Thế Nào Là Lưỡi Mất Vị Giác? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

5/5 - (2 bình chọn)

Lưỡi mất vị giác là một cảm giác khá khó chịu khi người bệnh không thể cảm nhận được hương vị của món ăn như bình thường. Thậm chí đây còn là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy lưỡi bị mất vị giác là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục bệnh ra sao? Cùng Dominhtuan.com tìm hiểu về chủ đề này.

Lưỡi mất vị giác là như thế nào?

Lưỡi mất vị giác cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể cảm nhận được các vị cơ bản của thức ăn như chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát,… hoặc cũng có thể do trong miệng luôn xuất hiện một vị khó chịu làm lấn át các tất cả các vị khác. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ bữa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Mất vị giác có thể chỉ xảy ra ở một phần lưỡi nhưng có trường hợp là toàn bộ lưỡi, trong một thời gian ngắn hay dài điều này còn tùy thuộc vào cơ địa hoặc nguyên nhân gây bệnh. Các dấu hiệu có thể xuất hiện cùng triệu chứng mất vị giác như:

  • Rát hoặc ngứa lưỡi.
  • Lưỡi sưng tấy, đỏ, có cảm giác châm chích.
  • Đau vùng mặt.
  • Yếu lưỡi.
Lưỡi mất vị giác là như thế nào
Lưỡi mất vị giác là cảm giác khó chịu khi người bệnh không cảm nhận được hương vị của thực phẩm

Trên bề mặt lưỡi của con người có chứa hàng nghìn nụ vị giác vô cùng nhỏ. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi mỗi một nụ vị giác sẽ chịu trách nhiệm phát hiện ra một vị cơ bản như ngọt, mặn, đắng, chua hay hương vị thơm ngon. Các hương vị này đều được phát hiện ở trên bề mặt lưỡi tuy nhiên chúng sẽ có sự nhạy cảm ở một số vị trí cụ thể khác nhau.

Khi đó các xung thần kinh từ nụ vị giác trên lưỡi sẽ được truyền dẫn đến não. Nhờ vậy, con người sẽ phân biệt các loại vị khác nhau một cách chính xác nhất. Khi rối loạn vị giác hay mất vị giác xảy ra thường sẽ mất đi theo thời gian hoặc không gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy ít khi được chú ý tới.

Nguyên nhân lưỡi bị mất vị giác

Lưỡi là một trong những bộ phận cảm nhận vị giác chính của cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Vậy lưỡi mất vị giác nguyên nhân do đâu và là biểu hiện của những bệnh gì?

Rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác khiến trong miệng của người bệnh luôn có một vị dai dẳng làm át tất cả các vị khác. Vì vậy khi nếm tất cả đồ ăn sẽ chỉ thấy một vị giống nhau có thể là mặn, chua, hôi, ôi hoặc giống vị kim loại,… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Giảm vị giác

Khác với rối loạn vị giác, giảm vị giác sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất khả năng cảm nhận một vị đặc trưng cụ thể nào đó như vị đắng, mặn, ngọt, chua, ngọt thịt,… Còn đối với các vị khác người bệnh vẫn sẽ cảm nhận được giống như người bình thường.

Rối loạn khứu giác

Đóng vai trò cảm nhận hương vị ngoài lưỡi ra còn có các bộ phận khác của cơ thể như vòm miệng, cổ họng và mũi. Vậy nên khi khứu giác bị rối loạn, mất đi một phần hoặc toàn bộ sẽ đều có thể cho rằng lưỡi bị mất vị giác. Các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác cụ thể bao gồm: Hút thuốc lá, tuổi tác, xuất hiện khối u trong khoang mũi hoặc những người mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh như Parkinson hoặc Alzheimer.

Chứng Ageusia

Người mắc phải chứng Ageusia sẽ mất đi hết vị giác và không thể cảm nhận được bất cứ hương vị nào. Tuy nhiên, loại bệnh lý này khá hiếm gặp chỉ có khoảng 3% người bị mất vị giác thật sự mắc chứng Ageusia.

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Việc sử dụng một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh cũng là nguyên nhân khiến lưỡi của người bệnh mất vị giác. Các loại thuốc được kể đến như: thuốc chống nấm, macrolide, fluoroquinolones, chất ức chế protein kinase, thuốc ức chế HMG-CoA (statin), thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Lưỡi mất vị giác có thể do tác dụng phụ của thuốc Tây
Lưỡi mất vị giác có thể do tác dụng phụ của thuốc Tây

Một số nguyên nhân khác khiến lưỡi mất vị giác

Bên cạnh các căn bệnh đã liệt kê trên thì lưỡi mất vị giác còn có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Mắc các bệnh viêm xoang, viêm lợi, viêm tai giữa.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Phẫu thuật ở tai, mũi, miệng, cổ họng.
  • Chấn thương ở vùng đầu.
  • Tiếp xúc với một số hóa chất gây hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
  • Giai đoạn xạ trị để chữa các bệnh ung thư ở phần đầu.

Chẩn đoán mất vị giác

Khi có dấu hiệu bị mất vị giác, người bệnh có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra xem có phải dấu hiệu của bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm tai giữa hay nhiễm trùng cổ họng hay không.

Bác sĩ cũng sẽ xem xét lịch sử bị bệnh của bạn để xem tình trạng mất vị giác có phải do một số loại thuốc Tây y đang sử dụng hay do các vấn đề về nha chu gây ra.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm lâm sàng như:

  • Test điện vị giác của Krarup: Dùng dòng điện 1 chiều có cường độ từ 0-500 micro ampère để cực dương vào một bên cạnh lưỡi trong vòng 1 giây, lúc này người bệnh sẽ thấy có vị chua của kim loại. Nếu cường độ dòng điện lên đến 300 micro ampère mà không có cảm giác gì thì có nghĩa là bạn đã bị mất cảm giác ở lưỡi.
  • Test hóa vị giác của Boorstein: Bác sĩ sử dụng dung dịch có vị ngọt, mặn, chua, đắng và chấm vào hai bên của lưỡi để so sánh. Phải chờ thêm một vài phút mới được thử tiếp để xem tình trạng mất vị giác nghiêm trọng đến đâu.

Phòng ngừa và cải thiện tình trạng lưỡi bị mất vị giác

Trước tiên khi bị mất vị giác ở lưỡi, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc Tây y nào một cách tùy tiện. Vì thuốc Tây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp. Tuy nhiên để phòng ngừa và cải thiện bệnh ngay tại nhà, bạn có thể thực hiện theo những cách như sau:

  • Không được uống rượu, bia, cà phê, chất kích thích, không hút thuốc. Bởi những loại đồ uống này sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và làm tăng cảm giác nhạt miệng.
  • Nếu cần thiết có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm viêm mũi.
  • Dùng chỉ nha khoa, súc miệng, đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần.
  • Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi, vi khuẩn.
  • Mặc dù bị mất vị giác nhưng người bệnh vẫn phải đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay, nóng, chua… điều này sẽ khiến tình trạng lưỡi mất vị giác trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Loại bỏ những loại thuốc làm ảnh hưởng đến vị giác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang thuốc khác.
  • Nên uống nhiều nước và đặc biệt là các loại nước ép trái cây.
  • Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để thăm khám.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề lưỡi mất vị giác cùng với nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Hy vọng qua nội dung bài viết trên, bạn đọc đã có thêm được những kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Bài đọc thêm: 

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua