Người Bị Nhạt Miệng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Nhạt miệng là hiện tượng vị giác có sự thay đổi khiến người bệnh ăn uống không còn ngon miệng như lúc ban đầu. Từ đó làm cho món ăn trở nên nhạt nhẽo và giảm cảm giác thèm ăn. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nhạt miệng nên ăn gì? Tìm hiểu thông tin dưới đây của Dominhtuan.com để biết được thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Nhạt miệng nên ăn gì?

Nhạt miệng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị ốm, sốt, cảm cúm, viêm họng, mắc bệnh tiêu hóa,… Vậy nhạt miệng nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng.

Hạnh nhân

Những người bị nhạt miệng nên  sử dụng hạnh nhân. Trong thành phần của hạnh nhân có chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin B9 và folate. Những hoạt chất này có lợi cho việc phát triển cơ thể, kích thích vị giác và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Người bị nhạt miệng nên sử dụng hạnh nhân
Người bị nhạt miệng nên sử dụng hạnh nhân

Vì vậy người bệnh có thể sử dụng một số món ăn từ hạnh nhân như: Sữa hạnh nhân, bánh quy hạnh nhân, kẹo hạnh nhân hoặc ăn hạnh nhân trực tiếp. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây chướng bụng đầy hơi. Đồng thời tránh ăn hạnh nhân vào gần sát bữa ăn chính vì điều này có thể khiến bạn ăn uống không thấy ngon miệng.

Click Ngay: Làm Sao Hết Nhạt Miệng Khi Mang Thai? Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà

Sữa chua

Nếu bạn đang chưa biết bị nhạt miệng nên ăn gì thì có thể sử dụng sữa chua. Sữa chua có tác dụng giúp kích thích vị giác cho những người đang bị nhạt miệng. Hơn nữa loại thực phẩm này còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bạn ăn uống được tốt hơn. Bạn có thể sử dụng sữa chua trực tiếp hoặc kết hợp cùng với mật ong, quả hạch hoặc trái cây tươi để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Bí đỏ

Bí đỏ là loại thực phẩm giúp mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là vitamin Bă, protein, gluxit và một số axit béo. Các nhà nghiên cứu đã cho biết, bí đỏ giúp tăng lượng  hồng cầu trong máu, tăng chỉ số gurtin – một loại protein giúp kiểm soát vị giác. Vì vậy những người bị nhạt miệng khi sử dụng bí đỏ sẽ thấy ngon miệng hơn, giúp bạn nhanh chóng lấy lại mùi vị như ban đầu.

Bí đỏ là loại thực phẩm quen thuộc với mâm cơm cả gia đình. Do đó người bệnh có thể sử dụng nước ép bí đỏ, cháo bí đỏ hoặc bí đỏ nấu xương đều rất ngon. Tuy nhiên do chứa nhiều chất xơ nên bí đỏ dễ gây ra tiêu chảy và buồn nôn nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy bạn nên sử dụng loại thực phẩm này một cách khoa học, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.

Nhạt miệng nên ăn gì – Quả mâm xôi

Khi bị nhạt miệng, người bệnh có thể sử dụng của mâm xôi. Loại quả này có vị chua ngọt rất dễ sử dụng. Đặc biệt trong thành phần của nó có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch, điều chỉnh huyết áp, tăng cường vị giác và làm giảm triệu chứng nhạt miệng cho người bệnh.

Khi bị nhạt miệng nên sử dụng quả mâm xôi để cân bằng vị giác
Khi bị nhạt miệng nên sử dụng quả mâm xôi để cân bằng vị giác

Một số món ăn từ quả mâm xôi người bệnh có thể sử dụng như: Ăn trực tiếp, ăn cùng với sữa chua, sinh tố mâm xôi, trà mâm xôi, bánh mì mâm xôi nướng…

Khoai tây hấp hoặc nướng

Khoai tây là một loại củ lành tính, có chứa rất nhiều chất xơ, canxi, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 và phốt pho. Những hoạt chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp người bệnh nhanh khỏi ốm. Đặc biệt, hàm lượng protein trong khoai tây tốt hơn so với protein trong các loại rau củ quả khác. Vì vậy người bệnh đang bị ốm, cảm cúm, viêm họng dẫn đến nhạt miệng nên sử dụng các món ăn từ khoai tây để cải thiện bệnh tình của mình.

Nhạt miệng nên ăn gì – Táo xanh

Táo xanh là một loại trái cây thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của táo xanh có chứa chất xơ, protein, đường tự nhiên, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật khác nhau. Đặc biệt táo xanh có vị chua ngọt giúp kích thích vị giác, phù hợp với người bị nhạt miệng, chán ăn.

Bạn có thể ăn táo trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, nước ép hoặc các loại bánh táo sẽ mang đến hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên bạn không nên dùng chung táo xanh với hải sản, củ cải trắng, đậu xanh hoặc thịt ngỗng vì nó sẽ làm giảm giá trị cả các loại thực phẩm trên, đồng thời làm tăng nguy cơ gây đau bụng, khó tiêu, buồn nôn….

Trái cây có múi

Những người bị nhạt miệng nên sử dụng các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh, quất,… Vì những loại hoa quả này rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch để người ốm mau khỏi bệnh. Ngoài ra, vị chua ngọt của cam quýt cũng giúp kích thích vị giác, người bệnh sẽ thấy ăn uống ngon miệng hơn. Bạn có thể ăn các loại hoa quả này trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống đều rất phù hợp.

Với thắc mắc nhạt miệng nên ăn gì chắc chắn không được bỏ qua các loại trái cây có múi
Với thắc mắc nhạt miệng nên ăn gì chắc chắn không được bỏ qua các loại trái cây có múi

Súp gà

Trong trường hợp bạn bị nhạt miệng kèm theo triệu chứng ốm, sốt, viêm họng,… thì có thể tham khảo sử dụng món súp gà. Đây là một món ăn rất giàu vitamin, khoáng chất, protein và calo rất phù hợp với những người đang bị bệnh. Súp gà cũng rất dễ ăn, có hương vị thơm ngon và là nguồn chất lỏng hữu hiệu, giúp bổ sung nước cho cơ thể, chống khô miệng.

Bị nhạt miệng không nên ăn gì?

Ngoài việc lựa chọn những loại thực phẩm giúp tăng cường vị giác người bệnh còn cần tránh sử dụng những loại thức ăn và đồ uống sau đây:

  • Đồ ăn cay nóng: Những loại đồ ăn cay nóng có tác động tiêu cực tới vị giác và vùng hầu họng. Đặc biệt nếu người bệnh đang bị nhiễm trùng đường hô hấp thì việc sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn dầu mỡ: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, xào,… có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của vị giác, khiến người bệnh cảm thấy nhanh ngán và không muốn ăn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Những loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia, không tốt cho sức khỏe của người bị các bệnh về đường hô hấp, gây nhạt miệng, đắng miệng.
  • Chất kích thích: Rượu bia và những chất kích thích khác sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của dạ dày và gan, làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy nếu hấp thụ quá nhiều chất kích thích sẽ khiến bạn luôn có cảm giác bị nhạt miệng.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa sẽ cản trở quá trình trao đổi chất và gây ức chế sự thèm ăn của cơ thể. Vì vậy nó có thể làm tăng cảm giác nhạt miệng.

Những mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng nhạt miệng

Ngoài việc giải đáp thắc mắc nhạt miệng nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tình trạng nhạt miệng được cải thiện:

  • Đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần để làm sạch răng miệng, cải thiện tình trạng nhạt miệng.
  • Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc bàn chải mặt lưỡi để vệ sinh một cách toàn diện.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để xỉa răng mỗi ngày, chú ý đến vùng nướu và kẽ răng để loại bỏ sạch thức ăn và mảng bám.
  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, nhằm loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn gây bệnh.
  • Uống nhiều nước lọc, nên dùng ít nhất hai lít nước mỗi ngày để tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể.
Sử dụng nước súc miệng cũng là cách giúp cải thiện tình trạng lạt miệng
Sử dụng nước súc miệng cũng là cách giúp cải thiện tình trạng lạt miệng

Một số lưu ý quan trọng nếu vị giác có sự thay đổi bất thường

Nếu vị giác của bạn xuất hiện những vị lạ thì cần hết sức lưu ý vì rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề:

  • Miệng nhạt: Có thể do các bệnh về đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp như: Tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột, viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan,…
  • Miệng chua: Là dấu hiệu cảnh báo bạn bị các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…
  • Miệng chát: Đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh bị mất ngủ hoặc các vấn đề về thần kinh gây ra.
  • Miệng mặn: Có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thận.
  • Miệng thơm, có vị ngọt: Dấu hiệu cho thấy người bệnh bị tiểu đường hoặc hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
  • Miệng đắng: Dấu hiệu của các bệnh liên quan đến gan, túi mật, tụy,… Nghiêm trọng hơn, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bị nhạt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì. Mong rằng những chia sẻ này của Dominhduong.com sẽ giúp người bệnh xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng hợp lý. Thông qua đó, người bệnh sẽ cải thiện vị giác hiệu quả và hạn chế làm bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Xem Ngay:

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Cách Trị Nhạt Miệng Tại Nhà Giúp Người Bệnh Ăn Uống Ngon Miệng

Cách Trị Nhạt Miệng Tại Nhà Giúp Người Bệnh Ăn Uống Ngon Miệng

Cách Trị Nhạt Miệng Tại Nhà Giúp Người Bệnh Ăn Uống Ngon Miệng

Làm Sao Để Hết Nhạt Miệng Khi Ốm? Cách Phòng Ngừa Bệnh Ốm Vặt

Làm Sao Để Hết Nhạt Miệng Khi Ốm? Cách Phòng Ngừa Bệnh Ốm Vặt

Làm Sao Để Hết Nhạt Miệng Khi Ốm? Cách Phòng Ngừa Bệnh Ốm Vặt

Diễn viên Thanh Tú chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng tại Đỗ Minh Đường

Diễn viên Thanh Tú chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng tại Đỗ Minh Đường

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua