Cách Giảm Đau Bụng Trên Rốn Giúp Cắt Cơn Đau Nhanh Chóng

5/5 - (1 bình chọn)

Đau bụng trên rốn có thể xảy ra ở mọi đối tượng và liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân bị đau bụng trên rốn do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các cách giảm đau bụng trên rốn qua bài viết dưới đây.

Đau bụng trên rốn là hiện tượng gì?

Vùng bụng trên rốn có liên quan đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như dạ dày, tá tràng, gan, túi mật, lá lách, một phần thận, đại tràng,… Khi vị trí này bị đau thì dù nguyên nhân là gì cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cơn đau xảy ra ở vùng trên rốn, dưới xương sườn. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau quặn thắt từng cơn, sau đó lan ra phía sau lưng. Nếu để tình trạng này kéo dài và không có hướng điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngoài đau căng tức bụng từng cơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân nhanh, người xanh xao, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi….

Đau bụng trên rốn là hiện tượng hay gặp và gây lên nhiều khó chịu tới người bệnh
Đau bụng trên rốn là hiện tượng thường gặp, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân bị đau bụng trên rốn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng vùng trên rốn. Điều này còn phụ thuộc vào vị trí, thời điểm và mức độ đau để đưa ra kết luận chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu người bệnh nên nắm rõ:

  • Viêm dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đau bụng vùng trên rốn. Bệnh lý này khiến người bệnh đau bụng từng cơn trong thời gian dài, mức độ đau còn tùy thuộc vào tình trạng bị viêm. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện như: Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ăn uống kém, ợ hơi, ợ chua, nóng rát hoặc căng tức bụng.
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu. Dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa là cảm giác đau bụng vùng trên và xung quanh rốn sau đó di chuyển sang vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau tăng dần về mức độ và không có dấu hiệu giảm đau, kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, buồn nôn, chán ăn.
  • Viêm đại tràng: Người bị viêm đại tràng sẽ bị đau quặn thắt từng cơn vùng bụng trên rốn, đôi lúc nhói lên từng cơn do nhu động ruột bị mất cân bằng. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đi ngoài nhiều, đi ngoài phân sống,… khiến người bệnh sút cân, mệt mỏi, mất sức.
  • Hội chứng ruột co thắt: Tình trạng này thường gây ra những cơn đau bụng đột ngột ở vùng trên rốn kèm theo các dấu hiệu như đi ngoài phân sống, phân lỏng,… Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không điều trị sớm cũng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của bệnh nhân nói chung.
  • Sỏi mật: Nếu xuất hiện sỏi trong túi mật sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, Từ đó gây ra những cơn đau dữ dội ở phía trên rốn bên phải. Các triệu chứng đi kèm đó là tình trạng nôn mửa, mệt mỏi đến kiệt sức. Sỏi mật nếu để lâu không chữa trị không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng xấu tới cả tuyến gan và tụy.
  • Viêm gan, viêm tụy: Gan và tụy là hai cơ quan nằm ở vị trí trên rốn nên khi đau tại vùng bụng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm gan cấp, áp xe gan hoặc viêm tụy. Triệu chứng đi kèm thường gồm buồn nôn, nôn, sốt cao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt…
  • Tắc ruột: Tắc ruột là tình trạng một đoạn ruột bị ngừng một phần hoặc hoàn toàn quá trình vận chuyển các chất. Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội tại tại vùng ruột bị tắc kèm theo hiện tượng sưng phù căng tức bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, nôn, giảm vị giác,… Đây là trường hợp nghiêm trọng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nhiễm trùng hoặc thủng ruột.
  • Nhiễm giun: Nhiễm giun là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị nhiễm giun sẽ xuất hiện những cơn đau bụng khu vực trên và xung quanh rốn. Tình trạng này sẽ nguy hiểm khi giun chui vào ống mật gây tắc nghẽn. Triệu chứng điển hình là đau bụng dữ dội kèm đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, mất sức.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng trên rốn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt kèm theo các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, đi ngoài nhiều lần,… Mặc dù không nguy hiểm nhưng tình trạng này lại đem đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh.

Các cách giảm đau bụng trên rốn hiệu quả

Đau bụng trên rốn trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này người bệnh có thể áp dụng các cách giảm đau bụng trên rốn dưới đây.

Cách giảm đau bụng trên rốn bằng mẹo dân gian

Các phương pháp dân gian được áp dụng khá phổ biến trong việc điều trị đau bụng trên rốn. Bởi nó vừa an toàn lại đơn giản dễ thực hiện.

Gừng

Trong Đông y gừng có vị cay, tính ấm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau bụng, cảm lạnh, buồn nôn. Còn theo Y học hiện đại, hai hoạt chất Gingerol và Shogaol trong gừng có tác dụng giảm đau và trị viêm hiệu quả. Đồng thời, gừng còn cung cấp enzyme giúp kích thích giải phòng dịch vị dạ dày cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Người bệnh có thể pha trà gừng với một chút mật ong để uống hoặc thêm gừng như một gia vị trong các món ăn.

Mật ong

Mật ong có chứa enzyme ngăn ngừa sự phát triển của nấm hoặc vi khuẩn gây hại từ đó giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Người bệnh có thể ăn trực tiếp 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất mỗi ngày hoặc pha cùng nước ấm để uống vào buổi sáng khi ngủ dậy. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại kết quả như mong đợi.

Cách giảm đau bụng trên rốn bằng mật ong
Cách giảm đau bụng trên rốn bằng mật ong

Nghệ

Trong thành phần của nghệ có chứa Curcumin giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả từ đó làm giảm tình trạng đau bụng trên rốn do đau dạ dày tá tràng gây ra. Ngoài ra, khi sử dụng nghệ thường xuyên còn giúp duy trì độ pH trong dạ dày từ đó giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Người bệnh chỉ cần lấy vài lát nghệ tươi, bỏ vỏ, rửa sạch và nhai sống hoặc pha nghệ với nước nóng để uống hàng ngày.

Quế

Cinnamaldehyde là hoạt chất chống oxy hóa trong quế có tác dụng làm mát dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa từ đó cải thiện tình trạng đầy bụng, chướng hơi đồng thời chống lại vi rút dạ dày hiệu quả. Do vậy, bệnh nhân có thể bổ sung quế như một gia vị trong các món ăn hàng ngày hoặc uống trà quế mật ong để giảm tình trạng đau bụng trên rốn.

Bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chứa hợp chất monoterpene giúp kháng viêm, giảm căng thẳng từ đó hỗ trợ điều trị đau dạ dày hay hội chứng co thắt ruột hiệu quả. Khi đau bụng trên rốn người bệnh có thể nhai trực tiếp 2 – 3 lá bạc hà tươi hoặc hãm lá bạc hà trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút để ra hết tinh dầu rồi uống. Duy trì thực hiện phương pháp này hàng ngày sẽ cải thiện triệu chứng đau bụng trên rốn do dạ dày gây ra.

Cách giảm đau bụng trên rốn bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y mang lại hiệu quả cao khi sử dụng, đồng thời lại rất tiện lợi, dễ mang theo bên mình. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê đơn.

Thuốc giảm đau

Trong trường hợp đau bụng trên rốn trong thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc phổ biến như Acetaminophen hoặc thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID). Tác dụng phụ không mong muốn bao gồm: Buồn nôn, nôn, khó thở, phát ban,… Không sử dụng thuốc cho người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân rối loạn chức năng gan thận.

Thuốc chống co thắt

Thuốc chống co thắt được dùng trong trường hợp dạ dày hoặc ruột bị nhiễm khuẩn, hội chứng ruột kích thích, viêm túi mật,… Cụ thể một số loại thuốc được dùng phổ biến như Alverin Citrate, Drotaverin và Buscopan. Tuy nhiên loại thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, tim đập nhanh, rối loạn tiết mồ hôi, khô miệng,… Do đó người bệnh nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Cách giảm đau bụng trên rốn bằng thuốc Tây y
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc chống co thắt

Men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch bảo vệ đường ruột. Ngoài ra, sử dụng các loại men này thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ dị ứng thức ăn hoặc các vấn đề gây hại tới hệ tiêu hóa khác. Hơn nữa, các loại men này rất an toàn nên dùng được cho mọi đối tượng và không gây ra tác dụng phụ.

Các phương pháp làm giảm đau bụng trên rốn tại nhà

Một số phương pháp làm giảm đau bụng trên rốn ngay tại nhà, người bệnh có thể áp dụng và cảm nhận hiệu quả:

Chườm nóng

Chườm ấm có tác dụng làm giãn mao mạch, giúp thư giãn các cơ quanh bụng, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đau bụng trên rốn. Người bệnh chỉ cần lấy một túi chườm nóng đặt lên bụng và để từ 5 đến 10 phút. Lưu ý khi chườm, bệnh nhân cần nằm thả lỏng để cơ thể thoải mái từ đó mới có thể giảm đau hiệu quả.

Uống đủ nước

Khi cơ thể bị mất nước cũng sẽ khiến tình trạng đau bụng trên rốn trầm trọng hơn. Vì vậy mỗi ngày bệnh nên nên uống đủ từ 2 – 3 lít nước và lưu ý nên uống thành nhiều lần trong ngày, tránh uống quá nhiều nước trong một lần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Massage bụng

Massage bụng giúp giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần đặt tay lên vùng bụng trên rốn rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện liên tục 100 – 200 vòng sẽ thấy cơn đau được cải thiện. Đặc biệt nếu kết hợp thêm dầu gió sẽ làm ấm vùng bụng, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, giúp thư giãn và giảm đau bụng hiệu quả hơn.

Đau bụng trên rốn có gây nguy hiểm không? Khi nào gặp bác sĩ?

Đau bụng trên rốn có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau bụng do rối loạn tiêu hóa, co thắt ruột, nhiễm giun, … thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu của bệnh lý thì người bệnh không nên chủ quan mà cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Bởi nếu không được chữa trị kịp thời các bệnh lý này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu đi kèm dưới đây:

  • Hoa mắt, chóng mặt, khó thở.
  • Bụng chướng to, đau dữ dội trong thời gian dài.
  • Sốt cao trên 38 độ 5 liên tục trong 4 – 6 giờ, khó thở.
  • Da vàng, da khô, mắt vàng trũng.
  • Nôn trong nhiều giờ liền, nôn ra máu.
  • Sút cân bất thường khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi.
  • Không tiểu tiện được hoặc đại tiện ra máu.
  • Cơn đau di chuyển sang vùng bụng dưới bên phải hoặc sau lưng.
Đau bụng trên rốn có gây nguy hiểm không
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu có biểu hiện đau bụng dữ dội

Những lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau bụng trên rốn

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Cân bằng dinh dưỡng, ăn thực phẩm mềm, ấm để dễ tiêu hóa.
  • Không ăn đồ ăn cứng, tanh, cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chua sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào; không uống rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Không nên ăn quá no, hoặc quá tối. Tốt nhất khi bị đau bụng trên rốn người bệnh nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày tránh dạ dày làm việc quá tải.
  • Không vận động mạnh, tập luyện quá sức hoặc đi nằm ngay sau khi ăn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng.
  • Để cơ thể trong trạng thái thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp, tránh để tình trạng béo phì xảy ra.
  • Nên tắm với nước ấm.
  • Đi ngủ giữ ấm bụng, nằm nghiêng về bên phải và kê cao chân.
  • Tập yoga hoặc các bài thể dục nhẹ nhàng để gia tăng sự dẻo dai cho cơ thể.
  • Khi sử dụng thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian nếu thấy xuất hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Thường xuyên khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về các cách giảm đau bụng trên rốn và nhiều thông tin hữu ích khác. Đây là một vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ. Do đó ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường tại vùng bụng, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
nước bọt có màu vàng là bệnh gì

Nước Bọt Có Màu Vàng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khỏi Ngay?

Nước Bọt Có Màu Vàng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khỏi Ngay?

Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng Và Cách Điều Trị

Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng Và Cách Điều Trị

Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng Và Cách Điều Trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua