Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả

5/5 - (3 bình chọn)

Nổi mề đay khi mặc quần áo chật là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù các triệu chứng của bệnh chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ nhưng nó cũng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý hiệu quả khi gặp phải hiện tượng này.

Nổi mề đay khi mặc quần áo chật là hiện tượng gì?

Nổi mề đay có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến việc lựa chọn trang phục không phù hợp. Nhiều người có thói quen và sở thích mặc các loại quần áo chật bởi nó có thể giúp bạn trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên điều này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho làn da.

Nổi mề đay khi mặc quần áo chật hay còn gọi là hiện tượng nổi mề đay do áp lực muộn. Tình trạng này không hề hiếm gặp, nó thường kéo dài trong vòng 4-6 giờ sau khi bị kích ứng. Người bệnh khi bị nổi mề đay sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Vị trí bị bệnh thường ở các nếp gấp của cơ thể như nách, khuỷu tay, sau đầu gối, bẹn,…

Nổi mề đay khi mặc quần áo chật hay còn gọi là hiện tượng nổi mề đay do áp lực muộn
Nổi mề đay khi mặc quần áo chật hay còn gọi là hiện tượng nổi mề đay do áp lực muộn

Nguyên nhân nổi mề đay khi mặc quần áo chật

Dưới đây là những nguyên nhân khiến người bệnh bị nổi mề đay khi mặc quần áo chật. 

Nổi mề đay do áp lực

Mề đay áp lực là một trong những dạng mề đay vật lý thường gặp, xảy ra do làn da bị tỳ đè, chèn ép, ví dụ như ngồi lâu, mặc quần áo chật,… Khi da bị siết chặt sẽ xuất hiện tình trạng bít tắc lỗ chân lông, gây ra hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nóng rát,… Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài giờ kể từ khi làn da bị kích ứng với quần áo. Sau đó cảm giác khó chịu này sẽ dần thuyên giảm. 

Bị dị ứng với chất liệu vải

Một số loại vải có thể gây ra tình trạng nổi mề đay, dị ứng như: Vải sợi tổng hợp, vải nylon, polyester, rayon, spandex, cao su … Đặc điểm chung của những loại quần áo này đó là chúng khá bí bách, gây nóng bức, khó thấm hút mồ hôi. Từ đó khiến cho lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mề đay.

Do cơ địa nhiều mồ hôi

Khi mặc đồ chật, bó sát sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, gây đổ mồ hôi. Lúc này, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh nổi mề đay. Hiện tượng này còn được gọi là nổi mề đay cholinergic hay mề đay do nhiệt. Ngoài các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da, bệnh nhân còn gặp phải các dấu hiệu khác như: Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, tiêu chảy, tụt huyết áp, thở khò khè…

Bảo quản quần áo sai cách

Quần áo không được giặt sạch hoặc phơi ở nơi ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc trú ngụ. Khi mặc lên người chúng có thể tấn công làn da và dẫn đến tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa. Vì vậy người bệnh nên giặt sạch quần áo và phơi chúng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Điều trị nổi mề đay do mặc quần áo chật

Triệu chứng nổi mề đay khi mặc quần áo chật thường chỉ kéo dài trong 30 phút hoặc vài giờ đồng hồ. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

Dùng mẹo dân gian

Nếu các triệu chứng xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây ra nhiều dấu hiệu nghiêm trọng thì bạn có thể tham khảo sử dụng các mẹo dân gian để cải thiện bệnh. Những mẹo này sử dụng chủ yếu nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính và phù hợp cho nhiều đối tượng.

Trà xanh: Lá trà xanh là dược liệu có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Trong thành phần của trà xanh có chứa hàm lượng polyphenol cao giúp giảm ngứa ngáy, kích ứng da. Đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhiễm và sẹo thâm trên da.

Sử dụng trà xanh để giảm ngứa ngáy trên da
Sử dụng trà xanh để giảm ngứa ngáy trên da
  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, cho trà xanh vào nồi đun với 2 nước sôi.
  • Sau khi nước sôi được khoảng 5 tới 10 phút thì tắt bếp.
  • Cho thêm một ít muối hạt hoặc baking soda vào. 
  • Dùng nước này để pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Người bệnh lau khô người trước khi mặc quần áo.

Giấm táo: Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng, diệt nấm hiệu quả. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng làm dịu cảm giác khô da, ngứa ngáy, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên bề mặt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên dùng loại giấm táo hữu cơ.

  • Người bệnh pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Dùng bông tẩy trang hoặc bông gòn thấm đều vào dung dịch.
  • Sau đó thoa đều lên bề mặt vùng da bị mề đay.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể pha giấm táo với nước ấm và mật ong để uống cũng sẽ có tác dụng chữa bệnh tương tự.

Nha đam: Sử dụng nha đam cải thiện nổi mề đay là phương pháp được nhiều người áp dụng. Nha đam rất lành tính, có khả năng dưỡng ẩm, giảm ngứa, chống viêm và khử trùng. Đặc biệt nha đam còn hỗ trợ tái tạo tổn thương trên da, giúp các triệu chứng nổi mề đay được thuyên giảm.

  • Người bệnh tách lấy phần thịt nha đam, rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút.
  • Đem nha đam xay nhuyễn.
  • Bôi gel nha đam lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Sau khoảng 20 phút thì người bệnh rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm.

Baking soda: Baking soda có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, làm dịu các vết sưng đỏ khó chịu một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng baking soda để cải thiện tình trạng nổi mề đay khi mặc quần áo chật.

  • Lấy một lượng sữa tắm vừa đủ, cho vào bát sạch.
  • Thêm một thìa baking soda vào.
  • Khuấy đều và dùng hỗn hợp này để tắm như bình thường.
  • Sau đó xả sạch cơ thể với nước ấm.

Sử dụng thuốc Tây y

Những trường hợp bị ngứa nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây để cải thiện bệnh. Một số loại thuốc Tây y thường được dùng phổ biến như:

  • Thuốc kháng histamin dạng bôi: Bao gồm các loại mepyramine, diphenhydramine,… có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và hạn chế các phản ứng dị ứng do nổi mề đay gây nên.
  • Thuốc kháng histamin dạng uống: Được sử dụng phổ biến như cetirizine, cimetidine, loratadine, hydroxyzine, ranitidine, doxepin, mirtazapine, ondansetron, paroxetine,… Được dùng khi các loại thuốc bôi không đáp ứng điều trị.
  • Thuốc gây tê: Bao gồm thuốc benzocaine, lidocaine hoặc tetracaine,… giúp giảm đau ngứa trên da. Tuy nhiên không bôi thuốc trên diện rộng và không dùng kéo dài vì nó có thể gây rối loạn nhịp tim.

Lưu ý khi dùng thuốc Tây trị mề đay:

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ theo đúng thời gian và liều lượng đã quy định.
  • Không dùng các loại thuốc bôi trên diện rộng.
  • Không được dùng thuốc trong thời gian dài, kể cả thuốc bôi và thuốc uống.
  • Tránh để các loại thuốc bôi tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi, miệng, tai.
Sử dụng thuốc Tây y trị nổi mề đay khi mặc quần áo chật
Sử dụng thuốc Tây y trị nổi mề đay khi mặc quần áo chật

Phòng ngừa hiện tượng nổi mề đay khi mặc quần áo chật

Để phòng ngừa tình trạng nổi mề đay khi mặc quần áo chật, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không mặc các loại trang phục bó sát, chất vải cứng, có nhiều lông hoặc dễ gây dị ứng như: Vải bò, vải len tổng hợp, polyester, rayon, nylon, spandex hoặc cao su.
  • Mỗi loại quần áo đều có những thông tin về chất liệu và cách làm sạch. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có thể giặt đồ và bảo quản quần áo đúng cách.
  • Cần phơi quần áo ở dưới ánh nắng mặt trời. Vào những ngày mưa ẩm thấp, không có nắng bạn nên sử dụng thêm thiết bị sấy quần áo chuyên dụng.
  • Nên lựa chọn quần áo sáng màu vì chúng thường có ít thuốc nhuộm, điều này sẽ giúp giảm tình trạng kích ứng và ngứa da.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Trường hợp bạn thích những bộ đồ bó sát thì nên lựa chọn chất liệu vải co giãn, an toàn cho da.
  • Nếu đang mặc quần áo mà xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu thì nên thay quần áo khác và giặt sạch lại bộ đồ. 
  • Vào buổi tối bạn nên mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ và không nên mặc đồ lót để tránh gây bí bách khó chịu.
  • Khi bạn bị tăng cân thì nên có phương pháp giảm cân hiệu quả để giúp việc lựa chọn trang phục được dễ dàng hơn.
  • Chú ý duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để giúp làn da luôn mềm mại, mịn màng.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp người bệnh có thêm được nhiều kiến thức trong việc khắc phục tình trạng nổi mề đay khi mặc quần áo chật. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài và không thể cải thiện bằng các cách điều trị tại nhà.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không? Cần Kiêng Khem Điều Gì?

Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không? Cần Kiêng Khem Điều Gì?

Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không? Cần Kiêng Khem Điều Gì?

TOP 15+ Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Được Áp Dụng Phổ Biến Nhất

TOP 15+ Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Được Áp Dụng Phổ Biến Nhất

Dị Ứng Nổi Mề Đay Khắp Người: Chi Tiết Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Dị Ứng Nổi Mề Đay Khắp Người: Chi Tiết Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mí Mắt Bị Sưng Sau Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mí Mắt Bị Sưng Sau Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mí Mắt Bị Sưng Sau Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua