Mí Mắt Bị Sưng Sau Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

5/5 - (2 bình chọn)

Sau khi ngủ dậy mí mắt bị sưng là một hiện tượng thường gặp ở rất nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà đó còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vậy nguyên nhân mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy là gì và cách khắc phục như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy là hiện tượng gì?

Mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy là tình trạng có chất lỏng tích tụ hoặc các mô liên kết ở mí mắt bị viêm. Điều này khiến mắt bị sưng, có thể gây đau hoặc không, nhưng sẽ gặp khó khăn khi mở mắt. Trong một số trường hợp sưng mí mắt còn kèm theo triệu chứng ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt, mắt có gỉ.

Tình trạng mắt bị sưng một bên sau khi ngủ dậy sau khi ngủ dậy có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và diễn biến từ nhẹ đến nặng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông trường tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới thị lực và sức khỏe của người bệnh.

Mí mắt bị sưng đau sau khi ngủ dậy là hiện tượng thường gặp
Mí mắt bị sưng đau sau khi ngủ dậy là hiện tượng thường gặp

Nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy

Mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như:

Cơ thể thừa muối

Một trong những nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng là do cơ thể dư thừa muối. Bởi muối gây ra tình trạng tích nước ở một vài bộ phận, đặc biệt là vùng mí mắt. Vì vậy nếu bạn ăn quá nhiều muối mà cơ thể không cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dễ gây tích nước, dẫn tới sưng mí mắt. Theo khuyến cáo một người bình thường chỉ nên tiêu thụ 6-8g muối/ngày.

Ăn nhiều tinh bột

Nếu chế độ ăn hàng ngày dư thừa tinh bột sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin đồng thời tích trữ natri. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mặt hoặc mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy.

Thiếu protein

Protein là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ rất dễ mắc các bệnh về thận hoặc gan, dẫn tới tình trạng sưng phù ở mí mắt hoặc môi. Vì vậy, bạn nên bổ sung đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Chức năng thận suy giảm

Nguyên nhân tiếp theo khiến mí mắt bị sưng khi ngủ dậy là do chức năng thận suy yếu. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể không loại bỏ hết được lượng natri trong máu dẫn tới sưng, phù nề. Ngoài ra, albumin cũng không được loại bỏ hoàn toàn gây ứ dịch. Khi mí mắt bị sưng kèm theo các biểu hiện như chán ăn, da khô ngứa, sưng tai, mắt cá chân, bắp chân,… thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý về thận.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay còn tên gọi khác là đau mắt đỏ. Đây là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải do sự tích tụ vi khuẩn trong mắt gây ra. Biểu hiện cụ thể của bệnh này là mí mắt sẽ sưng phồng, nặng trĩu ở một bên hoặc cả hai bên mắt. Triệu chứng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và bệnh nhân nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Dị ứng mắt

Khi mắt tiếp xúc với các chất dị ứng trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng,… hoặc các hóa chất như nước xả vải, dầu gội,… có thể gây ra tình trạng sưng hoặc viêm mí mắt. Các triệu chứng cụ thể như mí mắt sưng, ngứa, đau rát, mắt đỏ, chảy nước mắt,…

Mất ngủ kéo dài

Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ khiến mí mắt bị sưng khi thức dậy. Bởi do các chất lỏng ở mắt tích tụ lại không thể điều tiết phân tán mạch máu dẫn đến tình trạng mỏi mắt, sưng mí mắt. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây rối loạn chức năng của các bộ phận trong cơ thể từ đó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Lão hóa

Theo thời gian, tuổi càng lớn, các mô trong mí mắt sẽ càng yếu đi. Điều này khiến mỡ ở mí trên bị sụp xuống, đọng lại ở mí dưới làm cho cả đôi mắt sưng húp và trông thiếu sức sống.

Một số nguyên nhân khác

  • Uống nhiều bia rượu: Uống quá nhiều bia rượu sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Điều này làm cho vùng da dưới mắt tích lại chất lỏng dẫn đến mí mắt bị sưng và có quầng thâm quanh mắt khi ngủ dậy.
  • Nhiệt độ tăng cao: Khi nhiệt độ trong môi trường tăng cao sẽ khiến mắt trở nên nhạy cảm và khô hơn. Điều này khiến mắt dễ bị kích ứng, dẫn tới sưng mí mắt sau khi ngủ dậy.
  • Quên tháo kính áp tròng: Khi ngủ nếu quên không tháo kính áp tròng sẽ khiến vi khuẩn và virus sinh sôi giữa thấu kính và bề mặt mắt gây sưng mí mắt khi ngủ dậy.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sưng mắt sau khi ngủ dậy

Triệu chứng mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy

Ngoài việc mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng này còn có thể đi kèm với một số triệu chứng sau đây:

  • Mắt bị đau, ngứa hoặc kích ứng kéo dài.
  • Mắt đỏ tấy hoặc bị khô và có bọng mắt xuất hiện.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hoặc đèn điện.
  • Tầm nhìn bị cản trở, giảm thị lực.
  • Dễ chảy nước mắt và chảy nước mắt liên tục.
  • Mắt ra nhiều gỉ hoặc tiết dịch nhiều.

Mí mắt bị sưng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Để xác định mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy có nguy hiểm hay không thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Nếu do các tác động từ bên ngoài như khói bụi, thời tiết,… thì triệu chứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày điều trị.

Còn nếu nguyên nhân xuất phát từ dấu hiệu của một bệnh lý nào đó kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như sốt, giảm thị lực đột ngột, mắt ngứa hoặc đau rát trong thời gian dài, phù chân tay,… thì người bệnh phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi mắt là một trong những cơ quan nhạy cảm và quan trọng của cơ thể nên không được chủ quan.

Nhìn chung, mí mắt sưng sau khi ngủ dậy là tình trạng khá phổ biến, thường gặp trong cuộc sống. Khi đó việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ trong việc làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Cách khắc phục tình trạng mí mắt bị sưng ngay tại nhà

Một số phương pháp sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngủ dậy bị sưng mí mắt dưới một cách đáng kể:

Mẹo dân gian

Để giảm hiện tượng mắt bị sưng sau khi ngủ dậy người bệnh có thể tham khảo một số mẹo điều trị sau:

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp vùng da mắt co lại đồng thời các mạch máu quanh mắt được thư giãn từ đó làm giảm sưng tấy rất nhanh. Người bệnh chỉ cần lấy vài viên đá lạnh bọc trong một chiếc khăn sạch rồi chườm lên mí mắt đồng thời massage theo vòng tròn từ 10 – 15 phút. Lưu ý không nên chườm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến mắt.
  • Massage mắt: Massage nhẹ nhàng không chỉ giúp mắt được thư giãn mà còn thúc đẩy lưu thông máu ở vùng mí mắt từ đó làm giảm sưng hiệu quả đồng thời giúp hạn chế lão hóa vùng da mắt. Người bệnh chỉ cần dùng tay massage nhẹ nhàng từ 2 bên thái dương vào trong mí mắt, lặp lại khoảng 10 đến 15 lần. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng sưng mí mắt thuyên giảm hoàn toàn.
  • Khoai tây: Trong thành phần của khoai tây có chứa nhiều enzyme có tác dụng làm giảm sưng mí mắt, bọng mắt hoặc quầng thâm đồng thời hỗ trợ làm sáng da hiệu quả. Người bệnh rửa sạch khoai tây rồi đặt vào trong tủ lạnh cho mát. Khi dùng thì cắt lát và đắp lên mắt đồng thời massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch, thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả cao như mong đợi.
  • Nha đam: Trong thành phần của nha đam có chứa vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp dưỡng ẩm đồng thời kháng khuẩn cho làn da từ đó giúp giảm sưng vùng mí mắt một cách hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dùng phần gel nha đam massage nhẹ nhàng lên vùng mí mắt trong vài phút. Đến khi gel nha đam khô lại thì rửa sạch mắt bằng nước lạnh. Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ giảm sưng tấy nhanh chóng đồng thời giúp vùng da mắt được thư giãn và trở nên tươi tắn hơn.
  • Dưa chuột: Trong thành phần của dưa chuột có chứa hai hoạt chất là Flavonoid và Tanin có tác dụng giảm đau và giảm sưng mí mắt sau khi ngủ dậy một cách hiệu quả. Ngoài ra, đắp dưa chuột còn có tác dụng cấp ẩm, se khít lỗ chân lông cho da đồng thời giúp người bệnh thư giãn, thoải mái và tỉnh táo hơn. Người bệnh chỉ cần để dưa chuột trong tủ lạnh cho mát, khi dùng thì thái lát đắp lên mắt cho đến khi hết lạnh là được.
  • Muối rang: Nhiệt độ ấm từ muối sẽ kích thích trực tiếp lên các mạch máu tại vùng mí mắt giúp làm giảm sưng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần rang ấm muối rồi cho vào một chiếc khăn sạch, sau đó chườm khăn lên toàn bộ vùng mí mắt và giữ nguyên đến khi nhiệt độ hạ xuống là được.
Dùng gel nha đam cũng là cách giúp mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy
Dùng gel nha đam cũng là cách giúp giảm sưng mắt

Thuốc Tây y

Một số loại thuốc điều trị tình trạng sưng mí mắt khi ngủ dậy được các bác sĩ chuyên khoa kê chủ yếu như:

Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào mắt  thường được dùng trong các trường hợp lẹo mắt, viêm bờ mi, viêm kết mạc,… Thuốc giúp giảm tình trạng khó chịu do sưng mí mắt gây ra đồng thời hạn chế sự lây lan sang mắt còn lại hoặc lây sang người khác. Nên sử dụng thuốc trong vòng 15 ngày từ sau khi mở nắp, không nên dùng khi thuốc để quá lâu sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc giảm sưng phù nề Alpha Choay

Alpha Choay là thuốc giảm sưng phù nề hiệu quả thường được sử dụng trong trường hợp mí mắt bị sưng khi ngủ dậy. Thuốc có hai dạng là uống hoặc ngậm dưới lưỡi. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người mắc bệnh thận, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tác dụng phụ không mong muốn như đau rát lưỡi, đầy hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê như Erythromycin và Bacitracin dưới dạng thuốc mỡ để bôi lên vùng mí mắt có tác dụng làm giảm kích ứng, trị sưng mí mắt do vi khuẩn gây ra. Còn trong các trường hợp bị viêm nặng hoặc đau kéo dài có thể dùng kháng sinh đường uống như Doxycycline hoặc Azithromycin. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc đó là  khô mắt, giảm thị lực, buồn nôn, đầy bụng, đi ngoài.

Lưu ý đối với người bị sưng mí mắt sau khi ngủ dậy khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần nhận được sự cho phép của bác sĩ đồng thời tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm hoặc thay đổi thuốc tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, với mỗi loại thuốc sẽ có đối tượng sử dụng khác nhau nên người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý khi bị sưng mí mắt sau khi ngủ dậy

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, để cải thiện tình trạng sưng mí mắt, người bệnh vẫn cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau.

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cải thiện tình trạng sưng mí mắt. Vì vậy người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng khô và mỏi mắt. Ngoài việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây vừa tăng sức đề kháng vừa tốt cho sức khỏe của mắt như nước ép cà rốt, nước ép bưởi nước cam vắt,…
  • Không sử dụng chất kích thích: Rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích,… là những thứ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung và tình trạng sưng mí mắt nói riêng. Nên người bệnh cần tránh tuyệt đối nếu không muốn xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp đôi mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, từ đó cũng sẽ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu do sưng mí mắt gây nên. Đồng thời người bệnh không nên thức khuya hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy tính, tivi.
  • Đến cơ sở y tế: Khi áp dụng các phương pháp trên mà không thấy tình trạng sưng mí mắt thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, giảm thị lực đột ngột,… thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh để lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp các vấn đề về tình trạng mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các cách khắc phục cũng như những lưu ý trong quá trình điều trị.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Dị Ứng Nổi Mề Đay Khắp Người: Chi Tiết Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Dị Ứng Nổi Mề Đay Khắp Người: Chi Tiết Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

TOP 15+ Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Được Áp Dụng Phổ Biến Nhất

TOP 15+ Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Được Áp Dụng Phổ Biến Nhất

Lỗ Tai Bị Ù Một Bên: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Lỗ Tai Bị Ù Một Bên: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Lỗ Tai Bị Ù Một Bên: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua