Lưỡi Bé 3 Tuổi Bị Trắng Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Điều Trị An Toàn

5/5 - (3 bình chọn)

Lưỡi của trẻ xuất hiện màu trắng có thể do thức ăn thừa tích tụ hình thành nên các mảng bám, nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh nấm lưỡi. Mặc dù điều này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao?

Nguyên nhân khiến lưỡi trẻ 3 tuổi bị trắng

Nấm lưỡi hay còn gọi tưa lưỡi là tình trạng chung mà rất nhiều trẻ mắc phải, gây nên bởi nấm men chủng Candida. Trong điều kiện sức khỏe bình thường loại nấm này sẽ không gây hại cho trẻ. Nhưng nếu cơ thể bị mất cân bằng, lợi khuẩn suy giảm sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh. Từ đó sẽ tạo cơ hội cho nấm men Candida phát triển và gây bệnh ở trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến lưỡi trẻ 3 tuổi bị trắng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lưỡi trẻ 3 tuổi bị trắng

Ngoài ra còn một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nấm lưỡi ở trẻ như:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Trẻ 3 tuổi có hệ miễn dịch tương đối hoàn thiện nhưng còn non yếu so với người trưởng thành nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi. Đặc biệt là những bé sinh non, còi xương, nhẹ cân, suy dinh dưỡng,…
  • Sử dụng kháng sinh không đúng cách: Trẻ sử dụng kháng sinh sai cách, dài ngày hoặc lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển gây bệnh nấm miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Ở độ tuổi này trẻ thường hay ăn đồ ngọt, sau khi ăn nếu không đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khiến vi khuẩn và vi nấm có cơ hội phát triển.
  • Do sử dụng núm giả thường xuyên: Trẻ bú bình hoặc ngậm vú giả sẽ có nguy cơ bị nấm lưỡi cao hơn, nhất là khi những đồ vật này không được tiệt trùng hay vệ sinh sạch sẽ.
  • Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục: Nếu mẹ bị nhiễm nấm sinh dục, trẻ có thể bị nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở. Vì vậy trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần đi khám thường xuyên và điều trị tích cực nếu có dấu hiệu bị nấm Candida vùng kín.
  • Dùng chung đồ với trẻ đang bị nấm miệng: Đa số trẻ 3 tuổi đã được đi mẫu giáo nên có nhiều khả năng sẽ dùng chung đồ cá nhân với những trẻ đang bị nấm miệng.
  • Nguyên nhân khác: Trẻ bị viêm họng, rối loạn tiêu hóa, trẻ sử dụng thuốc chứa corticosteroid hoặc thuốc chống co thắt,… cũng rất dễ mắc phải tình trạng lưỡi bị rêu trắng.

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị nấm lưỡi

Khi thấy trẻ 3 tuổi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc, thậm chí có thể mất vị giác.
  • Đầu lưỡi khô và loang lổ.
  • Tại lưỡi, má, vòm họng sẽ xuất hiện những đốm hoặc mảng bám hình tròn màu trắng. Chúng dễ bong, không chảy máu nhưng khó làm sạch bằng nước.
  • Do chất thải của nấm tiết ra nên miệng trẻ có mùi hôi.
  • Trong trường hợp nặng khi nấm lây xuống đường hô hấp có thể khiến trẻ cảm thấy khó thở,… từ đó dễ lây sang các cơ quan khác.

Lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao?

Nấm lưỡi ở trẻ không gây nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Vậy lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao? 

Điều trị bằng thuốc

Trước tiên cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đối với tình trạng trẻ bị rêu lưỡi trắng do nấm lưỡi, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Kem Miconazole: Đây là loại thuốc kháng nấm, giúp ức chế sự phát triển của vi nấm gây bệnh. Thuốc lành tính nên có thể dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Cha mẹ bôi thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc Itraconazole, Amphotericin B: Đây là hai loại thuốc có tác dụng kháng nấm mạnh mẽ, thường được chỉ định trong những trường hợp bị nhiễm nấm nặng. Liều lượng sử dụng là 50 mg/ngày. Thời gian sử dụng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc Nystatin: Đây là một loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm nấm miệng ở trẻ. Thuốc có công dụng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của nấm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và bôi tại chỗ. Cha mẹ dùng để rơ lưỡi cho bé khoảng 4 lần/ngày và dùng tối thiểu 7 ngày.

Khi bôi thuốc cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Cha mẹ cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng để diệt khuẩn, tránh lây nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ.
  • Nên rơ miệng cho trẻ vào lúc đói, lúc dạ dày của bé rỗng để tránh hiện tượng bé bị nôn.
  • Nên rơ lưỡi theo thứ tự từ hai bên má, các vùng khác trong vòm miệng và cuối cùng là rơ lưỡi.
  • Rơ lưỡi từ ngoài và trong sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ.

Mẹo chữa bệnh dân gian

Dưới đây là 4 cách sử dụng phương pháp dân gian để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ, vừa an toàn lại mang đến hiệu quả cao.

Sử dụng rau ngót

Đây là một trong những phương pháp dân gian được truyền từ thời cha ông ta. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của rau ngót có chứa nhiều axit amin, vitamin C, canxi, photpho,… giúp tiêu độc, thanh huyết, giảm ho, đồng thời giúp trị nấm miệng ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả.

Sử dụng rau ngót cải thiện tình trạng lưỡi trắng ở trẻ
Sử dụng rau ngót cải thiện tình trạng lưỡi trắng ở trẻ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g lá rau ngót tươi, gạc mềm.
  • Lá rau ngót đem rửa sạch rồi cho vào cối giã cùng một chút nước, sau đó vắt lấy nước cốt.
  • Lấy gạc mềm quấn ở đầu ngón tay rồi cho vào nước lá ngót, lau nhẹ lên lưỡi, khoang miệng và lợi của trẻ.
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi trẻ khỏi bệnh.

Dùng lá hẹ trị nấm lưỡi

Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao thì có thể sử dụng lá hẹ. Nguyên liệu này rất an toàn và lành tính, được ví như một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả mà không hề gây nên tác dụng phụ như kháng sinh thông thường. Vì vậy sử dụng lá hẹ để điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ là rất phù hợp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, nước lọc.
  • Lá hẹ rửa sạch, đập dập rồi cho nước lọc vào khuấy đều, chắt lấy nước.
  • Dùng nước đó rơ lưỡi cho bé, ngày 2 lần sáng và tối.

Trị nấm lưỡi cho trẻ bằng lá trà xanh

Lá trà xanh vừa có tác dụng giải nhiệt vừa có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa nấm cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư,… Vì vậy từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng lá trà xanh để trị nấm lưỡi cho trẻ, vừa an toàn lại hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị Khoảng 50g lá trà xanh, muối hạt, nước lọc.
  • Lá trà xanh rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi với vài hạt muối.
  • Đến khi sôi tắt bếp, để nguội và chiết lấy nước trà.
  • Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch nước trà sau đó rơ nhẹ nhàng lưỡi cho trẻ.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Kết hợp cỏ nhọ nồi với mật ong

Cỏ nhọ nồi là cây dại thường thấy ở vùng nông thôn nước ta. Dân gian cho biết, dược liệu này có công dụng giúp cầm máu, hạ sốt, trị đau dạ dày cũng như nấm miệng rất hiệu quả. Trong khi đó mật ong lại chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho người bệnh. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ giúp khắc phục tình trạng lưỡi của trẻ bị rêu trắng.

Kết hợp cỏ nhọ nồi với mật ong
Kết hợp cỏ nhọ nồi với mật ong

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, 1ml mật ong nguyên chất, 10ml nước lọc.
  • Lá nhọ nồi rửa sạch đem giã cùng nước lọc.
  • Chắt lấy nước cốt rồi thêm mật ong vào khuấy đều.
  • Dùng gạc thấm hỗn hợp rồi thoa lên lưỡi, lợi và khoang miệng của trẻ.
  • Mỗi ngày kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Tham Khảo: Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Cách phòng tránh cho trẻ 3 tuổi bị trắng lưỡi

Để hạn chế tối đa tình trạng trắng lưỡi ở trẻ 3 tuổi, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng cách súc miệng, đánh răng ngày 2 lần, nhất là vào buổi tối sau khi trẻ ăn đồ ngọt. Lưu ý nên chọn loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ và bàn chải cũng phải mềm, tránh làm tình trạng nấm miệng nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng để gia tăng sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ có thể chống chọi lại vi khuẩn gây hại.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây tự nhiên, vừa chống khô miệng, vừa giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
  • Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, uống nước có ga,…
  • Sử dụng kháng sinh đúng cách. Khi trẻ ốm phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị, cha mẹ nên tuân thủ đúng liều lượng cũng như hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn.
  • Vệ sinh sạch sẽ các núm vú giả, núm bình sữa, bình uống sữa trước khi cho bé ngậm.
  • Thường xuyên tưa lưỡi cho trẻ bằng nước muối, nhất là khi trẻ vừa uống sữa xong.
  • Cho trẻ đi khám định kỳ tại cơ sở uy tín, có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi lưỡi bé 3 tuổi bị trắng phải làm sao? Hy vọng thông qua bài biết, bạn đã có được những kiến thức bổ ích cho bản thân và những người xung quanh để từ đó có được một sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Làm Sao Hết Nhạt Miệng Khi Mang Thai? Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà

Làm Sao Hết Nhạt Miệng Khi Mang Thai? Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà

Làm Sao Hết Nhạt Miệng Khi Mang Thai? Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bật Mí 6 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc, Bụng Êm Ru Tức Thì

Bật Mí 6 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc, Bụng Êm Ru Tức Thì

Bật Mí 6 Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc, Bụng Êm Ru Tức Thì

20+ Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

20+ Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

20+ Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua