Làm Sao Hết Nhạt Miệng Khi Mang Thai? Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Khi mang thai các mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng như nhạt miệng, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn hoặc thậm chí là mất vị giác. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Mời bạn đọc tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây của Dominhtuan.com.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nhạt miệng

Khi bắt đầu mang thai cơ thể của bà bầu có sự thay đổi đột ngột, trở nên nhạy cảm với mùi nên dễ thấy nhạt miệng, chán ăn, buồn nôn,… Mặc dù điều này là hết sức bình thường, tuy nhiên nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến bạn cảm thấy bị nhạt miệng khi mang thai.

Do thay đổi sinh lý và thói quen ăn uống:

  • Khi mang thai nội tiết tố thay đổi và hormone thai kỳ tăng cao, điều này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng.
  • Tình trạng ốm nghén trong thai kỳ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Từ đó sợ ăn bởi cứ ăn vào là nôn.
  • Bổ sung quá nhiều sắt, canxi, natri sẽ dẫn tới sự dư thừa của các khoáng chất này, gây ra nhạt miệng, đắng miệng.
  • Trong quá trình mang thai nếu thai phụ thường xuyên sử dụng các thực phẩm như mướp đắng, vỏ cam, nghệ, rau đắng,… cũng sẽ gây nhạt miệng.
  • Khứu giác quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng, bởi lúc này các mẹ bầu sẽ sợ một số mùi thức ăn.
  • Vào tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba khi thai nhi phát triển to chèn vào dạ dày cũng khiến mẹ bầu cảm thấy no, không muốn ăn và nhạt miệng.

Tìm hiểu thêm: Làm Sao Để Hết Nhạt Miệng Khi Ốm? Cách Phòng Ngừa Bệnh Ốm Vặt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhạt miệng trong quá trình mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhạt miệng trong quá trình mang thai

Do nguyên nhân bệnh lý:

  • Viêm tuyến nước bọt: Nếu mẹ bầu không vệ sinh răng miệng đúng cách và không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ gặp phải tình trạng viêm tuyến nước bọt. Lúc này các vi khuẩn, virus, nấm sẽ tấn công tuyến nước bọt. Từ đó làm quá trình tiết nước bọt bị tắc, ngưng trệ gây nhạt miệng, đắng miệng.
  • Trào ngược dạ dày: Khi mang thai, hormone progesterone sẽ được sản sinh tạo điều kiện cho thai nhi phát triển trong tử cung. Tuy nhiên nếu nồng độ của hormone này tăng quá cao sẽ làm cho van dạ dày bị giãn ra, axit trào ngược lên thực quản. Từ đó làm xuất hiện cảm giác đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, nhạt miệng.
  • Các bệnh lý khác: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng. Nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ chuyên môn để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Mẹ bầu bị nhạt miệng liệu có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Nếu bị nhạt miệng trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thỉnh thoảng mới bị thì mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm, điều này sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài tới tam cá nguyệt thứ hai và ba thì mẹ bầu không nên chủ quan bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của hai mẹ con.

  • Mẹ bầu sẽ không đủ sức khỏe để nuôi em bé tới cuối thai kỳ điều này rất dễ gây ra tình trạng sinh non hoặc sảy thai.
  • Đối với em bé, nếu mẹ nhạt miệng không bổ sung dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến con bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai hoặc cơ thể không phát triển bình thường gây ra dị tật.

Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên tới gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Người Bị Nhạt Miệng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Mẹ bầu bị nhạt miệng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn
Mẹ bầu bị nhạt miệng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn

Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai?

Tình trạng nhạt miệng kéo dài sẽ khiến cả mẹ và bé đều không có đủ dinh dưỡng duy trì sức khỏe đến cuối thai kỳ. Vậy nên nếu gặp tình trạng này mẹ bầu nên tham khảo các cách dưới đây càng sớm càng tốt.

  • Uống đủ nước: Việc uống nhiều nước giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng nhiễm trùng và viêm đường tiết niệu, đồng thời đảm bảo đủ nước ối để em bé phát triển. Ngoài ra, uống nhiều nước khiến khoang miệng không bị khô, hạn chế tích tụ các mảng bám gây đắng miệng. Mẹ có thể uống nước lọc xen kẽ nước ép hoa quả vừa bổ sung dinh dưỡng phong phú vừa kích thích vị giác, không bị nhạt miệng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Mẹ bầu nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày kết hợp với sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ thức ăn thừa đồng thời giúp giảm cảm giác buồn nôn và nhạt miệng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Khi mang thai bị nhạt miệng, bạn có thể chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Như vậy sẽ không gây áp lực cho dạ dày, đồng thời làm giảm cảm giác chán ăn.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua. Đồng thời nên ăn đồ luộc hấp thay vì các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra thai phụ cũng cần tránh các loại thực phẩm cay, nóng, đồ ăn sẵn, chất kích thích, cà phê, rượu bia,… trong quá trình mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng nhạt miệng
  • Không nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn: Mẹ bầu nên ngồi nghỉ ngơi 10-15 phút, sau đó đi lại nhẹ nhàng để giúp dễ tiêu hóa. Không nên vận động mạnh để tránh bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày.

Trên đây là những câu trả lời giúp bạn giải đáp thắc mắc “làm sao hết nhạt miệng khi mang thai” cùng với đó là một vài thông tin hữu ích liên quan. Hy vọng nội dung này sẽ giúp mẹ bầu có thể xây dựng được cho mình có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để có được một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Bài đọc thêm:

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Lưỡi Bé 3 Tuổi Bị Trắng Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Điều Trị An Toàn

Lưỡi Bé 3 Tuổi Bị Trắng Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Điều Trị An Toàn

Lưỡi Bé 3 Tuổi Bị Trắng Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Điều Trị An Toàn

Bật Mí 6 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc, Bụng Êm Ru Tức Thì

Bật Mí 6 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc, Bụng Êm Ru Tức Thì

Bật Mí 6 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc, Bụng Êm Ru Tức Thì

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua