Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Có Nguy Hiểm Không?

5/5 - (3 bình chọn)

Hiện tượng da nổi các nốt sần như gà với cảm giác ngứa thường là một trạng thái da hay gặp, không kể tuổi tác hay giới tính. Các nốt sần này có thể sẽ gây ra việc ảnh hưởng tới da, tạo cảm giác tự ti cho người mắc. Để hiểu hơn về tình trạng này, cùng xem chi tiết hơn tại bài viết dưới đây để biết thêm về thông tin da nổi sần như gà. 

Da nổi sần như da gà ngứa là bệnh gì?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao da mình lại nổi những hạt nhỏ li ti, giống như da gà? Những hạt nhỏ này thường xuất hiện ở cánh tay, đùi, mông và có thể gây ngứa ngáy khó chịu.

Đây là một bệnh lý da liễu thường gặp, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Tình trạng da nổi sần như da gà ngứa thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm nang lông, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi. Da nổi sần như da gà ngứa do viêm nang lông thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều lông, chẳng hạn như cánh tay, đùi, mặt, và lưng. Các nốt sần có thể có kích thước từ nhỏ đến lớn, màu đỏ hoặc hồng, và có thể gây ngứa hoặc đau. Trong một số trường hợp, các nốt sần có thể vỡ ra và chảy mủ.

Bài đọc thêm: Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Da nổi sần như da gà ngứa là bệnh gì
Viêm nang lông là bệnh lý khiến da nổi sần như da gà ngứa

Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động không đủ (suy giáp). Cả hai tình trạng này đều có thể gây ra các vấn đề về da, bao gồm da nổi hột li ti sần như da gà ngứa.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do sự thay đổi nồng độ hormone thyroxine trong máu. Hormone thyroxine có tác động đến sự phát triển và biệt hóa của các tế bào da. Khi nồng độ hormone thyroxine thay đổi, các tế bào da có thể phát triển bất thường, dẫn đến tình trạng da sần như da gà kèm theo ngứa ngáy.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi da gà ngứa là một biểu hiện phổ biến của nổi mề đay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác trong cơ thể, khiến các mạch máu dưới da giãn ra, dẫn đến hiện tượng phù nề và sần sùi.

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở cánh tay, mặt, và cổ. Các nốt sần của mề đay mẩn ngứa thường xuất hiện đột ngột và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nốt sần có thể kéo dài hơn, thậm chí là nhiều tuần.

Ngứa nổi da gà do nhiễm giun sán, ký sinh trùng

Giun sán, ký sinh trùng có thể gây ngứa nổi da gà là do chúng thải chất độc vào máu. Các chất độc này được cơ thể nhận biết là dị nguyên, từ đó kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể. Các kháng thể này sẽ kết hợp với các chất độc, tạo thành các phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Các phức hợp này sẽ gây viêm da, dẫn đến tình trạng da nổi sần và ngứa.

Da nổi sần như da gà ngứa do giun sán, ký sinh trùng thường xuất hiện ở các vùng da hở, như mặt, cổ, tay, chân. Ngứa thường dữ dội, gây khó chịu cho người bệnh. Người bệnh thường gãi liên tục để giảm ngứa, nhưng gãi càng khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn, da có thể bị trầy xước, nhiễm trùng.

Xem thêm: Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nhiễm ký sinh trùng khiến da nổi sần như da gà ngứa
Nhiễm ký sinh trùng khiến da sần sùi ngứa

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá với những thay đổi đột ngột của thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí. Và dị ứng thời tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng da nổi sần ngứa.

Triệu chứng này thường xuất hiện ở các vùng da hở, như mặt, cổ, tay, chân. Các nốt sần thường có kích thước nhỏ, màu đỏ, có thể gây ngứa dữ dội. Khi gãi, các nốt sần có thể bị vỡ ra, chảy dịch và để lại sẹo.

Da nổi sần như da gà ngứa do bệnh ghẻ

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei là nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ. Ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,3-0,4 mm, nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh ghẻ có thể lây lan qua tiếp xúc da kề da với người bệnh hoặc qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn, gối, khăn tắm,…

Bệnh thường khởi phát sau 1-3 tuần kể từ khi tiếp xúc với ký sinh trùng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: Da nổi sần như da gà, màu đỏ, kèm theo tình trạng đóng vảy, ngứa dữ dội vào ban đêm, xuất hiện các đường hầm nhỏ trên da…

Bệnh gan – thận

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng của cơ thể, có vai trò chuyển hóa, thải độc và bài tiết các chất cặn bã. Khi các cơ quan này bị tổn thương, chức năng hoạt động bị suy giảm, các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra các triệu chứng ngoài da, bao gồm da nổi sần, nốt nhỏ li ti như da gà, ngứa.  Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Bệnh gan: Mệt mỏi, nước tiểu có màu sẫm, vàng da, vàng mắt, chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
  • Bệnh thận: Tiểu đêm, mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không ngon, ngựa đau tức, chóng mặt, khó thở,…

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là một tình trạng da liễu phổ biến, do sự tích tụ quá nhiều keratin, một loại protein trong da, ở lỗ chân lông. Điều này khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và hình thành các nốt sần nhỏ, thường có màu đỏ hoặc hồng.

Không nên bỏ lỡ: Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

Da nổi sần như da gà ngứa do nang lông tích tụ
Dày sừng nang lông do sự tích tụ quá nhiều keratin

Da sần như da gà ngứa do dày sừng nang lông thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều lông, chẳng hạn như cánh tay, đùi, mông, mặt. Ngứa thường không quá dữ dội, nhưng có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Da nổi sần như da gà ngứa có nguy hiểm không?

Các bệnh da liễu gây da nổi sần như da gà ngứa thường KHÔNG NGUY HIỂM đến sức khỏe, nhưng có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hơn nữa việc thường xuyên gãi, gây nên những tổn thương cho da. Từ đó khiến người bệnh thiếu tập trung, đồng thời gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin.

Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này, có thể gây khó chịu, mất tập trung và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trong một số trường hợp, da nổi hột giống da gà và ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh da liễu nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh ghẻ, nhiễm trùng da hoặc chàm.

Nếu không được điều trị đúng cách, tổn thương trên da có thể tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Các tổn thương da có thể bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm.
  • Sốc phản vệ: Là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm tính mạng.
  • Viêm cầu thận cấp: Đây là tình trạng viêm cầu thận, có thể gây suy thận.

Không nên bỏ lỡ: Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Da nổi sần như da gà ngứa có nguy hiểm không? 
Da nổi sần giống da gà và ngứa thường không nguy hiểm

Theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh bị nổi sần như da gà, ngứa, kèm theo một số triệu chứng dưới dây cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Da nổi hột giống da gà và ngứa lan rộng hoặc ngày càng nặng hơn, kéo dài hơn 2 tuần.
  • Da sần như da gà và ngứa kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, đau đầu hoặc mệt mỏi.
  • Những nốt li ti trên da có màu đỏ, sưng hoặc có mụn nước.
  • Đã từng mắc các bệnh da liễu nghiêm trọng khác.

Phương pháp xử lý bệnh hiệu quả và an toàn

Để nhanh chóng làm giảm tổn thương trên da, đồng thời cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc tân dược

Đối với các trường hợp da nổi sần như da gà ngứa do bệnh lý đơn giản như dày sừng nang lông, dị ứng hoặc mề đay, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi và thuốc uống không kê toa.

Thuốc bôi:

  • Thuốc bôi chứa steroid: Thuốc thường chứa dẫn xuất của corticoid, mang đến hiệu quả chống viêm và giảm ngứa. Mặc dù vậy nhóm thuốc này dễ gây tác dụng phụ, do đó người bệnh chỉ nên dùng theo chỉ định từ 5 – 10 ngày.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Thường được sử dụng để làm giảm tổn thương da do bệnh viêm nang lông. Hoặc dùng cho các trường hợp tổn thương da có bội nhiễm.
  • Dung dịch DEP: Có hiệu quả giảm ngứa và hạn chế tổn thương da do bệnh ghẻ gây ra. Loại thuốc này được dùng ở dạng bôi da, tần suất khuyến cáo là 2 – 3 lần/ngày.
  • Thuốc bôi chứa AHA hoặc BHA: Có tác dụng bào mòn lớp sừng dày và sát trùng nhẹ. Người bệnh bị nổi da gà ngứa do dày sừng nang lông có thể sử dụng loại thuốc này.

Bài viết hấp dẫn: Nguyên Nhân Bị Ngứa Sau Khi Tắm Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Đối với các trường hợp da nổi sần như da gà ngứa do bệnh lý đơn giản
Fucidin là thuốc bôi phổ biến điều trị sần ngứa

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng histamine H1: Công dụng chính của thuốc là giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra, điển hình như nổi mề đay, ngứa, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng,… Tác dụng phụ của thuốc là có thể gây buồn ngủ và thiếu tập trung.

Lưu ý:

  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của dược sĩ.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý dùng.
  • Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu người bệnh đang sử dụng một loại thuốc khác.

Mẹo cải thiện bệnh tại nhà đơn giản

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng da sần sùi.

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm ngứa và sưng đỏ trên da. Người bệnh có thể chườm lạnh bằng túi chườm đá hoặc khăn thấm nước lạnh trong khoảng 15-20 phút.
  • Nước ép tỏi và dầu oliu: Công dụng của tỏi là giảm ngứa và kháng khuẩn. Người bệnh có thể trộn đều dầu oliu với nước ép tỏi theo tỷ lệ 1:1 và thoa trực tiếp lên vùng da nổi hột. Sau 15 phút người bệnh rửa lại với nước sạch.
  • Thoa gel nha đam: Gel nha đam có chứa các thành phần có tác dụng làm dịu, giảm ngứa và dưỡng ẩm cho da. Người bệnh có thể thoa gel nha đam lên vùng da nổi hột 2-3 lần/ngày.
  • Tắm với lá bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát và làm dịu da. Người bệnh có thể vò nát 1 nắm lá bạc hà và cho vào nước tắm.
  • Dùng baking soda: Baking soda có tác dụng sát trùng nhẹ và giảm ngứa. Người bệnh có thể ngâm vùng da nổi hột với hỗn hợp baking soda pha với nước theo tỷ lệ 3:1 trong khoảng 15 phút.

Click xem thêm: Ngứa Tay Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Da nổi sần như da gà ngứa
Baking soda có tác dụng sát trùng nhẹ và giảm ngứa

Da nổi sần như da gà ngứa điều trị bằng thuốc Đông y

Đông y là một phương pháp chữa bệnh có lịch sử lâu đời và được nhiều người tin dùng. Theo Đông y, ngứa nổi da gà là do các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương da, rối loạn khí huyết và can thận. Do đó, phương pháp Đông y trị ngứa nổi da gà tập trung vào việc loại bỏ các yếu tố ngoại tà, cân bằng khí huyết và can thận.

Các bài thuốc đông y trị ngứa nổi da gà như:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Ngải cứu, hoa tiêu, hùng hoàng, phòng phong.
  • Công dụng: Trừ phong, tán hàn, giải độc, chống ngứa.
  • Cách dùng: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó,  cho vào ấm, đun sắc với 3 lít nước trong 15 – 20 phút. Khi nước thuốc đã được người bệnh tiến hành xông vùng da bị tổn thương, mỗi ngày 2 lần/ngày, kiên trì từ 2 – 3 tuần. Người bệnh có thể dùng nước thuốc để ngâm rửa vùng da tổn thương.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Bạch tật lê, thương nhĩ tử, dạ giao đằng, bạch tiên bì, thuyền thoái, xà sàng tử.
  • Công dụng: Dưỡng huyết, bổ thận, giải độc, chống ngứa.
  • Cách dùng: Đem các loại thuốc trên đi rửa sạch, sau đó đun cùng 2 – 3 lít nước. Sau đó lấy phần nước thuốc thu được, pha thêm nước lạnh và tiến hành ngâm rửa vùng da tổn thương. Quá trình này diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút, không quá 30 phút. Thực hiện bài thuốc ngâm rửa này ngày 2 lần, duy trì từ 3- 4 tuần để thấy hiệu quả.

Chăm sóc khi da nổi sần như da gà ngứa như thế nào?

Để giảm thiểu triệu chứng sần sùi da gà ngứa và ngăn tái phát, người bệnh cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chăm sóc khi da nổi sần như da gà ngứa như thế nào?
Dưỡng ẩm da là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa da khô sần ngứa
  • Giữ da sạch sẽ và khô thoáng: Đây là bước quan trọng nhất để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển, gây kích ứng da. Người bệnh nên tắm rửa bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ hàng ngày. Dùng khăn mềm lau khô da sau khi tắm để tránh mất nước.
  • Tránh gãi: Gãi da sẽ khiến da bị tổn thương, khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh cảm thấy ngứa, hãy thử các biện pháp giảm ngứa khác, chẳng hạn như chườm lạnh hoặc thoa gel lô hội.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại và giảm ngứa. Người bệnh nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa dầu và hương liệu.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da: Một số yếu tố có thể kích ứng da và gây ngứa, chẳng hạn như hóa chất, bụi bẩn, lông động vật,… Vì thế người bệnh nên tránh tiếp xúc với các yếu tố này.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe làn da. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu omega-3.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng da liễu. Người bệnh nên tìm cách giảm stress, chẳng hạn như tập thể dục, yoga hoặc thiền.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu bia: Thuốc lá và rượu bia có thể làm tổn thương da và khiến da dễ bị kích ứng.

Da nổi sần như da gà ngứa là biểu hiện của nhiều tình trạng da liễu khác nhau. Để điều trị tận gốc người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về làn da của mình cũng như cách chăm sóc, phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: 

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Bị ngứa khi trời nóng

Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Trẻ Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không? Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Cảm

Trẻ Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không? Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Bị Cảm

Trẻ Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không? Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Bị Cảm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua