Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

5/5 - (2 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ ở mặt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chủ yếu là do trẻ bị dị ứng, rôm sảy hoặc mắc các bệnh da liễu khác. Vậy bé nổi mẩn đỏ ở mặt có nguy hiểm không? Phòng ngừa, điều trị và chăm sóc da cho trẻ như thế nào? Bài viết dưới đây Dominhtuan.com sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu chi tiết về tình trạng này.

Bé nổi mẩn đỏ ở mặt là gì?

Bé nổi mẩn đỏ ở mặt là hiện tượng da liễu thường gặp. Đây có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, côn trùng đốt, viêm da cơ địa, chàm và các bệnh da liễu khác. 

Mẩn đỏ ở mặt thường xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, phồng, có thể ngứa hoặc không. Để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nền hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó việc cha mẹ chủ động đưa trẻ đi khám bác sĩ là rất quan trọng.

Bé nổi mẩn đỏ ở mặt là hiện tượng thường gặp
Bé nổi mẩn đỏ ở mặt là hiện tượng thường gặp

Triệu chứng bé nổi mẩn đỏ ở mặt

Dưới đây là một số biểu hiện khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Nốt mẩn đỏ mọc rải rác hoặc thành từng đám ở vùng da mặt, da đầu, á hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể trẻ.
  • Mụn thường xuất hiện trên một vùng da, sau đó lan rộng sang những vùng da lân cận.
  • Vùng da xung quanh nốt mụn sẽ có màu hồng đỏ.
  • Da khô ráp, kèm theo hiện tượng chảy nước, lở loét, đóng vảy.
  • Những nốt mụn nhỏ có thể xuất hiện mụn mủ xanh, vàng đã bị nhiễm khuẩn.
  • Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, bỏ ăn.

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở mặt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, cha mẹ cần nắm rõ để điều trị bệnh đúng cách:

  • Do mụn sữa: Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở mặt do hormone trẻ nhận được từ trẻ. Hiện tượng này không đáng lo ngại, trẻ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Do phát ban đỏ: Các nốt phát ban của trẻ tương tự như vết muỗi đốt, kèm theo tình trạng rát da, sần sùi, mụn nước, mụn mủ,… Tình trạng này không gây khó chịu và có thể tự khỏi sau vài tuần.
  • Do trẻ tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Da của còn rất non yếu nên dễ bị mẩn đỏ khi tiếp xúc phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, bụi bẩn, mủ thực vật, lông thú nuôi, dị ứng thời tiết…
  • Ban đỏ nhiễm độc: Ban đỏ nhiễm độc cũng là nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ ở mặt. Trẻ sẽ khởi phát bệnh từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh, có trường hợp bệnh khởi phát sau 2 tuần.
  • Rôm sảy: Trẻ có thể bị mọc rôm sảy ở mặt hoặc ở khắp người. Những nốt mẩn đỏ này sẽ xuất hiện với các mức độ khác nhau khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Càng ra mồ hôi thì những  nốt mẩn đỏ này sẽ càng mọc nhiều hơn.
  • Chàm sữa: Trẻ nhỏ có thể bị bệnh chàm do di truyền hoặc do các yếu tố môi trường gây nên. Khi bị chàm, làn da sẽ trở nên khó chịu, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và thô ráp. Vị trí bị bệnh thường là má, cằm, trán. Đa phần các trường hợp này sẽ xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và sẽ khỏi hẳn khi trẻ lớn lên.
  • Nhiễm nấm men: Trong điều kiện tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tạo môi trường ẩm ướt sẽ khiến nấm men phát triển nhanh chóng, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt.
  • Do bệnh lý nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng… có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt kèm theo tình trạng sưng nóng đỏ, mụn nước, có dịch vàng xanh, sốt, mệt mỏi.
  • Do nhiễm virus: Trẻ bị mắc các bệnh như sởi, thủy đậu, rubella,… có thể bị nổi mẩn đỏ trên mặt hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường những nốt mẩn nay không sưng, không đau, không gây ngứa…
  • Côn trùng đốt: Hiện tượng bé nổi mẩn đỏ ở mặt cũng có thể do các loại côn trùng như muỗi, kiến,… đốt. Các vết mẩn đỏ này thường đi kèm theo hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy, đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Nguyên nhân bé nổi mẩn đỏ ở mặt
Bé nổi mẩn đỏ ở mặt do các vấn đề da liễu gây ra

Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt có nguy hiểm không?

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số dấu hiệu nghiêm trọng, tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý như:

  • Các nốt mẩn đỏ xuất hiện mủ hoặc dịch nước xanh.
  • Ban đỏ có xu hướng lan rộng, đỏ và sưng tấy.
  • Trẻ có hiện tượng sốt cao, ho nhiều.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ, ngủ li bì, phản ứng kém.
  • Các triệu chứng trở nặng, ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt cũng có thể là dấu cảnh báo hệ miễn dịch của trẻ đang bị suy giảm. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, đồng thời không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Cách điều trị bé nổi mẩn đỏ ở mặt

Để điều trị hiệu quả tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới đưa ra được phương án điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách chữa nổi mẩn đỏ hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo áp dụng:

Dùng thuốc Tây y

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ cũng cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Cha mẹ không được tùy tiện phán đoán bệnh và mua thuốc về cho trẻ uống. Nếu dùng không đúng bệnh hoặc uống sai liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Dưới đây là một số loại thuốc thường có mặt trong đơn thuốc của bác sĩ, bạn có thể tham khảo:

  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý: Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ ở mặt ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch da cho trẻ với tần suất 2 lần/ngày. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, giảm mẩn ngứa. Hơn nữa nguyên liệu này cũng khá an toàn, lành tính đối với trẻ nhỏ.
  • Thuốc kháng viêm: Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt ở mức độ nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống cho trẻ để giúp ngừa viêm và làm dịu da. Tuy nhiên cha mẹ không được lạm dụng thuốc mà cần cho trẻ dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Kem bôi da: Đa phần các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt đều được bác sĩ cho dùng các loại kem bôi da chuyên biệt. Những sản phẩm này đều có chứa các thành phần giúp kháng viêm, giảm ngứa, mờ thâm, dưỡng ẩm, tái tạo vùng da bị tổn thương. Cha mẹ bôi thuốc theo thời gian và liều lượng mà bác sĩ quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cách điều trị bé nổi mẩn đỏ ở mặt
Bác sĩ kê đơn thuốc bôi da cho trẻ để cải thiện bệnh

Thực hiện mẹo dân gian

Da mặt của trẻ khá nhạy cảm, do đó cha mẹ nên lựa chọn các nguyên liệu tự nhiên lành tính, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Nha đam: Nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B12, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Cha mẹ chỉ cần cắt một lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Sau đó thoa gel nha đam lên mặt trẻ khoảng 15 phút. Cuối cùng cha mẹ rửa mặt lại cho thật sạch với nước mát. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần cho đến khi nốt mẩn đỏ được khỏi hẳn.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch có nhiều thành phần hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn, dưỡng ẩm và tăng khả năng hồi phục da. Cha mẹ hãy xay thật mịn bột yến mạch, trộn đều với nước và đắp lên mặt trẻ 20 phút. Sau đó rửa mặt lại cho trẻ với nước ấm cho thật sạch. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh được cải thiện.
  • Dầu dừa/dầu oliu: Dầu dừa và dầu oliu đều có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, khử trùng, giảm viêm nhiễm và chữa lành vết thương trên da. Bạn chỉ cần thoa trực tiếp dầu dừa hoặc dầu oliu lên mặt trẻ. Sau khoảng 15 phút mẹ rửa lại cho trẻ bằng nước sạch. Chú ý nên mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng.
  • Sữa chua không đường: Sữa chua không đường rất lành tính, có tác dụng cấp ẩm, chữa lành tổn thương trên da và hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Bạn hãy dùng sữa chua không đường thoa đều lên vùng da mặt bị nổi mẩn của trẻ. Sau khoảng 15 phút thì sửa mặt lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn vào mỗi buổi tối sẽ thấy có hiệu quả đáng kể.

Phòng tránh hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt cho trẻ

Da mặt của trẻ vô cùng nhạy cảm, đồng thời cũng dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ bằng cách lau mặt cho trẻ bằng nước sạch và khăn bông mềm.
  • Nên lau miệng, lau mặt cho trẻ ngay sau khi ăn hoặc sau khi bú mẹ.
  • Căn dặn trẻ không được đưa tay lên miệng, mắt, chú ý rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh không gian sống của trẻ, thường xuyên giặt giũ chăn, màn, đệm, gối để tránh vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn tích tụ.
  • Tránh để trẻ sống ở những nơi quá ẩm ướt, nóng bức, không có ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị nhiễm bệnh về da liễu.
  • Mẹ không nên gãi hoặc dùng móng tay chạm vào vùng da bị bệnh của trẻ. Vì điều này sẽ khiến da bé bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn và mẩn đỏ lây lan sang những vùng da lành khác.
  • Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi để hạn chế tình trạng bí bách, khó chịu.
  • Lựa chọn loại dầu gội và sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, không chọn loại có tính tẩy rửa mạnh hoặc có mùi quá nồng.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm thanh mát. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tích cực cho trẻ bú và uống nước nhiều hơn.
  • Không cho trẻ dùng những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản,…

Trên đây là những thông tin giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bé nổi mẩn đỏ ở mặt. Hy vọng rằng những chia sẻ của Dominhtuan.com sẽ giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ được hiệu quả hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý đưa trẻ đi khám bác sĩ từ sớm để đẩy nhanh quá trình điều trị, giúp bệnh nhanh được chữa khỏi.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Miệng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Phòng Ngừa

Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Miệng? Cách Phòng Ngừa

Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Miệng? Cách Phòng Ngừa

Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua