần áo khiến trẻ khó chịu, ra nhiều mồ hôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Cha mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, để con luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đồng thời môi trường xung quanh như phòng ngủ, quần áo, đồ chơi, ga, chăn, gối,… cũng cần được dọn dẹp lau chùi mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc.
  • Cân bằng hệ dinh dưỡng: Điều này càng quan trọng hơn khi trẻ đang bị bệnh, việc đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có đủ sức đề kháng để chống chọi lại với các vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Không cho trẻ ăn đồ lạnh, cay, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn này không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ mà còn khiến tình trạng sổ mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm: Uống nhiều nước ấm sẽ làm lỏng chất nhầy trong mũi đồng thời hạn chế vi khuẩn gây bệnh, giúp hệ hô hấp khỏe hơn từ đó cải thiện sổ mũi hiệu quả.
  • Khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh bên ngoài như khói bụi, khói xe, không khí ô nhiễm, vi khuẩn,…
  • Không tự ý dùng thuốc: Cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bé sổ mũi có tự khỏi được không? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bé nhà bạn cải thiện được tình trạng sổ mũi và có được một sức khỏe tốt nhất.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Mới có bầu đau bụng dưới có sao không

Mới Có Bầu Đau Bụng Dưới Có Sao Không? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Mới Có Bầu Đau Bụng Dưới Có Sao Không? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Bị Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua