Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

5/5 - (2 bình chọn)

Ra mồ hôi là một trong những hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Nhưng nếu như bạn ra nhiều mồ hôi ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc không vận động mạnh, đừng chủ quan, bởi đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bản thân. Mời bạn đọc cùng Lương Y Đỗ Minh Tuấn tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc mồ hôi ra nhiều có tốt không?

Mồ hôi ra nhiều có tốt không?

Mồ hôi ra nhiều có tốt không? Tiết mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt đồng thời loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên nếu đổ mồ hôi quá nhiều sẽ không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gặp bất tiện trong công việc và sinh hoạt thường ngày. Cụ thể, khi bị tăng tiết mồ hôi người bệnh có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Bệnh da liễu: Việc đổ mồ hôi nhiều khiến làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển và gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, nấm da, ban sẩn, nổi mề đay,…
  • Mất nước: Khi toàn cơ thể tiết mồ hôi quá nhiều sẽ làm mất đi một lượng nước lớn dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chân tay bị chuột rút…
  • Có mùi cơ thể: Bản thân mồ hôi không có mùi nhưng khi bài tiết qua da sẽ khiến vi khuẩn phát triển gây ra mùi cơ thể khó chịu.
  • Vấn đề tâm lý: Người bị ra mồ hôi toàn thân sẽ cảm thấy lo lắng, xấu hổ, tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Lâu dần sẽ trở nên cáu gắt, nóng tính thậm chí là trầm cảm.

Ngoài ra, việc đổ mồ hôi quá nhiều diễn ra thường xuyên ngay cả khi thời tiết không nóng hoặc không vận động mạnh thì rất có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà bạn không nên chủ quan.

Mồ hôi ra nhiều có tốt không
Người hay ra nhiều mồ hôi có tốt không? Đổ mồ hôi gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ nhiều mồ hôi

Cơ thể ra nhiều mồ hôi có tốt không? Mặc dù tiết mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể, nhưng nếu bạn bị đổ quá nhiều mồ hôi so với người bình thường thì có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Đây là bệnh lý có tính chất di truyền, các vị trí đổ mồ hôi nhiều như đầu, mặt, 2 bên nách, 2 bàn tay, 2 bàn chân. Đặc biệt là khi người bệnh cảm thấy căng thẳng, thì lượng mồ hôi tiết ra càng nhiều hơn.
  • Mồ hôi ra nhiều do nhiễm trùng: Dạng nhiễm trùng phổ biến nhất đó là nhiễm trùng lao phổi. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng để chống lại virus, vi khuẩn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều nhất là vào chiều tối và đêm kèm theo các triệu chứng sốt cao, ho dai dẳng, mệt mỏi, sụt cân nhanh,…
  • Bệnh cường giáp: Người mắc cường giáp là do các hormone tuyến giáp hoạt động quá mức gây kích thích các tuyến mồ hôi, từ đó làm cho mồ hôi đổ nhiều hơn bình thường. Cùng với các triệu chứng kèm theo như tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, mắt lồi, hay hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, sụt cân nhanh,…
  • Hạ đường huyết: Những người có lượng đường trong máu thấp rất dễ gây kích thích hệ thần kinh giao cảm tăng bài tiết hormone adrenaline. Điều này dẫn đến đổ mồ hôi nhiều kèm theo tim đập nhanh, da xanh tái, đuối sức, đói cồn cào, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
  • Thiếu máu: Người bị thiếu máu thường dễ đổ mồ hôi nhiều, tinh thần mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, da xanh xao,… Nếu để những tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Rối loạn nội tiết: Việc thiếu hụt hormone testosterone và estrogen ở cả nam và nữ sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể truyền thông tin sai lệch về não. Khi đó não sẽ cho rằng cơ thể đang bị nóng và cần tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.
  • Đái tháo đường: Rối loạn chuyển hóa đường huyết ở những bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ gây ra biến chứng lên hệ thần kinh. Từ đó kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động sai cách và dẫn tới rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi.
  • Ung thư: Các bệnh ung thư gây tăng tiết mồ hôi nhiều vào ban đêm như ung thư máu, u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom,…. Cùng với đó là các triệu chứng đi kèm như sốt cao, sưng hạch, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ tăng tiết mồ hôi như thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc hỗ trợ bệnh tim mạch, thuốc giảm đau,…
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị đổ mồ hôi nhiều thì con cái họ có 28% nguy cơ mắc chứng bệnh này.
  • Triệu chứng cai rượu bia, ma túy: Những người bắt đầu bước vào giai đoạn cai rượu bia, ma túy thì có thể sẽ đổ nhiều mồ hôi nhiều hơn bình thường.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một trong những triệu chứng dị ứng thuốc nghiêm trọng nhất. Khi đó toàn thân không chỉ tiết mồ hôi nhiều mà còn xuất hiện những phản ứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng khác.
  • Nguyên nhân khác: Người thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỹ mãn kinh, người dễ bị xúc động mạnh hay lo lắng căng thẳng thái quá, người có thói quen ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc… đều có thể gặp tình trạng ra nhiều mồ hôi.

Click Ngay: Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Mồ hôi ra nhiều có tốt không- Nguyên nhân là gì
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều

Cách chữa mồ hôi ra nhiều

Rất khó có thể điều trị triệt để tình trạng mồ hôi ra nhiều, dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng khó chịu này:

  • Dùng nhóm chất Antiperspirants: Nhóm Antiperspirants có tác dụng chống lại sự tăng tiết mồ hôi khá tốt. Thường được áp dụng để điều trị cho trường hợp bị tăng tiết mồ hôi toàn thân ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc kê đơn: Thuốc kê đơn được dùng trong trường hợp này như Propantheline bromua hoặc Propranolol SR,… Đây là loại thuốc chống giao cảm và thuốc an thần, được chỉ định cho trường hợp bị tiết nhiều mồ hôi trên toàn cơ thể.
  • Chuyển ion: Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chuyển ion. Đây là giải pháp sử dụng dòng điện ở cường độ thấp, được áp vào lòng bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh trong một dung dịch điện giải. Người bệnh sẽ được điều trị lặp lại vài lần một tuần.
  • Tiêm botulinum: Botulinum là một hoạt chất được sản xuất từ vi khuẩn Clostridium Botulinum. Thuốc được chỉ định dùng để tránh tăng tiết mồ hôi thông qua việc làm tê liệt dây thần kinh giao cảm tạm thời. Thuốc được tiêm vào vào lòng bàn tay hoặc nách. Người bệnh cần tiêm mỗi năm 2 lần, chi phí khá đắt.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm cho những người bị tiết mồ hôi quá nhiều. Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, nhanh phục hồi, không gây mất thẩm mỹ. Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân khi thực hiện. Tuy nhiên không phải trường hợp nào phẫu thuật cũng mang lại hiệu quả 100%. Có nhiều ca sau khi cắt hạch thần kinh giao cảm, mồ hôi sẽ không chảy ra nhiều ở tay nhưng lại xuất hiện nhiều hơn ở các bộ phận khác như chân, hách, đầu, lưng,…

Hạn chế tăng tiết mồ hôi bằng cách nào?

Để cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp đơn giản tại nhà như sau:

  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Uống đủ nước, có thể kết hợp thêm các loại nước ép trái cây để nâng cao sức đề kháng và tăng dinh dưỡng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ cho cơ thể như rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
  • Luôn vui vẻ, lạc quan, giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi để tránh cáu gắt. Người bệnh có thể tập yoga, thiền, đi dạo hoặc nghe nhạc,…
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ bằng việc tắm rửa thường xuyên, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ phòng ngủ, phòng làm việc, không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Hạn chế làm các công việc nặng, mất sức trong thời gian dài.
  • Có thể sử dụng một số loại thảo dược giúp giảm tiết mồ hôi như bạch thược, sơn thù…
  • Nếu nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi do bệnh lý gây ra ngoài việc thực hiện các phương pháp trên bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
  • Đối với nguyên nhân tăng tiết mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ có 4 phương pháp điều trị cơ bản như dùng thuốc, điện di ion, tiêm botox và phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm. Tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu của người bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc mồ hôi ra nhiều có tốt không cùng với nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng qua nội dung bài viết trên bạn đã có thêm được những kiến thức hữu ích cho bản thân và những người xung quanh để có được một sức khỏe tốt nhất.

Bài viết hấp dẫn:

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nguyên Nhân Khiến Em Bé Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nguyên Nhân Khiến Em Bé Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nguyên Nhân Khiến Em Bé Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Thế Nào Là Lưỡi Mất Vị Giác? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thế Nào Là Lưỡi Mất Vị Giác? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thế Nào Là Lưỡi Mất Vị Giác? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua