Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

4.9/5 - (10 bình chọn)

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân, tay có thể do bệnh tổ đỉa, dị ứng hoặc viêm da cơ địa,… hoặc thậm chí đây là triệu chứng cảnh báo vấn đề về gan. Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cũng như cách khắc phục hiệu quả, người bệnh tuyệt đối không thể bỏ qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu?

Triệu chứng trẻ bị ngứa lòng bàn chân, tay thường khởi phát do làn da bị kích thích và tổn thương. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Cụ thể, nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay, chân như sau:

Vệ sinh kém khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân.

Da của trẻ em thường nhạy cảm hơn da người lớn, dễ bị kích ứng bởi các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, các tác nhân này có thể xâm nhập vào da, gây viêm nhiễm và ngứa ngáy.

Có thể bạn quan tâm: Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Vệ sinh kém có thể khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân
Vệ sinh kém có thể khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân

Ngoài ra, trẻ em thường hiếu động, hay chơi đùa ở những nơi bụi bẩn, ẩm ướt. Điều này cũng khiến trẻ dễ bị ngứa lòng bàn chân.

Dị ứng thực phẩm và thời tiết

Dị ứng thực phẩm và thời tiết là hai nguyên nhân phổ biến gây ngứa lòng bàn chân, tay ở trẻ em. Lúc này cơ thể trẻ sẽ giải phóng histamine và các chất hóa học khác, gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay,… ở lòng bàn chân hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Ngoài ngứa lòng bàn chân, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn, mệt mỏi,…

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân do da thiếu nước

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân, bàn tay, đặc biệt là những bé có làn da khô bẩm sinh.

Khi da không được cung cấp đủ nước, các tế bào da sẽ trở nên khô, căng, thô ráp và dễ bị kích ứng. Vùng da bị ngứa thường có màu sắc bình thường, không có tổn thương thực thể (đỏ, viêm, mủ,…). Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, vùng da này có thể bị trầy xước do trẻ gãi liên tục để làm giảm cơn ngứa.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, thường gặp ở trẻ em và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch.

Không nên bỏ lỡ: Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Trẻ ngứa lòng bàn chân do viêm da cơ địa
Trẻ ngứa lòng bàn chân do viêm da cơ địa

Triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát ở trẻ nhỏ, thường dưới 5 tuổi. Các triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa bao gồm: Da khô, bong vảy, dày sừng, ngứa nhiều hơn về đêm, da bị đỏ/hồng, sưng tấy, vết ngứa bị loét, chảy dịch.

Những tổn thương này xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay. Nếu không được kiểm soát, viêm da cơ địa có thể dẫn đến một số biến chứng như: Hen suyễn, mệt mỏi, chậm phát triển, ngứa mãn tính, rối loạn giấc ngủ…

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân do bệnh vảy nến

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính, xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ em từ 10-15 tuổi. Nguyên nhân gây vảy nến ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ, nhưng được cho là liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch.

Các triệu chứng của vảy nến ở trẻ em tương tự như ở người lớn, bao gồm: Mảng da tổn thương có màu hồng/ đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy, đau nhẹ.

Tổn thương da do vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các vùng da như da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân hoặc lòng bàn tay.

Vảy nến ở trẻ em có thể tự biến mất sau một thời gian nhất định, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng và gây ra các biến chứng ở khớp, tim,…

Viêm da tiếp xúc

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể là do bệnh lý viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở lòng bàn tay và bàn chân của trẻ em.

Viêm da tiếp xúc có thể là thủ phạm khiến bé ngứa ngáy khó chịu
Viêm da tiếp xúc có thể là thủ phạm khiến bé ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường bao gồm: Ngứa dữ dội, đỏ da, nổi mẩn ngứa, tụ mủ và dịch,…

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân do bệnh tổ đỉa

Trẻ bị ngứa ngáy lòng bàn tay, bàn chân có thể khởi phát do bệnh tổ đỉa. Đây là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước, gây ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân.

Triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa ở trẻ em bao gồm:

  • Ngứa dai dẳng và kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Nổi mụn nước nhỏ, mọc thành từng đám ở lòng bàn tay và bàn chân.
  • Da khô, bong tróc.
  • Sưng đỏ da.

Bệnh lý về gan

Ngứa lòng bàn chân ở trẻ là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh lý gan. Nguyên nhân chính xác gây của bệnh lý này vẫn chưa được xác định, phần lớn là do tích tụ các chất độc trong gan. Các chất độc này có thể theo đường máu đi đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả da, gây kích ứng và dẫn đến ngứa.

Triệu chứng điển hình như: Ngứa nhiều vào ban đêm, dữ dội ở những vị trí lòng bàn chân, bàn tay, không có biểu hiện thực thể như viêm nhiễm, loét da.

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân, bàn tay nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngứa lòng bàn chân là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em, có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, ngứa lòng bàn chân KHÔNG NGUY HIỂM và có thể tự khỏi sau một thời gian.

Bài viết hấp dẫn: Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân ở trẻ thường không nguy hiểm
Nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân ở trẻ thường không nguy hiểm

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị ngứa lòng bàn chân kèm theo các triệu chứng sau:

  • Ngứa dữ dội, không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà.
  • Ngứa kéo dài hơn 2 tuần, ngày càng nghiêm trọng.
  • Ngứa kèm theo các triệu chứng bất thường khác như nổi mẩn đỏ, mụn nước, da khô, bong tróc, sốt, vàng da, đau bụng,…

Cách điều trị ngứa lòng bàn chân, bàn tay ở trẻ nhỏ

Nổi mẩn, ngứa lòng bàn chân là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

Thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt của trẻ

Môi trường và thói quen sinh hoạt có thể gây nên tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân, bàn tay. Vì thế để khắc phục triệu chứng này, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Cha mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách tắm nước ấm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ. Không nên tắm cho trẻ quá lâu, thời gian tắm tối đa là 10 phút. Sau khi tắm, cha mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm để bôi toàn thân cho trẻ, đặc biệt là vùng kẽ ngón chân, ngón tay.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây dị ứng như thịt bò, sữa tươi, hải sản,… Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay nóng.
Cha mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo có khả năng thấm hút tốt, mềm mịn
Cha mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo có khả năng thấm hút tốt, mềm mịn
  • Lựa chọn quần áo phù hợp: Cha mẹ nên chọn quần áo từ chất liệu cotton, lụa,… có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoáng mát cho làn da của bé. Tránh cho trẻ mặc quần áo làm từ chất liệu len, lông,…
  • Vệ sinh môi trường xung quanh: Cha mẹ cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt, thường xuyên giặt ga, gối, chăn, đệm để loại bỏ tối đa bụi bẩn, vi khuẩn. Ngoài ra cha mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với lông chó, mèo.

Sử dụng thuốc tân dược

Thuốc Tây là phương pháp điều trị ngứa lòng bàn chân bàn tay phổ biến nhất hiện nay. Sau khi thăm khám da, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và kê đơn một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc giúp ức chế quá trình giải phóng histamin, từ đó giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, nổi mẩn đỏ trên chân.
  • Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, thúc đẩy các tổn thương da nhanh lành.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp ngứa lòng bàn chân kèm viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Kem bôi steroid: Kem bôi steroid giúp cấp ẩm, làm dịu da, đồng thời giảm ngứa ngáy.

Thuốc Tây có hiệu quả điều trị nhanh chóng, giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu ở lòng bàn chân ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn trọng khi cho bé sử dụng bởi thuốc Tây. Bởi lẽ chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt,…

Để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc được kê. Đồng thời theo dõi tình trạng bệnh của bé để báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường trên da.

Giảm ngứa lòng bàn chân cho bé nhanh chóng tại nhà

Khi bị ngứa lòng bàn chân ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian để giảm ngứa và cải thiện tình trạng da cho bé. Một số mẹo dân gian thường dùng như:

Xem thêm: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bố mẹ đừng quên bôi kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày
Bố mẹ đừng quên bôi kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da. Từ đó giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng bong tróc da cho bé. Cha mẹ chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên lòng bàn chân của bé, ngày 2-3 lần.
  • Ngâm chân bằng nước lá khế: Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa và sát trùng da. Cha mẹ rửa sạch 200g lá khế tươi, vò nhẹ rồi đun sôi cùng 1 lít nước. Sau khi nước nguội bớt, cha mẹ cho bé ngâm chân trong khoảng 15-20 phút.
  • Chườm lá kinh giới: Lá kinh giới có tác dụng giảm ngứa, sát trùng, giúp làm dịu da. Cha mẹ rửa sạch thân và ngọn lá kinh giới, rang trên chảo cho đến khi héo. Sau đó, cha mẹ để nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên lòng bàn chân cho bé.

Các biện pháp dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp, tuy nhiên hiệu quả giảm ngứa thường chậm và không cao. Nếu tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ cần cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đông y chữa ngứa lòng bàn chân an toàn, lành tính

Theo Đông y, ngứa lòng bàn chân ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Thấp nhiệt: Khi cơ thể bị tích tụ quá nhiều nhiệt, sẽ dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mụn,… ở lòng bàn chân.
  • Phế hư: Khi chức năng của tỳ phế suy yếu, sẽ dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc, ngứa ngáy.
  • Khí huyết ứ trệ: Khi khí huyết lưu thông kém, sẽ dẫn đến tình trạng da sần sùi, ngứa ngáy.

Để điều trị tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân bằng Đông y, cha mẹ cần cho bé đi khám tại các phòng khám uy tín. Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thầy thuốc sẽ chỉ định bài thuốc phù hợp. Một số bài thuốc Đông y giảm ngứa hiệu quả, an toàn:

Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp khắc phục ngứa ngáy hiệu quả
Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp khắc phục ngứa ngáy hiệu quả
  • Bài thuốc hạ nhiệt: Sử dụng các vị thuốc như kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo,… mang đến công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa hiệu quả.
  • Bài thuốc bổ phế: Sử dụng các vị thuốc như ý dĩ nhân, cát cánh, tang bạch bì,… để bổ phế, dưỡng âm, giảm ngứa.
  • Bài thuốc hoạt huyết: Sử dụng các vị thuốc như đương quy, thục địa, xuyên khung,… để hoạt huyết, thông mạch, giảm ngứa.

Tuy nhiên với những bé tuổi nhỏ, việc dùng thuốc Đông y cần qua thăm khám và chỉ định chính xác từ thầy thuốc. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc và cho bé sử dụng tùy tiện.

Biện pháp phòng tránh ngứa lòng bàn chân hiệu quả

Cha mẹ nên chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay cho trẻ. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu cha mẹ nhất định phải ghi nhớ:

  • Luôn giữ cơ thể bé sạch sẽ, đặc biệt là vùng bàn tay, bàn chân.
  • Bôi kem dưỡng ẩm lên toàn bộ cơ thể bé, đều đặn mỗi ngày.
  • Lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa lành tính với nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Đi những đôi giày, tất có độ rộng vừa phải, tạo cảm giác thoải mái cho bé. Đồng thời giày phải được làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, nhờ đó ngăn ngừa ngứa ngáy hiệu quả.
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước khiến da khô ngứa, bong tróc.
  • Giúp bé duy trì tinh thần thoải mái, tránh áp lực.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như ổi, cam, dâu tây, cà chua,… giúp kháng viêm, tăng miễn dịch và giảm ngứa ngáy trên da trẻ.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có khả năng chống oxy hóa như lựu, yến mạch, dầu ô liu để giảm triệu chứng ngứa trên da bé, ngăn viêm đỏ, lão hóa da của bé.
  • Thực phẩm giàu omega 3 sẽ giúp làm lành tổn thương trên da.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, dầu mỡ, hải sản, trứng, đậu phộng,…Vì chúng có thể gây ngứa, viêm nghiêm trọng hơn.

Hy vọng rằng, các thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp cha mẹ thật sự hiểu đúng về tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân. Từ đó có những đánh giá chính xác và biết cách phòng ngừa, khắc phục ngứa ngáy bàn chân cho bé hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Không nên bỏ lỡ:

Đánh giá bài viết

4.9/5 - (10 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng...

Bị ngứa khi trời nóng

Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Có Nguy Hiểm Không?

Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Có Nguy Hiểm Không?

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Ra Mồ Hôi Có Giảm Cân Không? Cách Giảm Cân Bền Vững, Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua