Nổi Mề Đay Bôi Thuốc Gì? Top 9 Loại Thuốc Bác Sĩ Khuyên Dùng

5/5 - (2 bình chọn)

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nóng rát trên da. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc bôi da có chứa các thành phần giúp giảm ngứa chống viêm và làm mát da. Vậy nổi mề đay bôi thuốc gì? Cùng tìm hiểu về thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Nổi mề đay bôi thuốc gì? Top 9 loại thuốc nên dùng

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu thường gặp nhất hiện nay. Bệnh nhân bị nổi mề đay sẽ phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này các bác sĩ se chỉ định cho bạn dùng 2 loại thuốc chủ yếu là thuốc bôi và thuốc uống.

Bạn có thể sử dụng kết hợp hai loại thuốc này hoặc chỉ dùng thuốc bôi trong trường hợp mới chớm bị bệnh và triệu chứng chưa có dấu hiệu lan rộng. Vậy người bị nổi mề đay bôi thuốc gì? Dưới đây là top 9 loại thuốc có mặt nhiều nhất trong các đơn thuốc của bác sĩ, bạn có thể sử dụng:

Nổi mề đay bôi thuốc Phenergan

Phenergan là một loại thuốc trị sẩn ngứa đến từ thương hiệu Sanofi của Pháp. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy ở bệnh nhân bị mề đay. Phenergan khá lành tính và ít gây tác dụng phụ.

Nổi mề đay bôi thuốc gì không thể bỏ qua thuốc Phenergan 
Nổi mề đay bôi thuốc gì không thể bỏ qua thuốc Phenergan
  • Thành phần: Promethazin 0.2g, acid stearic, sáp sipol, cholesterol, lanolin, triethanolamin, glycerol, methyl parahydroxybenzoat, coumarin, hương lavande tự nhiên, nước tinh khiết vừa đủ 10g.
  • Công dụng: Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, kích ứng do mề đay gây ra.
  • Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày dùng từ 3-4 lần.
  • Tác dụng phụ: Mẫn cảm ở da hoặc mẫn cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi, người bị chàm, bệnh nhân có các tổn thương dạng chảy nước.
  • Giá bán: 15.000 đồng/tuýp 10g.

Eumovate

Nổi mề đay bôi thuốc gì chắc chắn không thể bỏ qua loại kem bôi da Eumovate. Sản phẩm này do hãng Glaxo Operations UK Limited của Anh sản xuất với công dụng điều trị các bệnh lý ngoài da như mề đay, chàm, viêm da, hăm tã,…

  • Thành phần: Glycerol, Clobetasone butyrate 0.05% kl/kl, Glycerol monostearate, Arlacel 165, Beeswax substitute 6621, Dimeticone 20, Chlorocresol, Cetostearyl alcohol, Sodium citrate, Citricacid monohydrate, Nước tinh khiết.
  • Công dụng: Làm giảm các triệu chứng viêm, ngứa do các bệnh da liễu gây ra như viêm da, mề đay, mẩn ngứa gây ra.
  • Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày dùng từ 1-2 lần, không dùng thuốc quá 4 tuần.
  • Chống chỉ định: Người bị thủy đậu, mắc bệnh trứng cá đỏ rosacea, có mụn ngứa nhưng không viêm.
  • Tác dụng phụ: Ngứa, phát ban, gây bỏng rát da, nhiễm trùng, viêm da tiếp xúc dị ứng, sắc tố da thay đổi, rậm lông.
  • Giá bán: 23.000 đồng/tuýp 5g.

Thuốc bôi trị nổi mề đay Tacrolimus Ointment

Tacrolimus Ointment là thuốc mỡ bôi da giúp điều trị tình trạng viêm da, dị ứng, ngứa ngáy. Thuốc có chứa thành phần tacrolimus monohydrate, giúp ức chế miễn dịch, giảm hoạt tính của tế bào lympho T, giảm sản sinh kháng thể IgE. Từ đó giúp cải thiện các tổn thương do các bệnh da liễu mãn tính gây ra.

Tacrolimus Ointment giúp giảm nhanh ngứa ngáy viêm da
Tacrolimus Ointment giúp giảm nhanh ngứa ngáy viêm da
  • Thành phần: Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%.
  • Công dụng: Điều trị mề đay, mẩn ngứa, viêm da, dị ứng từ vừa đến nặng.
  • Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày dùng từ 1-2 lần, không nên dùng thuốc quá 6 tuần.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Tác dụng phụ: Nóng rát, đau nhói, ngứa, đỏ da, viêm nang lông, trứng cá, herpes simplex, tăng nhạy cảm trên da, cơ thể dị ứng sau khi dùng đồ uống chứa cồn.
  • Giá bán: 250.000 đồng/tuýp nồng độ 0,03%, 320.000 đồng/tuýp nồng độ 0,1%.

Nổi mề đay bôi thuốc gì – Betnovate

Betnovate là thuốc bôi da được dùng để điều trị các bệnh lý da liễu như mề đay, dị ứng, chàm, vảy nến,… Betnovate có dược tính mạnh, mang đến hiệu quả điều trị nhanh. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

  • Thành phần: Hoạt chất Betamethasone valates 0.1%.
  • Công dụng: Điều trị và làm giảm các triệu chứng sưng, ngứa, nổi mẩn đỏ, viêm da, mẩn ngứa do các bệnh da liễu gây ra.
  • Cách sử dụng: Thoa thuốc lên vùng da bị mẩn ngứa, dùng từ 1-2 lần/ngày và không dùng thuốc quá 2 tuần.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 12 tuổi, bệnh nhân có mụn trứng cá hoặc bị herpes simplex, thủy đậu.
  • Tác dụng phụ: Ngứa rát sau khi thoa thuốc, kích ứng, nổi mẩn, nứt da, mỏng da, giảm sắc tố, da bị phồng rộp bong tróc, phù mạch…
  • Giá bán: 1.300.000 – 1.450.000 đồng/tuýp 15g.

Clobetasol Propionate Cream

Clobetasol Propionate Cream là thuốc bôi ngoài da được dùng để điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa, chàm, vảy nến, dị ứng… Thành phần của thuốc có khả năng ức chế phản ứng viêm của cơ thể bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp các chất trung gian gây dị ứng.

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Clobetasol Propionate Cream
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Clobetasol Propionate Cream
  • Thành phần thuốc: Hoạt chất Clobetasol Propionate.
  • Công dụng: Giúp giảm viêm, ngứa do các bệnh viêm da vừa và nặng gây ra.
  • Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày dùng 2 lần và nên dùng thuốc dưới 2 tuần.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 1 tuổi, người bị mụn trứng cá, suy gian, suy thận, tiểu đường, hội chứng Cushing, nhiễm trùng da do nấm và vi khuẩn, mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Bỏng rát, đau nhói, ngứa, ban da, khô da, viêm nang lông, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Giá bán: 50.000 đồng/tuýp 15g.

Hydrocortisone Cream 1%

Hydrocortison là một loại corticoid thuộc nhóm glucocorticoid. Nó được tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận, có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng, mề đay, ngứa ngáy, giúp ức chế miễn dịch. Thuốc Hydrocortisone Cream 1% dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 10 tuổi.

  • Thành phần: Hydrocortison acetat 10,0mg, Alcol cetostearylic, Acid stearic, Vaselin, dầu Paraffin, Polyoxyl 20 Cetostearyl Ether, Polysorbat 80, Kali sorbat, Propylen glycol, Dinatri edetat, nước tinh khiết.
  • Công dụng: Chống viêm tại chỗ, giảm kích ứng, ngứa ngáy, dùng cho những trường hợp bị bệnh từ nhẹ đến vừa.
  • Cách sử dụng: Bôi thuốc lên vùng da cần điều trị, mỗi ngày bôi từ 1-2 lần và chỉ dùng trong vòng 7 ngày.
  • Chống chỉ định: Người bị mẫn cảm với thành phần thuốc, trường hợp bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc nấm da.
  • Tác dụng phụ: Teo da, xuất hiện các đường dọc trên da, mụn trứng cá, ban đỏ, rối loạn sắc tố, giãn mao mạch, tăng lông tóc, rối loạn collagen.
  • Giá bán: 85.000 đồng/tuýp 15g.

Kem bôi Hidem Cream

Nổi mề đay bôi thuốc gì có thể tham khảo sử dụng kem bôi Hidem Cream. Thuốc do Hàn Quốc sản xuất với công dụng chính là chống viêm, giảm ngứa do các bệnh da liễu gây ra. Thuốc dùng cho những trường hợp bị mề đay, chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dầu,…

Hidem Cream giúp giảm ngứa ngáy trên da hiệu quả
Hidem Cream giúp giảm ngứa ngáy trên da hiệu quả
  • Thành phần: Gentamicin 1mg, Betamethason dipropinat 0.64 mg, Clotrimazol 10mg, Stearyl alcohol, cetanol, dầu khoáng trắng, paraffin lỏng, isopropyl myristat, octyl dodecyl myristat, glycerin, natri pyrosulfit, natri benzoat, polyethylene glycol 400, sorbitan stearat, polysorbat 20, silicon resin, nước tinh khiết.
  • Công dụng: Thuốc có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống nấm, giúp giảm các triệu chứng viêm da, dị ứng, ngứa ngáy trên da hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. 
  • Chống chỉ định: Người bị dị ứng với thành phần của thuốc, không bôi thuốc lên mắt.
  • Tác dụng phụ: Cảm giác bỏng rát ngứa rát, nổi sần, phù, bội nhiễm, ban đỏ, mụn nước, bong da, nổi mày đay và kích ứng da.
  • Giá bán: 60.000 đồng/tuýp 15g.

Fluocinolone Acetonide Ointment

Fluocinolone Acetonide Ointment là một loại thuốc corticosteroid tổng hợp dùng tại chỗ. Thuốc có hiệu lực cao, được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, vảy nến, liken phẳng, lupus ban đỏ hình đĩa.

  • Thành phần thuốc: Fluocinolone acetonide.
  • Công dụng: Điều trị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, da khô bong tróc, phù nề do viêm da, chàm eczema, vảy nến, lupus ban đỏ, liken phẳng…
  • Cách sử dụng: Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày dùng từ 2-4 lần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thành phần thuốc, người đang bị trứng cá đỏ, hăm bẹn, thủy đậu, Herpes,…
  • Tác dụng phụ: Teo da, nhiễm trùng thứ cấp, viêm da màng não, viêm da tiếp xúc dị ứng, giảm sắc tố, phát ban, rôm sảy, triệu chứng Striae.
  • Giá bán: 15.000 đồng/tuýp 15g.

Fucicort Cream

Fucicort Cream là thuốc bôi da nằm trong danh mục thuốc kê đơn do thương hiệu Leo Pharma sản xuất. Thuốc có tác dụng điều trị viêm da, mẩn ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm, bội nhiễm nghiêm trọng.

Nổi mề đay bôi thuốc gì nên tham khảo Fucicort Cream
Nổi mề đay bôi thuốc gì nên tham khảo Fucicort Cream
  • Thành phần: Acid Fusidic 20mg, Betamethasone 1mg, Macrogol cetostearyl ether, Cetostearyl alcol, Natri hydroxid, Chlorocresol, Natri dihydrogen phosphate, Paraffin lỏng, Nước tinh khiết.
  • Công dụng: Giúp điều trị viêm da mẩn ngứa do nhiễm khuẩn hoặc có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Cách dùng: Người bệnh bôi thuốc 2 lần/ngày. Một liệu trình dùng không quá 2 tuần.
  • Chống chỉ định: Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân bị nhiễm trùng da khởi phát do vi khuẩn, nấm, virus, giang mai, lao da, trứng cá đỏ…
  • Tác dụng phụ: Kích ứng da thoáng qua, cảm giác nhức nhối, nóng đỏ da, bệnh ngứa, phát ban, tao da, giãn mao mạch.
  • Giá bán: 105.000 đồng/tuýp 15g.

Lưu ý khi sử dụng các thuốc bôi trị mề đay

Việc sử dụng thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa mang lại rất nhiều lợi ích như: Tiện lợi, dễ sử dụng, giảm nhanh triệu chứng, chi phí hợp lý, ít tác dụng phụ hơn thuốc uống,… Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần dùng thuốc do bác sĩ kê đơn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không được tùy tiện mua thuốc về bôi, nhất là các loại thuốc chứa corticoid.
  • Tham khảo kỹ bảng thành phần của thuốc và đảm bảo không bị dị ứng với bất cứ thành phần hay tá dược nào.
  • Bôi thuốc đúng cách, chú ý đến liều lượng và tần suất sử dụng, tránh lạm dụng hoặc bôi thuốc quá dày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đối với các loại thuốc bôi cũng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần. Sử dụng kéo dài có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tiểu đường, đục thuỷ tinh thể, loãng xương, tăng huyết áp, mỏng da, nổi mụn,…
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, trẻ sơ sinh,… trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc bôi da nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu trong quá trình sử dụng, người bệnh nhận thấy có các dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, chảy mủ, vết thương ngày càng nặng thêm… thì nên dừng lại và báo với bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm nếu làn da có hiện tượng khô ráp, bong tróc vào mùa đông.
  • Kết hợp thêm với các loại thuốc uống trong trường hợp bị mề đay ở mức độ nặng.
  • Các loại thuốc bôi da chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không thể chữa trị bệnh tận gốc. Vì vậy bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có được các biện pháp điều trị phù hợp.
  • Kết hợp thêm với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nổi mề đay bôi thuốc gì. Các loại thuốc chữa mề đay đều có dược tính mạnh và tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Vì vậy bạn cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc uống và các loại thuốc bôi da. 

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

Nổi Mề Đay Ăn Gà Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh

Nổi Mề Đay Quanh Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Quanh Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Quanh Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua