Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

5/5 - (4 bình chọn)

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến với các dấu hiệu đặc trưng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi sần trên da. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần ăn uống khoa học và hạn chế tiêu thụ những thực phẩm làm tăng nguy cơ bị ngứa ngáy, viêm nhiễm. Vậy bị nổi mề đay ăn gà được không? Tìm hiểu nội dung dưới đây để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích.

Nổi mề đay ăn gà được không?

Nổi mề đay ăn gà được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nhiều người cho rằng thịt già là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa dị ứng cho người bệnh. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt gà rất giàu đạm, sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, ngứa ngáy, thậm chí còn hình thành sẹo thâm sau điều trị.

Nổi mề đay vẫn có thể ăn thịt gà như bình thường
Nổi mề đay vẫn có thể ăn thịt gà như bình thường

Các nghiên cứu cho biết, trong thành phần của thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin B3, B12, B6, kẽm, protein, canxi,… Với hàm lượng dưỡng chất trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên bổ sung thịt gà vào chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của mình. Bởi loại thực phẩm này có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch và rút ngăn thời gian điều trị nổi mề đay.

Trường hợp nào không nên ăn thịt gà?

Mặc dù người bị nổi mề đay vẫn có thể sử dụng thịt gà. Tuy nhiên cũng có những trường hợp các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn sau khi ăn thịt gà. Để giải thích cho điều này, các bác sĩ đã chỉ ra một số nguyên nhân như sau:

  • Làn da bị tổn thương trước đó: Nếu trên da xuất hiện các vết thương hở, có hiện tượng chảy máu, mưng mủ hoặc trầu trước thì bạn không nên ăn thịt gà. Vì nếu cố tình sử dụng sẽ khiến cho cơn ngứa ngáy ngày càng tăng cao, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
  • Bị dị ứng với thịt gà: Bác sĩ khuyên những người có cơ địa dị ứng với thịt gà thì không nên sử dụng thịt gà. Vì điều này sẽ khiến tình trạng nổi mề đay ngày càng nặng thêm, thậm chí còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ngoài dấu hiệu nổi mề đay, người bị dị ứng thịt gà còn gặp phải các dấu hiệu như: Khó thở, hắt xì, chảy nước mũi, ngứa mũi, tiêu chảy, sưng mắt, tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, sốc phản vệ…. 
  • Do đã ăn nhiều đạm trước đó: Nếu người đã hấp thụ quá nhiều đạm từ các loại thịt bò, thịt lợn, trứng,… từ trước đó thì không nên sử dụng thêm thịt gà. Điều này sẽ làm dư thừa đạm và khiến cho tình trạng ngứa ngáy do nổi mề đay ngày càng trầm trọng hơn.
Có nhiều trường hợp bị nổi mề đay không nên ăn thịt gà
Có nhiều trường hợp bị nổi mề đay không nên ăn thịt gà

Lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng thịt gà

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc người bị nổi mề đay ăn gà được không, dưới đây là một vài lưu ý bạn cần nắm rõ để sử dụng loại thực phẩm này được an toàn, hiệu quả hơn:

  • Không sử dụng thịt gà và cá chép cùng lúc. Bởi vì thịt gà có có tính ấm, cá chép có tính hàn, khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh chứng mụn nhọt. 
  • Không dùng chung thịt gà với rau cải bởi điều này sẽ gây ra bệnh kiết lị, làm ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Không kết hợp gà với hành sống và tỏi vì nếu kết hợp thành món ăn có thể sản sinh ra nhiệt và hàn nhiệt gây tổn thương khí huyết.
  • Không ăn chung thịt gà và tôm vì điều này sẽ hiến các vết mề đay mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chỉ nên dùng thịt gà với liều lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng hoặc ăn quá nhiều lần trong tuần.
  • Ưu tiên chế biến thịt gà thành những món như luộc, hấp, tránh ăn các loại gà rán, chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc có nhiều gia vị cay nóng.
  • Cần ăn chín uống sôi, không ăn các loại thực phẩm sống, chín tái. Bởi chúng sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể khiến các triệu chứng nổi mề đay lâu khỏi.

Như vậy với thắc mắc nổi mề đay ăn gà được không thì câu trả lời là có. Mặc dù vậy không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng được. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thịt gà hay bất cứ loại thực phẩm nào.

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nổi Mề Đay Quanh Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Quanh Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Quanh Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua