Đau Bụng Kinh Nhưng Ra Ít Máu Do Đâu? Nên Làm Gì Tốt Nhất?

5/5 - (1 bình chọn)

Đối với nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt được xem là “tấm gương” phản ánh tình trạng sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sinh sản. Vì vậy, khi kinh nguyệt ra ít, máu kinh bất thường, đau bụng với tần suất dày đặc,… khiến chị em vô cùng lo lắng. Trong đó, bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu là điều mà không ít phụ nữ gặp phải. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của tình trạng này hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Hiểu đúng về tình trạng đau bụng kinh ra ít máu

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dao động trong khoảng 28-32 ngày, số ngày hành kinh từ 3-7, lượng máu mất đi khoảng 60-80ml/chu kỳ. Một người được xem là ra kinh ít khi lượng máu hành kinh chỉ khoảng 20-30ml/chu kỳ và số ngày hành kinh ít hơn 2.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu
Nếu số ngày ra máu ít hơn 2 sẽ được xem là ít kinh

Thực tế, để đánh giá kinh nguyệt ít hay nhiều tương đối khó vì không thể đo chính xác lượng máu. Chúng ta chỉ có thể quan sát bằng việc theo dõi số lượng băng vệ sinh dùng trong mỗi chu kỳ, nếu nhận thấy số lượng ngày càng giảm tức là kinh nguyệt ra ít dần.

Còn đối với hiện tượng đau bụng kinh, đây là triệu chứng sinh lý hết sức bình thường khi đến ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong 1-2 ngày đầu ra kinh, sau đó thuyên giảm và biến mất hoàn toàn. Trong trường hợp cơn đau dữ dội, có sự tăng lên về cường độ chị em không nên chủ quan.

Như vậy, dù chưa thể khẳng định chắc chắn đau bụng kinh và ra ít máu là vấn đề bất thường nhưng trong một vài trường hợp đây lại là “tín hiệu” cảnh báo sức khỏe. Vì vậy, nữ giới cần chủ động theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân để sớm có biện pháp can thiệp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Vì sao bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu?

Hiện tượng đau bụng kinh nhưng ra ít máu ở nữ giới có thể liên quan đến cả vấn đề sinh lý và bệnh lý. Trong đó đây có thể là biểu hiện cho thấy:

Căng thẳng, stress kéo dài

Việc nữ giới phải trải qua một giai đoạn căng thẳng, áp lực kéo dài có thể dẫn tới thiếu hụt/rối loạn nội tiết. Hậu quả dễ nhận thấy nhất là chu kỳ kinh nguyệt rối loạn (kéo dài hơn hoặc ngắn hơn), máu kinh ra ít, có màu sắc lạ…

Căng thẳng ở đây không chỉ xuất phát từ yếu tố tâm lý mà còn liên quan đến công việc, tập thể thao quá sức. Nếu thuộc nguyên nhân này thì việc khắc phục tương đối đơn giản, chị em không nên quá lo lắng.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu do căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn kinh nguyệt

Thiếu dinh dưỡng, ăn uống kém

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng sẽ dẫn đến cơn đau bụng kinh, máu kinh ra ít. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là do chị em không cung cấp đủ chất đạm cùng các vitamin A, C, E.

Ngoài ra, protein và chất béo cũng tham gia trực tiếp vào quá trình điều hoà chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Do vậy mỗi ngày chị em đều cần hấp thu một lượng calo nhất định để đảm bảo máu kinh ra đều, chu kỳ kinh ổn định.

Ở một số phụ nữ, việc áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt và không thực sự khoa học, giảm chất béo/ tinh bột/ protein một cách cực đoan sẽ khiến cơ thể thiếu chất. Điều này dĩ nhiên dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là các vấn đề phụ khoa.

Cân nặng thay đổi đột ngột

Tăng cân hoặc sụt cân bất thường có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. Việc tăng cân không kiểm soát làm cho chất béo tích tụ nhiều trong cơ thể, từ đó gây nên hiện tượng rối loạn/mất cân bằng hormone. Trong khi đó, việc nữ giới ép cân bằng cách hạn chế calo cũng khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng và mất cân bằng nội tiết tố.

Mang thai ngoài tử cung

Tình trạng này còn thường được gọi là “chửa ngoài dạ con”. Thực tế, mất kinh là dấu hiệu đầu tiên của sự thụ thai. Tuy nhiên một số phụ nữ lại ra máu trùng đúng với ngày có kinh nhưng lượng máu ít, màu sắc, đặc điểm chất dịch khác với những chu kỳ bình thường.

Nếu đau bụng kinh nhưng ra ít máu, cơn đau âm ỉ đôi lúc lại dữ dội, que thử 2 vạch kèm theo hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi… rất có thể do mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này xảy ra khi trứng kết hợp với tinh trùng làm tổ ngoài tử cung sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện sớm.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu do chửa ngoài dạ con
Chửa ngoài dạ con gây chảy máu, đau bụng dưới âm ỉ

Tác dụng phụ khi tránh thai

Vòng nội tiết, thuốc, miếng dán… tránh thai có cơ chế hoạt động chung là tác động, làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới. Điều này khiến một số chị em bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, thậm chí mất kinh khi sử dụng các biện pháp tránh thai nói trên trong thời gian dài.

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng gây ra bởi sự tăng tiết hormone tuyến giáp Triiodothyronine và Thyroxine. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng về tim mạch, tăng chuyển hoá quá mức…

Riêng với nữ giới, cường giáp dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít. Cùng với đó là các triệu chứng mệt mỏi, lo âu, tiểu nhiều…

Các bệnh lý về phụ khoa, phần phụ

Nếu bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu, không do nguyên nhân sinh lý thì rất có thể chị em đang gặp phải một số vấn đề phụ khoa như:

  • Đa nang buồng trứng: Rối loạn cân bằng hormone là nguyên nhân khiến nữ giới mắc buồng trứng đa nang. Ở nhóm chị em này, nồng độ hormone Androgen nam tăng bất thường khiến việc rụng trứng gián đoạn, kinh ra ít, chu kỳ không đều, thậm chí là vô kinh.
  • Sẹo dính ở ống tử cung: Những chị em đã trải qua thủ thuật nạo, nong tử cung có thể để lại sẹo dính. Những “tổn thương” này sẽ ảnh hưởng tới kinh nguyệt, nhất là hiện tượng máu kinh ra ít.
  • Ống cổ tử cung hẹp: Khi ống tử cung bị hẹp sẽ khiến máu kinh bị giữ lại trong tử cung, chảy ra từ từ. Điều này khiến lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ ít hơn.
  • U xơ cổ tử cung: Khi khối u xơ tăng dần về kích thước sẽ chèn ép lên các cơ quan lân cận, từ đó gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Viêm nội mạc tử cung: Đau bụng kinh nhưng ra ít máu đôi khi xuất phát từ việc viêm nhiễm tại niêm mạc tử cung. Lâu dần bệnh lý này làm cho lớp niêm mạc mỏng đi, quá trình bong tróc không diễn ra như bình thường, khiến máu kinh ra ít.
  • Các bệnh lý khác: Ngoài những vấn đề trên, máu kinh ra ít kèm theo đau bụng kinh bất thường có thể do viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung gây nên.
Đau bụng kinh nhưng ra ít máu do các nhóm bệnh lý phụ khoa gây ra
Nhóm bệnh lý phụ khoa gây đau bụng kinh, ra ít máu

Dấu hiệu mãn kinh

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nữ giới thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng.

Mất nhiều máu khi sinh, sau sinh

Việc bị mất quá nhiều máu khi sinh con, sau sinh rong huyết có thể gây nên tình trạng thiếu oxy. Điều này gây tác động xấu đến tuyến yên, làm cho nồng độ các hormone suy giảm nghiêm trọng, bao gồm cả hormone nội tiết tham gia điều hoà kinh nguyệt. Vì vậy đây chính là nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh ra ít máu.

Nạo phá thai

Ở những chị em đã từng nạo phá thai, buồng tử cung có thể bị dính hoặc mạch máu kinh bị cản trở. Từ đó làm cho kinh nguyệt ra rất ít, đôi khi còn kèm theo đau bụng dữ dội. Vì vậy nếu có tiền sử nạo phá thai, khi bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu chị em nên đến bệnh viện để được thăm khám.

Vùng kín không sạch sẽ

Rất nhiều chị em vì chủ quan hoặc thiếu kiến thức đã vệ sinh vùng kín không thực sự sạch sẽ, sử dụng quần lót quá bó, chất liệu không thấm hút… Khi đến chu kỳ kinh nguyệt lượng máu kinh hoàn toàn có thể ít đi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu có thể do kinh nguyệt bất thường
Vệ sinh “cô bé” thiếu khoa học có thể khiến kinh nguyệt bất thường

Bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu có nguy hiểm không?

Dù do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì tình trạng ra ít máu kinh kèm đau bụng ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ vấn đề sinh hoạt, tâm lý thì hoàn toàn có thể khắc phục và chị em không cần quá lo lắng.

Trái lại, nếu hiện tượng kinh nguyệt ra ít kèm đau bụng do bệnh lý sẽ đe dọa nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như:

  • Sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, gặp trục trặc trong tương lai, dễ đối mặt với vô sinh thứ phát.
  • Các bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung… đe doạ thiên chức làm mẹ và sức khoẻ tổng thể.
  • Sinh lý rối loạn gây tâm lý sợ hãi, lo lắng khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, tăng nguy cơ lãnh cảm… Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc hôn nhân.

Bởi những nguy hiểm tiềm tàng đó, nữ giới tuyệt đối không nên chủ quan khi máu kinh ra ít trong 2-3 chu kỳ liên tiếp. Hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải và áp dụng biện pháp can thiệp hiệu quả.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu làm sao mau khỏi?

Như đã nói ở trên, nếu bị đau bụng, máu kinh ra ít khi tới ngày “rụng dâu” chị em không được chủ quan. Nhất là khi tình trạng này kéo dài 2-3 chu kỳ liên tiếp mà không thuyên giảm. Để cải thiện triệu chứng, bảo vệ sức khoẻ và tránh biến chứng nguy hiểm nữ giới nên thực hiện các biện pháp sau:

Chăm sóc tại nhà

Trường hợp bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu do căng thẳng kéo dài, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, vệ sinh vùng kín chưa khoa học… chị em nên:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn đầy đủ các nhóm chất đạm, vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, thức ăn chứa nhiều đường tinh luyện… không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ tăng cân làm rối loạn hormone nội tiết.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh: Nên ngủ đủ giấc, kết hợp nghỉ ngơi – làm việc điều độ, cố gắng thư giãn tinh thần. Đồng thời nên kết hợp tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Trong những ngày có kinh, chị em nên thay băng vệ sinh 3-4 giờ/lần. Nếu sử dụng cốc nguyệt san thì cần thay sau tối đa 12 giờ. Đồng thời để “cô bé” không bị viêm, trong thời gian này hãy cố gắng vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh có độ pH an toàn, mặc quần lót mỏng nhẹ, thấm hút tốt…
Đau bụng kinh nhưng ra ít máu cần phải bổ sung dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Nên chủ động chăm sóc sức khỏe để cải thiện tình trạng kinh nguyệt

Ngoài ra, nếu cơn đau bụng kinh gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và học tập nữ giới có thể chườm nóng, uống trà gừng… Đồng thời tăng cường ăn ngải cứu, trứng gà, rau bina, súp lơ… vào những ngày đèn đỏ để bổ sung sắt và điều hoà khí huyết cơ thể.

Chủ động thăm khám, điều trị

Nếu bị đau bụng kinh, ra ít máu kéo dài 2-3 chu kỳ không thuyên giảm, thậm chí cơ thể mệt mỏi, sốt, vùng kín ngứa ngáy… chị em cần chủ động thăm khám tại cơ sở chuyên khoa. Trong trường hợp đây là dấu hiệu bệnh lý bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp, ngăn chặn bệnh diễn biến nặng.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau bụng kinh nhưng ra ít máu mà biện pháp điều trị tương ứng sẽ được chỉ định. Điển hình như:

  • Mang thai ngoài tử cung: Sử dụng thuốc tiêm cho thai ra tự nhiên, hoặc mổ nội soi/mổ mở lấy thai ra ngoài. Phương pháp cụ thể sẽ được đưa ra dựa theo vị trí, kích thước của túi thai.
  • Các bệnh lý phụ khoa, phần phụ: Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, cấp độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc, tiểu phẫu/phẫu thuật kết hợp điều trị nâng cao.
  • Cường giáp: Sử dụng thuốc chẹn beta, thuốc kháng giáp. Trong một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu pháp phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp.
Đau bụng kinh nhưng ra ít máu
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị tương ứng

Phòng tránh đau bụng, máu kinh ra ít

Để hạn chế tình trạng máu kinh ra ít, kèm đau bụng mỗi chị em cần chủ động chăm sóc sức khỏe. Cụ thể là các biện pháp dưới đây:

  • Có lối sống khoa học, luôn duy trì tinh thần lạc quan vui vẻ, ăn uống đủ chất, cân đối việc học tập – nghỉ ngơi – làm việc cho hợp lý.
  • Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất đạm – chất xơ – vitamin – tinh bột cho cơ thể, nhất là đạm nhằm bổ máu, tránh nguy cơ thiếu sắt do thiếu máu.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, cân bằng đồng hồ sinh học, hạn chế việc làm rối loạn nhịp sống cơ thể.
  • Vận động thường xuyên, tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy lưu thông máu.
  • Luôn vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ tránh viêm nhiễm. Vào ngày có kinh nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần, kết hợp rửa ngoài “cô bé” cẩn thận để không bị vi khuẩn xâm nhập ngược.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu đôi khi chỉ là dấu hiệu của những thay đổi về mặt sinh lý, không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp đây lại là cảnh báo vấn đề sức khỏe, liên quan trực tiếp tới khả năng sinh sản của nữ giới. Do vậy, khi nhận thấy bất thường chị em nên chủ động tới cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Bài Thuốc Phụ Khang Đỗ Minh – Giải Pháp Vàng Chữa Bệnh Phụ Khoa Cho Phái Nữ Việt

Bài Thuốc Phụ Khang Đỗ Minh – Giải Pháp Vàng Chữa Bệnh Phụ Khoa Cho...

Bài Thuốc Viêm Họng, Viêm Amidan Đỗ Minh Đường Được Nhiều Người Tin Dùng

Bài Thuốc Viêm Họng, Viêm Amidan Đỗ Minh Đường Được Nhiều Người Tin Dùng

Lương Y Đỗ Minh Tuấn Dành Tâm Huyết cho Bài Thuốc Điều Trị Dạ Dày

Lương Y Đỗ Minh Tuấn Dành Tâm Huyết cho Bài Thuốc Điều Trị Dạ Dày

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua