Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

5/5 - (3 bình chọn)

Da khô ngứa toàn thân là một triệu chứng vô cùng khó chịu khiến người bệnh cảm thấy hoang mang. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát, bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết dưới đây của Dominhtuan.com

Da khô ngứa toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?

Làn da khi ở trạng thái khỏe mạnh sẽ có một lớp dầu tự nhiên để giúp cho da luôn ẩm mịn, đàn hồi, mềm mại. Da khô ngứa toàn thân là tình trạng làn da bị mất đi độ ẩm, trở nên khô ráp và ngứa ngáy. Đây có thể là dấu hiệu của những căn bệnh da liễu như sau: 

Viêm da cơ địa

Da khô ngứa là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm da cơ địa. Khi mắc bệnh, da của người bệnh sẽ có dấu hiệu bị ngứa ngáy, bong tróc, tấy đỏ. Bệnh sẽ diễn biến theo từng đợt và gây ngứa ngáy nhiều vào ban đêm. Việc gãi ngứa quá nhiều sẽ khiến da dễ bị nhiễm trùng, bội nhiễm và tiết mủ.

Viêm da tiếp xúc

Những người bị viêm da tiếp xúc thường có các dấu hiệu như da khô, ngứa, đau rát khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng, dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như thời tiết, phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm.

Viêm da dị ứng

Hiện tượng da khô ngứa toàn thân, thậm chí là sưng tấy, nứt nẻ là những dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng. Bệnh thường xuất hiện thành từng đợt và dễ tái phát khi gặp phải các tác nhân gây bệnh.

Xem thêm: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa: Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Nào?

Da khô ngứa toàn thân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng
Da khô ngứa toàn thân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng

Bệnh vảy nến

Người bị bệnh vảy nến thường có các dấu hiệu như da khô ngứa, bong tróc. Bệnh vảy nến không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Vì vậy người bệnh cần quan sát triệu chứng và điều trị càng sớm càng tốt.

Nấm da

Nấm da là căn bệnh xuất hiện do vi nấm gây ra. Bệnh có triệu chứng là khô da, mẩn ngứa, nổi mụn nước,… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến dây thần kinh và thị lực.

Các bệnh xã hội

Những bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS cũng có biểu hiện đầu tiên là khô ngứa da. Ngoài ra bạn cũng có thể bị ngứa da do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị kháng virus hoặc vi khuẩn. 

Bị tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng tới việc vận chuyển dinh dưỡng. Điều này khiến da bị khô, ngứa ngáy và khó chịu.

Bị các bệnh gan thận

Ở những bệnh nhân có chức năng gan, thận bị suy giảm sẽ dễ gặp phải tình trạng da bị khô ngứa, nổi mẩn toàn thân. Nguyên nhân là do 2 bộ phận này có vai trò đào thải chất độc. Nếu gan thận bị tổn thương, chất độc sẽ không thể đào thải qua phân và nước tiểu. Nó sẽ tích tụ trên da và gây ngứa ngáy, nổi mẩn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô ngứa toàn thân

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Yếu tố bên ngoài

Một số tác nhân từ bên ngoài sẽ tấn công vào da và khiến cho hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị ảnh hưởng. Từ đó khiến da bị suy yếu, mất dần độ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.  

  • Yếu tố từ môi trường: Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết quá hanh khô sẽ khiến cho làn da dễ bị khô ráp, ngứa ngáy. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là yếu tố khiến da nhanh bị lão hóa. Nếu bạn không được che chắn cẩn thận các tia UV sẽ tác động vào da gây ra các vấn đề về da liễu.
  • Quá trình chăm sóc da: Tắm quá lâu hoặc tắm với nước nóng sẽ khiến cho lớp bảo vệ da bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó việc chăm sóc da không đúng cách hoặc sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc da có thành phần hóa học cũng sẽ khiến da bị khô hơn.
  • Tác dụng phụ từ thuốc: Một số loại thuốc điều trị mụn ở dạng bôi có tác dụng phụ là làm khô da. Vì vậy bạn có thể thấy làn da dễ bị khô ráp và bong tróc tại vị trí bôi thuốc.

Bài đọc thêm: Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Da khô ngứa do chăm sóc da không đúng cách
Da khô ngứa do chăm sóc da không đúng cách

Yếu tố từ bên trong

Ngoài những yếu tố từ bên ngoài, dưới đây là những yếu tố bên trong khiến cho tình trạng da dễ bị khô và ngứa toàn thân.

  • Do di truyền: Các vấn đề da liễu bạn gặp phải như nổi mề đay, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, vảy nến… có thể là do yếu tố về di truyền gây nên. 
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Vì vậy thai phụ thường dễ mắc phải các vấn đề da liễu như ngứa ngáy, khô da, mẩn đỏ, dị ứng….
  • Do tuổi tác: Nội tiết tố trong cơ thể con người có ảnh hưởng đến độ ẩm và nồng độ lipid trong da. Khi tuổi tác càng cao, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Vì vậy những người càng lớn tuổi thì làn da càng dễ bị khô ngứa và bong tróc, nhăn nheo.
  • Không có đủ dinh dưỡng: Làn da nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cho da nhanh lão hóa, dễ bị khô ráp và ngứa ngáy. Vì vậy bạn cần bổ sung thêm nhiều vitamin, axit béo omega-3 và nước để giúp làn da được khỏe mạnh.
  • Nhiễm giun sán: Nhiễm giun sán thường do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, ăn các đồ sống, tái, chưa chế biến kỹ hoặc do không tẩy giun định kỳ,…. Điều này sẽ khiến lượng giun sán trong cơ thể ngày càng nhiều. Chất thải của giun sẽ đi vào máu, tác động tới hệ miễn dịch và gây ra tình trạng mẩn ngứa toàn thân.
  • Căng thẳng stress: Các vấn đề về tâm lý như phiền muộn, lo âu, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần…. có thể khiến bạn cảm thấy da bị ngứa ngáy.

Điều trị da khô ngứa toàn thân

Có rất nhiều phương pháp giúp bạn điều trị tình trạng da khô ngứa toàn thân. Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số phương pháp chữa trị sau:

Tự chăm sóc tại nhà

Trường hợp bạn bị ngứa và khô da ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày thì có thể tham khảo một số cách làm sau:

  • Dưỡng ẩm cho da: Thời tiết hanh khô khiến da bị khô ráp, nứt nẻ và dễ bị ngứa ngáy. Lúc này bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ tự nhiên để cấp ẩm và chống khô da. Mỗi ngày nên sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối để giảm ngứa ngáy.
  • Chườm lạnh: Vào mùa hè, nếu bạn bị mẩn ngứa do dị ứng thì có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Hãy bọc một vài viên đá lạnh vào chiếc khăn mỏng sau đó chườm lên da 10 phút cho đến khi cơn ngứa giảm hẳn.
  • Uống nhiều nước: Da bị khô ngứa cần được uống nhiều nước để cấp ẩm và tăng khả năng thải độc cho cơ thể. Vì vậy bạn nên uống từ 2-3 lít nước/ngày, có thể kết hợp với nước trái cây, sinh tố, detox, tránh dùng các loại nước ngọt, cà phê, trà sữa, rượu bia,…  
  • Không gãi ngứa: Da khô ngứa ngáy có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên việc cào gãi liên tục sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Áp dụng mẹo dân gian

Các nguyên liệu dân gian có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Hơn nữa chúng còn rất an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo sử dụng các phương pháp sau:

Mật ong và húng quế: Mật ong và húng quế khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra công thức chữa ngứa da, dị ứng, mẩn đỏ, viêm da, vảy nến…. Ngoài ra, cả hai nguyên liệu này còn có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, giúp da khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng khô ngứa da tái phát.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng quế và mật ong vừa đủ.
  • Lá húng quế rửa sạch đem xay nhuyễn.
  • Trộn lá húng quế với mật ong để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Tắm sạch sẽ và bôi hỗn hợp mật ong, húng quế lên vùng da bị khô ngứa.
  • Sau 15 phút thì tắm lại cho thật sạch.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi làn da được cải thiện.

Trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ. Tắm bằng nước lá trà xanh không chỉ giúp làm sạch da mà còn dưỡng da khỏe mạnh, chống khô da, giúp da không bị nhăn nheo, lão hóa.

Tìm hiểu thêm: Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

Tắm lá trà xanh cải thiện tình trạng da khô ngứa
Tắm lá trà xanh cải thiện tình trạng da khô ngứa

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 100g lá trà xanh tươi, rửa sạch, vò nát.
  • Nấu cùng với 2 lít nước lọc.
  • Khi nước trong nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 5 phút nữa.
  • Dùng nước trà xanh pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần sẽ giúp làn da luôn khỏe mạnh.

Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống ngứa. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm và chống khô da đáng kể. Sử dụng dầu dừa thường xuyên còn giúp cung cấp thêm các dưỡng chất giúp da thêm khỏe mạnh, mịn màng. 

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh da sạch sẽ.
  • Bôi dầu dừa lên vùng da trên cơ thể bị ngứa ngáy, khô ráp.
  • Sau khoảng 15-20 phút bạn tắm hãy lại với nước ấm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để giúp cải thiện tình trạng khô ngứa da.

Lá khế: Chữa da khô ngứa toàn thân bằng lá khế là phương pháp được nhiều người áp dụng. Lá khế có chứa các hoạt chất như photpho, kẽm, vitamin, magie, sắt, chất chống oxy hóa,… Những thành phần này có tác dụng cải thiện tình trạng mụn nhọt, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Nấu lá khế với 2 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi lá khế chuyển màu vàng.
  • Đổ nước lá khế ra thau lớn và pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Phần bã lá khế dùng để chà sát nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để làn da được mềm mại, không bị khô ngứa.

Dùng thuốc Tây y

Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc Tây y để cải thiện tình trạng da bị khô ngứa toàn thân. Một số loại thuốc tân dược được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Hydrocortisone Cream 1%: Loại thuốc bôi da này được chỉ định dùng cho những người bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, nổi mề đay, chàm da,… 
  • Phenergan: Thuốc Phenergan có chứa thành phần kháng sinh histamin, được dùng cho những người bị viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, dị ứng da, nổi mề đay.
  • Eucerin: Thuốc bôi da Eucerin có tác dụng chống khô da, làm mềm mô da, giảm ngứa ngáy do chàm, viêm da dị ứng.
  • Ketoconazole: Thuốc bôi da Ketoconazole chuyên dùng để điều trị nấm và ký sinh trùng trên da, thường được dùng cho những bệnh nhân bị hắc lào, lang ben, nấm kẽ chân, kẽ tay, nước ăn chân, nhiễm trùng da nhẹ,…
  • Clotrimazole: Thuốc được dùng để điều trị nấm, lác đồng tiền, lang ben, ngứa ngáy. Clotrimazole được bào chế dưới dạng bôi hoặc bột rắc ngoài da.
  • Thuốc uống: Trường hợp người bệnh bị khô ngứa toàn thân ở mức độ nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm và thuốc kháng histamin như: Diphenhydramin, cimetidin, loratadin, hydroxyzin,… 

Da khô ngứa toàn thân khi nào nên gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng da bị khô ngứa toàn thân không quá nghiêm trọng và bạn hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên nó sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu như bạn nhận thấy có những biểu hiện sau:

  • Cơn ngứa kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm.
  • Tình trạng khô ngứa da không phải do các yếu tố như thời tiết, thực phẩm, bệnh da liễu.
  • Đã điều trị bằng nhiều phương pháp tại nhà nhưng không hiệu quả.
  • Da có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng, ngứa rát, nhiễm trùng.
  • Toàn thân mệt mỏi, sốt cao.
  • Cơn ngứa toàn thân trở nên nghiêm trọng, càng gãi càng thấy ngứa.

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và kiểm tra. Việc chần chừ trong điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi không thể kiểm soát được những cơn ngứa ngáy
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi không thể kiểm soát được những cơn ngứa ngáy

Phòng ngừa tình trạng da khô ngứa toàn thân

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng da khô ngứa ngáy toàn thân, người bệnh cần chú ý thực hiện những vấn đề sau:

Thay đổi lại thói quen tắm rửa 

Nên tắm với nước ấm, không tắm với nước quá nóng sẽ gây khô da. Thời gian tắm lý tưởng là 10 phút, không nên tắm quá lâu. Bạn nên sử dụng các loại sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm từ thiên nhiên giúp tránh tình trạng kích ứng, khô da. Đồng thời không nên chà sát quá mạnh khi tắm rửa sẽ làm bong tróc lớp màng bảo vệ da ở bên ngoài.

Chăm sóc da đúng cách

Sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng có tính kiềm trong thời gian dài sẽ khiến da bị khô. Vì vậy bạn nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với cơ địa của mình. Đồng thời nên dùng thêm kem dưỡng ẩm đều đặn 2 lần/ngày để giúp cung cấp độ ẩm cho làn da. 

Cung cấp đủ nước

Việc uống quá ít nước sẽ khiến da bị sạm, khô nẻ và bong tróc. Để tránh cho da không bị khô ráp và bong tróc, bạn nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ có tác dụng giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp cấp ẩm và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. 

Ăn uống khoa học

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả, cá biển, các loại hạt, các loại đậu,… Hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, các loại đồ uống có cồn hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò,…

Tránh ánh nắng mặt trời 

Ánh nắng mặt trời có các tia UV gây hại cho da. Vì vậy bạn nên bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng và mặc quần áo dài trước khi ra ngoài.

Tập thể dục hàng ngày

Việc tập luyện thể thao mỗi ngày sẽ có tác dụng tăng cường lưu thông máu, tăng tiết mồ hôi giúp thải độc cho da. Vì vậy mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để tập thể dục, giúp da thêm khỏe mạnh.

Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dễ gây kích ứng

Các hóa chất, lông thú nuôi, phấn hoa, mỹ phẩm, nước hoa, bụi bẩn…. là những yếu tố khiến da bạn dễ bị khô ngứa toàn thân. Vì vậy nên chú ý vệ sinh nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này.

Trên đây là những thông tin về tình trạng da khô ngứa toàn thân. Mong rằng thông qua bài viết bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để biết cách xử lý khi gặp tình trạng tương tự. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Không nên bỏ lỡ:

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thế Nào Là Ngứa Đầu Ngón Chân? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Gai Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Gai Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Gai Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua