Viêm Âm Đạo: Cùng Tôi Tìm Hiểu Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

4.8/5 - (18 bình chọn)

Viêm âm đạo là tình trạng thường gặp khá nhiều ở các chị em, nhưng việc đi khám chữa vẫn còn nhiều hạn chế với các chị em. Tình trạng bệnh nặng hơn sẽ dần đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin cần thiết về bệnh viêm âm đạo, hy vọng sẽ giúp mọi người nắm bắt thông tin và thực hiện biện pháp phòng bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh viêm âm đạo là gì?

Trước hết, tôi sẽ giải thích cho mọi người về cấu tạo của bộ phận này trước, để chị em hiểu rõ. Âm đạo là một phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục ở nữ giới, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Một phần bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ bởi một lớp màng mỏng mà  chúng ta vẫn thường gọi là màng trinh. Bộ phận này có chức năng giúp nữ giới thực hiện hoạt động quan hệ tình dục và sinh sản. Đồng thời, đây cũng nơi để kinh nguyệt chảy ra khi tới chu kỳ.

Vì âm đạo có cấu tạo ẩm ướt, vừa tiếp xúc với bên ngoài, vừa nằm sâu bên trong cơ thể nên nếu không được chú ý chăm sóc, vệ sinh đúng cách thì sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Mà bệnh lý phổ biến nhất chính là viêm âm đạo. Đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh. Trong khi các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus – trực khuẩn Gram dương) bị mất dần đi thì các vi sinh vật gây hại khác (vi khuẩn Gram âm, vi nấm, ký sinh trùng,…) lại tăng sinh quá mức. Điều này làm cho âm đạo bị viêm nhiễm, gây ngứa rát và tiết ra nhiều dịch.

Viêm âm đạo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của nhiều phụ nữ
Viêm âm đạo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của nhiều phụ nữ

Với kiến thức chuyên môn và tài liệu y khoa tôi tham khảo được, tôi xin giải thích rõ với chị em về bệnh lý này qua góc nhìn YHCT: “Viêm âm đạo thuộc phạm vi chứng “Đới hạ”. Đới nghĩa là thắt lưng quần, Hạ nghĩa là phần dưới. Hiểu theo nghĩa rộng, “Đới hạ” là bệnh lý xảy ra ở phần dưới mạch Đới, bao gồm tất cả các bệnh thuộc kinh đới, thai, sản. Còn theo nghĩa hẹp, bà con có thể hiểu rằng “Đới hạ” là từ dùng để chỉ chất dịch nhớt chảy ra từ âm đạo, mà chúng ta vẫn hay gọi là huyết trắng hay khí hư.”

Tham Khảo: Viêm Âm Đạo Do Gardnerella Vaginalis: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị

Các dấu hiệu viêm âm đạo điển hình

Bệnh viêm âm đạo có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến ở những phụ nữ đang trong thời kỳ sinh đẻ, quan hệ tình dục thường xuyên hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh,… Khi mắc bệnh, chị em sẽ có thể thấy thấy vùng kín của mình xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa đỏ và rát âm đạo: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm đạo. Các bộ phận như âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, niêm mạc,… bị yếu tố có hại tấn công gây kích thích. Dẫn đến hiện tượng sưng đỏ, ngứa âm ỉ dai dẳng hoặc ngứa từng đợt, nhiều bựa trắng. Ở một số trường hợp còn thấy có mụn nước mọc quanh, cơn ngứa lan vào sâu bên trong.
  • Khí hư bất thường: Ra khí hư có trạng thái lạ chiếm đến 69% trường hợp viêm âm đạo. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà dấu hiệu khí hư sẽ khác nhau. Điển hình như thể viêm do nấm gây nên, khí hư sẽ có dạng bột trắng như bã đậu, lợn cợn đóng thành mảng; nếu trùng roi gây viêm thì khí hư sẽ có bọt, loãng, màu vàng xanh; ngoài ra còn có thể xuất hiện khí hư đặc, khí hư màu trắng xám, khí hư nâu hoặc nâu đỏ,…
  • Có mùi hôi: Khi bị viêm âm đạo, vùng kín có thể xuất hiện mùi hôi tanh. Đặc biệt là lúc vừa giao hợp xong, sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng sẽ khiến bộ phận sinh dục nữ có mùi nồng khó chịu.
  • Các dấu hiệu khác: Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, sốt, ớn lạnh,…
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường rất dễ nhận biết
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường rất dễ nhận biết

Trao đổi với bác sĩ phụ khoa của nhà thuốc, chúng tôi nhận định những biểu hiện như trên là khá rõ ràng. Tuy nhiên, để xác định cụ thể tình trạng bệnh của mỗi người, đồng thời tránh nhầm lẫn với các thể bệnh khác thì chị em cần phải được thực hiện thăm khám rõ ràng, kỹ lưỡng. Không nên vì ngại ngùng mà “tự chẩn, tự chữa” khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và sinh ra các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu… hay thậm chí là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Với tất cả các bệnh lý khác tôi từng khám chữa thì việc xác định nguyên nhân, cũng như cơ chế sinh bệnh đều là mấu chốt giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Nó cũng đồng thời giúp người bệnh biết cách phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh. Với bệnh viêm âm đạo này cũng vậy. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ các nguyên nhân bệnh sinh theo cả YHHĐ và YHCT mà tôi sẽ nói tới ngay sau đây cho các chị, các mẹ được biết:

Nguyên nhân theo YHHĐ

Viêm âm đạo xảy ra là do mất cân bằng hệ vi khuẩn bình thường và thay vào đó là sự tăng sinh quá mức các vi sinh vật khác. Mà nguyên nhân của vấn đề này đến từ việc:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo thường xuyên, dùng xà phòng thơm, chất tẩy rửa dễ kích ứng,… sẽ tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh xâm nhập âm đạo dẫn đến viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục thô bạo, không an toàn, thực hiện với nhiều bạn tình,… dễ dẫn đến các loại nấm, vi khuẩn, virus lây truyền qua đường tình dục như lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea, xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum,… có cơ hội gây bệnh.
Xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp phòng chữa bệnh hiệu quả
Xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp phòng chữa bệnh hiệu quả
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ sinh đẻ: Ở phụ nữ mang thai, hàm lượng glycogen trong tế bào biểu mô âm đạo gia tăng đột biến khiến nồng độ axit trong âm đạo cũng tăng, dẫn đến các sinh vật có hại dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Can thiệp các thủ thuật ngoại khoa: Các thủ thuật nạo phá thai, đặt dụng cụ tránh thai không đảm bảo vệ sinh, cắt bỏ 2 buồng trứng,… khiến âm đạo bị mỏng, dễ bị kích ứng, dẫn đến mất khả năng tự bảo vệ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra còn có 1 số yếu tố thuận lợi khác làm gia tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo như rối loạn nội tiết tố, tiền mãn kinh, mặc quần lót chật, ẩm ướt thường xuyên,… Hoặc do sức đề kháng kém, dùng thuốc kháng sinh dài ngày, bệnh tiểu đường không kiểm soát,…

Những yếu tố này làm cho âm đạo bị viêm nhiễm. Tác nhân gây viêm có thể là do vi khuẩn, nấm… Chính vì vậy mà bệnh viêm âm đạo trong YHHĐ được chia thành nhiều dạng, bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Môi trường âm đạo luôn chứa 1 lượng vi khuẩn có lợi nhất định nhằm ngăn chặn các tác nhân có hại gây bệnh. Khi lượng vi khuẩn này thay đổi dẫn đến sự mất cân bằng pH âm đạo, cụ thể là sự suy giảm Lactobacillus và sự gia tăng quá mức các vi khuẩn khác sẽ gây ra tình trạng viêm âm đạo. Các vi khuẩn gây bệnh phổ biến gồm có Gardenerella vaginalis, Mycoplasma homitis, vi khuẩn kỵ khí,…
  • Viêm âm đạo do nấm men: Loại nấm phổ biến nhất gây ra viêm âm đạo là Candida, thường khu trú tại đường tiêu hóa và đường sinh dục của con người. Bệnh do loại nấm này gây nên thường khó chữa và dễ tái phát. Khi môi trường âm đạo bị thay đổi do chịu tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể, nấm candida sẽ có cơ hội sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng ngứa, rát âm hộ, khí hư bột trắng,…
  • Viêm âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas: Đây là 1 loại ký sinh trùng đơn bào, thường ký sinh ở vùng âm đạo, trong dịch tiết âm đạo và các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục. Phụ nữ có thể mắc viêm âm đạo do quan hệ tình dục với nam giới bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục bởi Trichomonas. Do đó, việc điều trị viêm âm đạo do trùng roi ở nữ giới đồng thời phải áp dụng cho cả nam giới để đảm bảo cả 2 không bị tái phát dai dẳng.
Đây là 3 tác nhân chính gây viêm âm đạo
Đây là 3 tác nhân chính gây viêm âm đạo

Nguyên nhân gây bệnh theo YHCT

Khác với YHHĐ, nguyên nhân sinh bệnh Đới hạ trong quan điểm YHCT chủ yếu do ngoại thấp và nội thấp. Trong đó:

  • Ngoại thấp: Là do các yếu tố ngoại tà, gồm phong hàn, thấp nhiệt, đàm thấp xâm phạm vào cơ thể đang bị lao thương quá độ, khiến cho khí huyết bị hao tổn. Nhưng chỉ đến khi tà khí xâm nhập đến phần bào lạc thì mới sinh ra chứng Đới hạ.
  • Nội thấp: Là do chính khí bất ổn, thể chất bị suy nhược, làm cho can kinh uất hỏa, tỳ khí suy yếu. Mà theo Sách Phó thanh chủ nữ khoa thì “Hễ tỳ khí hư, can khí uất thì sẽ sinh ra đới hạ”. Nói nôm na dễ hiểu nội sinh bệnh đới hạ là do khí huyết lục phủ ngũ tạng suy yếu, làm ảnh hưởng tới công năng của 3 tạng can, tỳ, thận. Mà 3 tạng này suy giảm thì sẽ sinh ra thấp, đi xuống mach Đới làm mạch Đới tổn thương và sinh bệnh Đới hạ.

Trên thực tế, bệnh Đới hạ được phân ra thành nhiều thể, trong đó có 5 thể chính là Tỳ dương hư; Thận dương hư; Âm hư kèm thấp; thấp nhiệt hạ lưu; Thấp độc ôn kết, tương ứng với 5 nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Thể Tỳ Dương hư: Là do ăn uống không điều độ, lao lực quá độ, tình trí uất kết, gây tổn  thương tỳ vị, khiến cho vận hóa bất lợi, sinh ra thấp trệ và làm nhâm mạch tổn thương. Mạch đới từ đó mà bị ảnh hưởng, dẫn tới sản sinh đới hạ.
  • Thể thận dương hư: Là do thận dương hư hoặc do tình chí, quan hệ tình dục quá độ. Từ đó làm cho sự khí hóa bất lợi, thấp trệ nội sinh, dồn xuống mạch xung và mạch nhâm làm tổn thương nhâm mạch, dẫn đến bệnh đới hạ.
  • Thể âm hư kèm thấp: Là do bản tạng đã có sẵn âm hư, tướng hỏa vượng khiến cho âm hư càng nặng hơn, tạo điều kiện cho thấp nhiệt xâm nhập hạ tiêu. Mạch đới nhâm từ đó mà bị tổn thương và sinh ra đới hạ.
  • Thể thấp nhiệt hạ tiêu: Là do tỳ hư thấp sinh, lâu ngày hóa nhiệt, tình trí uất kết, can khí uất hóa hỏa, tà nhiệt và thấp hỗ kết ở hạ tiêu, làm tổn thương nhâm mạch và sinh ra bệnh đới hạ.
  • Thể thấp độc ôn kết: Sau kỳ kinh nguyệt hoặc sinh nở, chính khí suy yếu. Vệ sinh kém, không kiêng khem quan hệ tình dục khiến cho thấp độc xâm nhập, dẫn đến bệnh đới hạ.
bệnh bạch đới
Viêm âm đạo trong Y học cổ truyền gọi là bệnh Bạch đới

Chẩn đoán bệnh viêm phụ khoa

Điều quan trọng để bảo vệ đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ chính là phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển xấu. Nhưng muốn làm được vậy, trước tiên chị em cần được chẩn đoán chính xác tình trạng vùng kín của mình khi có các dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Nhìn chung, bên cạnh việc xác định các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra vùng âm đạo bằng dụng cụ y tế chuyên dụng: Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng 1 mỏ vịt chuyên biệt để mở rộng âm đạo và quan sát, từ đó có thể đánh giá sơ bộ được mức độ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Bác sĩ sẽ sử dụng 1 phần dịch tiết lấy từ âm đạo của bệnh nhân đem đi soi dưới kính hiển vi nhằm xác định loại vi khuẩn, nấm hay các kí sinh gây bệnh. Từ đó hỗ trợ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân bị viêm âm đạo.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm âm đạo hiện nay dựa trên các tiêu chí của Amsel. Chị em sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh lý phụ khoa này nếu có ít nhất ¾ dấu hiệu sau:

  • Khí hư ra nhiều.
  • Độ pH âm đạo > 4,5
  • Soi tươi phát hiện tế bào âm đạo có vi khuẩn Clue cells
  • Test Sniff dương tính (+).

Viêm âm đạo dùng thuốc gì?

Đới hạ tùy thuộc vào tính chất và cách biểu hiện mà phân ra nhiều bệnh chứng khác nhau. Mỗi bệnh chứng lại có các thể bệnh lâm sàng khác nhau. Mặc dù vậy, các triệu chứng bệnh lý cũng như cơ sở lý luận cho việc điều trị lại tương tự nhau. Vì vậy, bệnh viêm âm đạo hay Đới hạ trong YHCT có thể được điều trị bởi nhiều loại thuốc, bài thuốc khác nhau.

Có rất nhiều thuốc chữa viêm âm đạo, bao gồm cả Tây và Đông y
Có rất nhiều thuốc chữa viêm âm đạo, bao gồm cả Tây và Đông y

Trong phạm vi một bài viết blog sẽ không thể nào trình bày được hết được. Vì vậy, ở đây tôi chỉ ra một số mẹo dân gian, bài thuốc Đông y và các loại thuốc tân dược thường được dùng để điều trị một số bệnh chứng để các chị, các mẹ tham khảo. Muốn biết rõ hơn thì thời gian tới, tôi sẽ dành thời gian biên soạn bài viết nói về các loại thuốc điều trị viêm âm đạo, tổng hợp đầy đủ các loại Tây y, Đông y được sử dụng phổ biến trong y học hiện nay.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, muốn điều trị hiệu quả thì tôi đã nói nhiều rồi, phải thăm khám, xem xét biểu hiện lâm sàng, thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cụ thể, rõ ràng. Lúc đó mới có thể đưa ra phương thuốc chữa bệnh phù hợp, hiệu quả.

Chữa viêm âm đạo bằng thuốc dân gian

Vì sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề y, được tiếp cận với y thuật khá sớm nên tôi biết được khá nhiều thảo dược, bài thuốc quý trong Y học cổ. Bao gồm cả những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu nghiệm.

Đối với bệnh viêm âm đạo, tôi vẫn khuyến khích các chị, các mẹ sử dụng một số mẹo sau. Vừa đơn giản, dễ làm, vừa không tốn kém chi phí mà lại có tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa rát, ra dịch nhầy.

  • Bài thuốc từ lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng triệt tiêu ổ viêm, kháng khuẩn rất tốt. Chị em áp dụng bằng cách rửa sạch và vò nát 1 nắm lá trầu tươi, cho thêm 1 ít muối trắng rồi đun sôi cùng nước sạch. Cuối cùng là dùng nước này để xông hơi hoặc rửa ráy vùng kín khi nước nguội.
Dùng mẹo dân gian để vệ sinh âm đạo, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy
Dùng mẹo dân gian để vệ sinh âm đạo, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy
  • Chữa viêm âm đạo bằng tỏi: Trong tỏi có chứa các thành phần hóa học hoạt động như chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế và tiêu diệt nhanh chóng các vi khuẩn, kí sinh gây viêm. Người bệnh có thể bổ sung nhiều tỏi vào thực đơn hằng ngày hoặc uống trực tiếp nước ép tỏi để giảm viêm.
  • Lá ngải cứu chữa viêm âm đạo: Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu rồi đun sôi với 1 lít nước sạch trong khoảng 15 phút. Sau đó tắt bếp cho nước nguội bớt và mang đi xông hơi vùng kín cho đến khi nước nguội hẳn. Chú ý giữ khoảng cách để không bị bỏng hơi.

Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc tây y điều trị sẽ tập trung vào việc ức chế sự phát triển của sinh vật gây bệnh, chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rát tại chỗ. Viêm âm đạo uống thuốc gì, thì trên thực tế sẽ cần phải căn cứ vào kết quả thăm khám, xác định mức độ viêm nhiễm của từng người. Thông thường thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng 3 nhóm thuốc sau:

  • Thuốc đặt âm đạo: Viêm đặt âm đạo có thể được bào chế dưới dạng viên nén cứng, viên dạng trứng mềm,… Khi sử dụng dạng thuốc này, chị em nên chú ý không quan hệ tình dục trong suốt thời gian đặt thuốc, hạn chế vận động và tránh dùng trong kỳ kinh nguyệt. Một số loại thuốc đặt thường dùng có Mycogynax, Polygynax, Neo Tergynan, Metromicon, Sadetabs,…
  • Thuốc dạng gel bôi: Loại thuốc này tạo thành một lớp bảo vệ da ngăn chặn các mô bị khô, giúp giảm ngứa rát, sưng viêm… do viêm âm đạo gây ra. Một số loại thuốc phổ biến gồm Clindamycin (Cleocin), Clotrimazol, Clindamycin,…
  • Thuốc uống: Thuốc uống có thể là thuốc kháng sinh viên nén được kê dựa trên loại vi khuẩn, nấm gây bệnh hoặc kết hợp thuốc bổ sung estrogen nhằm cân bằng nội tiết tố ở nữ giới. Ví dụ như, bệnh do nấm Candida, loại thuốc uống được kê đơn là Itraconazole hoặc Fluconazole; chữa viêm do trùng roi Trichomoniasis thì sẽ dùng thuốc uống Metronidazol hay Tinidazole; hoặc thuốc viên uống metronidazole thường được chỉ định cho trường hợp viêm do tạp khuẩn,…
lưu ý dùng thuốc đặt phụ khoa
Khi dùng thuốc đặt viêm âm đạo, người bệnh cần phải chú ý những điều trên

Cần lưu ý việc điều trị bằng thuốc phải có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa do nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh sai cách có thể khiến các vi khuẩn có lợi đồng thời bị tiêu diệt cùng với nấm và vi sinh vật có hại, khiến âm đạo càng bị mất cân bằng độ pH tự nhiên, dẫn đến bệnh dễ tái phát dai dẳng.

Thuốc Đông y trị viêm âm đạo

Nguyên tắc điều trị của YHCT như bà con đã biết là tập trung vào căn nguyên gây bệnh, giải quyết triệt để các triệu chứng và phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài, bền vững. Theo đó, dựa trên cơ chế bệnh sinh đã nói ở phần trên mà pháp trị bệnh Đới hạ trong YHCT sẽ tập trung vào kiện tỳ, thăng dương, trừ thấp, kết hợp với sơ can cố thận, thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, tán hàn trừ thấp.

Chính vì vậy mà 150 năm trước cụ tổ nghề thuốc nhà Đỗ Minh Đường tôi đã dày công nghiên cứu, tìm tòi đủ các phương thuốc cổ để chắt lọc ra Bài thuốc gia truyền Phụ Khang Đỗ Minh đặc trị bệnh viêm âm đạo. Hiện bài thuốc đã được phục dựng bởi Hội đồng nghiên cứu gồm có tôi, BS Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung Ương – Trưởng khoa Nội, khoa châm cứu và Trị liệu tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc) và BS Ngô Thị Hằng (Chuyên gia phụ khoa, Cố vấn y khoa chương trình “Vì sức khỏe của bạn” đài H1)

Bài thuốc được bào chế từ 40-50 dược liệu sạch trong nước, được gia giảm, hòa trộn với nhau theo tỷ lệ vàng. Bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh là sự kết hợp hài hòa của 4 loại thuốc gồm thuốc rửa, thuốc xịt, viên đặt và thuốc uống đặc trị.

Tuân thủ đúng cơ chế trị bệnh của YHCT, bài thuốc có tác dụng:

Bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh điều trị theo cơ chế diệt trừ tận gốc căn nguyên gây bệnh
Bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh điều trị theo cơ chế diệt trừ tận gốc căn nguyên gây bệnh

Có thể nói rằng, bài thuốc gia truyền chữa bệnh phụ khoa Phụ Khang Đỗ Minh có khả năng mang lại tác dụng tổng hòa cho người bệnh. Không chỉ giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây viêm âm đạo mà còn bổ huyết, dưỡng nhan, nâng cao khả năng tự hồi phục của cơ thể, giúp chị em tăng cường đề kháng và ngăn ngừa bệnh tình tái phát.

Đặc biệt, thuốc được bào chế hoàn toàn từ dược liệu “sạch” do Đỗ Minh Đường ươm trồng, thu hái nên sẽ đảm bảo độ an toàn tối đa cho mọi đối tượng, bao gồm cả những người có cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Bạn Nguyễn Thị Hồng Nhật, 27 tuổi, Hà Nội là một trong những bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh của nhà thuốc tôi. Tuy không trực tiếp thăm khám và điều trị nhưng tôi được biết tình trạng viêm nấm âm đạo của bạn Nhật đã cải thiện đáng kể sau 2 tháng sử dụng bài thuốc.

Qua hơn trăm năm ứng dụng điều trị, Phụ Khang Đỗ Minh đã giúp cho không ít người phụ nữ thoát khỏi các bệnh lý phụ khoa chỉ với 2 – 3 liệu trình thuốc. Chính vì có tính hiệu quả cao như vậy mà thời gian qua, bài thuốc gia truyền của chúng tôi may mắn được rất nhiều báo đài đưa tin giới thiệu. Điển hình là chương trình “Vì sức khỏe của bạn” của Đài truyền hình Hà Nội với chủ đề “Tư vấn bệnh phụ khoa”.

Các chị, các mẹ quan tâm tới bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh chúng tôi, muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết thì có thể liên hệ tới số hotline 098 265 6070 (HN) – 0932 088 186 (HCM) để được hỗ trợ tư vấn.

Cách phòng tránh viêm âm đạo

Viêm âm đạo rất dễ xảy ra và tái phát dai dẳng nếu phụ nữ không chú ý bảo vệ cơ thể cũng như khu vực vùng kín. Điều quan trọng là chị em phụ nữ phải điều chỉnh cân bằng được pH âm đạo, hạn chế những tác động tiêu cực đến bộ phận này. Do vậy, việc chú ý các thói quen hằng ngày có ý nghĩa quan trọng giúp nữ giới có thể phòng tránh tối đa khả năng mắc bệnh. Theo đó, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Chú ý không thụt rửa sâu trong âm đạo cũng như cần hạn chế sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh khiến âm đạo dễ bị kích ứng.
  • Không sử dụng nước chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, sông suối để tắm rửa.
  • Mặc quần áo, đồ lót thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, dễ thấm hút mồ hôi, tránh để tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, nhất là rượu do chúng có thể khiến vùng kín của chị em phụ nữ bị tăng nhiệt độ, dẫn đến ẩm ướt, nhạy cảm, sinh vật có hại dễ xâm nhập gây viêm.
  • Tránh dung nạp nhiều hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường,… Các loại thực phẩm này khiến cơ quan nội tạng bị tích tụ chất độc, nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, tạo môi trường lý tưởng cho sinh vật gây viêm khu trú và sinh sôi mạnh mẽ.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ cũng như thăm khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy có các triệu chứng của bệnh, giúp phòng tránh và khắc phục sớm các bệnh phụ khoa.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh lý viêm âm đạo. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để câu hỏi ở phần bình luận dưới bài viết này hoặc inbox vào trang facebook cá nhân Đỗ Minh Tuấn, tôi sẽ cố gắng giải đáp tất cả trong giới hạn kiến thức của mình.

Cùng Chuyên Mục: 

Đánh giá bài viết

4.8/5 - (18 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn là căn nguyên chính gây bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn

Viêm Âm Đạo Do Tạp Khuẩn: Đi Tìm Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Chữa Trị Hiệu Quả Nhất

Viêm Âm Đạo Do Tạp Khuẩn: Đi Tìm Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Chữa Trị...

Cách chữa viêm âm đạo tại nhà

[11+] Cách Chữa Viêm Âm Đạo Tại Nhà Đơn Giản Nhưng Cực Hiệu Quả

[11+] Cách Chữa Viêm Âm Đạo Tại Nhà Đơn Giản Nhưng Cực Hiệu Quả

Ngứa vùng kín liên tục là biểu hiện của viêm âm đạo do Gardnerella Vaginalis

Viêm Âm Đạo Do Gardnerella Vaginalis: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị

Viêm Âm Đạo Do Gardnerella Vaginalis: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị

Viêm âm đạo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của nhiều phụ nữ

Viêm Âm Đạo: Cùng Tôi Tìm Hiểu Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Viêm Âm Đạo: Cùng Tôi Tìm Hiểu Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua