Tê Đầu Ngón Chân Cái Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

5/5 - (2 bình chọn)

Tê nhức đầu ngón chân cái là một vấn đề phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm các hiện tượng sinh lý hoặc cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu tê đầu ngón chân cái là bệnh gì và cách khắc phục như thế nào?

Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng gì?

Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng đầu ngón chân cái bị tê rần hoặc ngứa ran, một số trường hợp có thể bị châm chích và mất dần cảm giác. Các biểu hiện này xuất hiện thỉnh thoảng hoặc có khi xảy ra liên tục với tần suất cao. Đây là một hiện tượng phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải, không phân biệt giới tính, độ tuổi. 

Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng đầu ngón chân cái bị tê rần hoặc ngứa ran
Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng đầu ngón chân bị tê rần hoặc ngứa ran

Trong sinh hoạt hằng ngày, tình trạng tê đầu ngón chân được coi là hiện tượng bình thường nếu nguyên nhân gây bệnh là do bạn lười vận động, ngồi sai tư thế hoặc đứng quá lâu… Lúc này bạn chỉ cần thư giãn gân cốt, vận động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn thì hiện tượng này sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đầu ngón chân bị tê xuất hiện cùng với một số các triệu chứng khác hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thì có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc các bệnh lý thần kinh, xương khớp. Tình trạng này có thể làm suy giảm sức khỏe và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân bị tê đầu ngón chân cái

Để đưa ra được phương pháp điều trị chính xác, hiệu quả, bạn cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh là gì. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cho đầu ngón chân cái bị tê:

Nằm/ngồi sai tư thế

Hiện tượng tê đầu ngón chân cái có thể là do bạn đã ngồi hoặc nằm sai tư thế, khiến cho máu kém lưu thông và gây ra tình trạng tê bì hoặc sưng đau. Nếu triệu chứng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và sau đó lại trở lại bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Bạn chỉ cần thay đổi lại tư thế ngồi hoặc nằm của mình để giúp lưu lượng máu được tuần hoàn tốt hơn.

Tác động từ bên ngoài

Tê đầu ngón chân cũng có thể là do bạn đi giày quá chật hoặc thường xuyên phải sử dụng giày cao gót. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần massage chân nhẹ nhàng và ngâm chân với nước nóng để giúp bàn chân được thư giãn. Sau vài giờ tình trạng tê nhức ngón chân sẽ được cải thiện.

Do béo phì

Thừa cân, béo phì gây áp lực cho hệ xương khớp, khiến cho bàn chân phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Vì vậy những người béo phì thường dễ gặp phải tình trạng tê chân, đau chân, mất cảm giác ở bàn chân….

Bệnh viêm khớp

Người bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thường gặp phải tình trạng tê chân, cứng khớp, biến dạng khớp. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần được điều trị từ sớm để tránh gây thoái hóa khớp, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh gout

Lạm dụng bia rượu và ăn uống thừa chất đạm sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Khi axit uric tích tụ đủ nhiều sẽ tạo thành các tinh thể sắc nhọn, đâm vào khớp xương. Từ đó khiến đầu ngón chân cái bị đau, tê nhức và sưng tấy.

Bệnh gout là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng đầu ngón chân cái bị tê rần hoặc ngứa ran 

Bệnh động mạch ngoại biên

Tê đầu ngón chân cái lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên. Nguyên nhân là bởi các động mạch bị co hẹp lại khiến cho khí huyết kém lưu thông đến các chi. Người bệnh khi mắc phải căn bệnh này còn xuất hiện thêm một vài dấu hiệu đi kèm khác như: Đau ngón chân, màu sắc chân thay đổi, xuất hiện các vết lở loét, chân yếu dần, rụng lông chân….

Bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu là nguyên nhân phổ biến khiến cho đầu ngón chân cái bị tê mất cảm giác. Nếu bạn bị thiếu máu lành tính thì chỉ cần cải thiện bằng cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Còn nếu bị thiếu máu ác tính thì sẽ nghiêm trọng hơn vì nó có liên quan đến tủy sống. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này ngoài việc bị tê nhức đầu ngón chân cái thì còn gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, tức ngực, khó thở, cơ thể suy nhược.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hay còn gọi là bệnh đau thần kinh hông to. Người bệnh khi mắc phải căn bệnh này sẽ có cảm giác đau dọc ở cột sống thắt lưng, sau đó lan tới đùi, cẳng chân, mắt cá chân và các ngón chân. Do đó, dấu hiệu tê đầu ngón chân cái cũng có thể cảnh báo người bệnh đang bị đau thần kinh tọa, cần được xử lý và điều trị kịp thời.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch khớp có vai trò như một tấm đệm nằm bao quanh các khớp xương. Chúng có tác dụng giúp các khớp xương hoạt động trơn chu. Khi bao hoạt dịch ở khớp bàn chân bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng sưng tấy, nóng đỏ và tê các đầu ngón chân. 

Một số bệnh lý mãn tính khác

Triệu chứng tê đầu ngón chân cái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính như: Tiểu đường, đa xơ cứng, hội chứng Raynaud, hội chứng Sjogren, phình động mạch não, u não, u dây thần kinh Morton, chấn thương thần kinh ngoại biên, bệnh zona thần kinh, bệnh phong, giang mai, bệnh lao, tổn thương dây thần kinh do nhiễm độc chì, rối loạn điện giải,…

Bệnh có nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp bị tê đầu ngón chân cái đều khá lành tính. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn thuộc 1 trong số các trường hợp sau:

  • Bệnh tê đầu ngón chân cái xuất hiện nhiều lần, xảy ra đột ngột hoặc lặp lại liên tục trong thời gian dài với tần suất và mức độ nặng hơn. 
  • Tê đầu ngón chân cái xảy ra ngay sau khi bị chấn thương não, chấn thương cổ vai gáy, chấn thương tứ chi, chấn thương lưng….
  • Người bệnh thường xuyên bị tê nhức đầu ngón chân cái mà không rõ nguyên nhân.
  • Triệu chứng đầu ngón chân bị tê mất cảm giác đi kèm với những vấn đề khác như rối loạn tri giác (mất ý thức), rối loạn thị giác (mắt nhìn mờ).
  • Bị đau cổ, đau ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Tê đầu ngón chân cái và bàn chân, cảm giác dữ dội hơn khi đi bộ.
  • Phát ban trên da.
  • Chóng mặt, co thắt cơ.
  • Tê chân, châm chích, yếu chân, đi lại khó khăn, không thể di chuyển.
  • Mất kiểm soát hoạt động của chân, tay, mất kiểm soát ruột, bàng quang.
Người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường
Người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường

Chẩn đoán tê đầu ngón chân

Bên cạnh việc khai thác thông tin về triệu chứng và bệnh sử của người bệnh, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm sau:

  • Chụp cắt lớp CT Scan: Sử dụng tia X để chụp các mô xương, khớp  theo hình lát ngang. Hình ảnh CT Scan hiển thị rõ nét và chi tiết cả những mô mềm và mạch máu, giúp các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng xương khớp.
  • Chụp MRI: Sử dụng từ trường và sóng radio thu lại hình ảnh bên trong xương khớp một cách sắc nét. Đây là phương pháp chẩn đoán an toàn, không sử dụng tia xạ.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Thông qua hình ảnh X-quang, bác sĩ sẽ thấy được rõ những tổn thương bên trong và biết được nguyên nhân gây tê đầu ngón chân là gì.

Cách khắc phục tê đầu ngón chân cái

Để cải thiện tình trạng đầu ngón chân bị tê, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số biện pháp điều trị như sau:

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị tê đầu ngón chân bao gồm: 

  • Thuốc chống viêm không NSAID: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, được sử dụng cho bệnh nhân gặp các vấn đề về xương khớp, bao gồm các tê ngón chân.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng làm giảm căng thẳng, giúp thư giãn thần kinh, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng tê bì chân tay.
  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc tiêm, được dùng để điều trị chứng tê đầu ngón chân cái ở mức nghiêm trọng.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc này được dùng để làm giảm cảm giác tê đầu ngón chân tạm thời. Tuy nhiên thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vitamin: Các loại vitamin B1, B6, B12 đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng nhóm cơ và hệ thần kinh. Vì vậy việc bổ sung vitamin sẽ giúp giảm tổn thương hệ xương, giảm tê mỏi chân tay.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng tê đầu ngón chân cái của bạn chỉ diễn ra trong vòng một vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Người bệnh có thể tự cải thiện bệnh tại nhà thông qua một số mẹo đơn giản sau: 

Ngâm chân với nước nóng

Ngâm chân với nước nóng 10 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng tê ngón chân một cách hữu hiệu. Bạn có thể pha thêm một chút muối, gừng hoặc các loại thảo mộc khác để tăng hiệu quả điều trị. Việc ngâm chân sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng stress và giúp ngủ ngon hơn. Phương pháp này rất hữu ích đối với người thường xuyên bị tê bì chân tay, nhất là vào mùa lạnh.

Ngâm chân với nước nóng giúp tăng cường lưu thông máu
Ngâm chân với nước nóng giúp tăng cường lưu thông máu

Luyện tập thể dục đều đặn 

Khi bị tê ngón chân cái, người bệnh cần thay đổi lại tư thế ngồi, nằm của mình, giúp cơ thể thoải mái, tạo điều kiện cho tuần hoàn máu được lưu thông. Đồng thời người bệnh cũng cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, vận động tại chỗ,… Mỗi lần tập khoảng 30 phút sẽ giúp sức khỏe được cải thiện, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn bị thừa cân, béo phì thì cần có kế hoạch giảm cân hiệu quả để hạn chế áp lực lên bàn chân và các ngón chân. Người bệnh hãy xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý và loại bỏ tình trạng tê chân tay.

Bổ sung dinh dưỡng

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12, vitamin D, canxi, magie, photpho, kali,… là nguyên nhân khiến bạn bị tê đầu ngón chân cái. Vì vậy bạn cần bổ sung chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp như: Sữa, sữa chua, trứng, rau xanh lá, cá béo, trứng, trái cây có múi, cà chua, ngũ cốc, mộc nhĩ, trà xanh, nấm, quả mọng…

Trên đây là một số thông tin về tình trạng tê đầu ngón chân cái mà người bệnh cần nắm rõ. Mặc dù đây không phải là một vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần đi thăm khám để tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Thế Nào Là Ngứa Đầu Ngón Chân? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua