Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (3 bình chọn)

Vùng da quanh miệng bị ngứa là tình trạng da liễu thường thấy, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa quanh miệng là gì? Điều trị và phòng ngừa tình trạng da liễu này như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây.

Bị ngứa quanh miệng là hiện tượng gì?

Bị ngứa quanh miệng là một dạng kích ứng nhẹ của da. Triệu chứng phổ biến của hiện tượng này đó là vùng da trở nên khô, châm chích, ngứa râm ran. Một số trường hợp, người bệnh còn có hiện tượng sưng đỏ, nổi mụn nước và mưng mủ…

Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên chúng lại rất dễ tái phát trở lại. Các đợt bùng phát bệnh có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Vì vậy để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra ngay.

Nguyên nhân gây ngứa rát quanh miệng

Một số nguyên nhân gây mẩn ngứa quanh miệng bao gồm:

Viêm da quanh miệng

Đây là một trong những dạng viêm da cơ địa phổ biến với hiện tượng phát ban và nổi mẩn đỏ vùng da xung quanh miệng. Trong trường hợp nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến những khu vực lân cận như mũi, cằm. Lúc này quanh miệng của người bệnh sẽ có hiện tượng nổi hạt, chứa dịch bên trong, gây ngứa nhẹ và nóng rát.

Xem thêm: Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Bị ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da
Bị ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da

Dị ứng

Các loại dị ứng như dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng phấn hoa khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có vị lạ ở trong miệng. Mặc dù tình trạng này chỉ kéo dài trong vài giờ nhưng đôi khi nó cũng đi kèm với các phản ứng nghiêm trọng như: Khó thở, nôn mửa, da tím tái, tim đập nhanh, ngất xỉu, sưng đường thở, phát ban, họng căng cứng,… Vì vậy người bệnh không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị.

Zona thần kinh

Varicella là virus gây ra bệnh thủy đậu. Ngay cả khi bệnh đã được chữa khỏi nhưng chủng virus Varicella vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể dù không hoạt động. Khi sức đề kháng suy yếu, virus này sẽ được kích hoạt trở lại và gây bệnh Zona. Triệu chứng của Zona thần kinh bao gồm: Ngứa quanh miệng, môi xuất hiện mụn nước, buồn nôn, cơ thể đau nhức, mệt mỏi và khó chịu.

Chàm quanh miệng

Chàm quanh miệng hay còn được gọi là bệnh chàm môi, thuộc chứng bệnh viêm da dị ứng. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe và cũng không có tính lây nhiễm nhưng lại rất mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin. Các biểu hiện của chàm môi bao gồm: Xuất hiện nốt ban, tấy đỏ, ngứa da, vùng da xung quanh miệng bị nứt nẻ, đóng vảy khô cứng, lở loét…

Bệnh Herpes

Herpes là một dạng viêm da virus gây ra bởi chủng virus Herpes Simplex (HSV). Người mắc bệnh sẽ có biểu hiện như vùng da xung quanh miệng khô ngứa, đỏ ửng và xuất hiện các nốt phồng rộp… Nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt mụn sẽ bị vỡ và gây nên tình trạng viêm nhiễm, lở loét.

Tìm hiểu thêm: Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Bệnh Herpes cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa rát quanh miệng
Bệnh Herpes cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa rát quanh miệng

Thiếu dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với làn da và hệ miễn dịch của con người. Cụ thể, đối với những người bị thiếu hụt vitamin B12, thiamin và folate sẽ rất dễ bị khô da, đỏ rát, ngứa quanh miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa quanh miệng. Khi đó các vi khuẩn gia tăng trong cả khoang miệng và vùng da xung quanh miệng, gây ra hiện tượng kích ứng và ngứa ngáy.

Ảnh hưởng của thuốc Tây 

Thành phần của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh cao huyết áp,… có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mẩn đỏ và ngứa quanh miệng.

Biểu hiện của ngứa quanh miệng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng kèm theo như sau:

  • Nóng rát và ngứa tại vùng da xung quanh miệng hoặc cả trong khoang miệng.
  • Cổ họng, môi, lưỡi bị sưng nhẹ.
  • Ống tai bị ngứa râm ran, có thể ở một hoặc cả hai bên.

Ngứa xung quanh miệng khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường, khi bị ngứa quanh miệng người bệnh hoàn toàn có thể tự cải thiện tại nhà. Nếu được điều trị tích cực thì chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày là triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này do bệnh lý gây ra thì cần phải được điều trị tích cực. Vì vậy khi thấy xuất hiện một trong các biểu hiện dưới đây, người bệnh không nên chủ quan mà phải đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng ngứa xung quanh miệng kéo dài quá một tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, mặc dù đã áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà.
  • Ngứa dữ dội kèm theo nổi mụn nước, mụn mủ, có chảy dịch.
  • Người bệnh bỏ bữa, mất ngủ, nói chuyện cảm thấy đau miệng, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, sưng, đỏ tấy, lở loét.

Bài đọc thêm: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Người bệnh nên đi khám nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe
Người bệnh nên đi khám nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe

Cách khắc phục tình trạng bị ngứa xung quanh miệng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơ địa của từng người cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể tham khảo:

Áp dụng mẹo dân gian ngày tại nhà

Trong trường hợp bị ngứa quanh miệng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một trong các phương pháp dân gian dưới đây. Những cách này vừa đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Dầu dừa

Trong thành phần của dầu dừa có chứa rất nhiều vitamin, axit béo và dưỡng chất thiết yếu. Các hoạt chất này có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, cấp ẩm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trên da. Hơn nữa dầu dừa cũng rất an toàn, lành tính và dễ dàng tìm mua tại nhiều cửa hàng trên toàn quốc.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da quanh miệng sạch sẽ bằng nước ấm và thấm khô.
  • Thoa một lớp dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút.
  • Rửa lại bằng nước ấm một lần nữa rồi lau lại bằng khăn bông mềm.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Quả bơ

Bơ là một loại quả giàu dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Không những vậy, trong thành phần của bơ còn chứa nhiều loại vitamin A, E, axit hữu cơ và Omega 3 có tác dụng trị ngứa và dưỡng ẩm da rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nạo phần thịt của quả bơ đem xay nhuyễn.
  • Làm sạch vùng da xung quanh miệng, lau khô rồi đắp bơ lên.
  • Để như vậy trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần để cảm nhận được sự thay đổi của làn da.

Nha đam

Trong thành phần của nha đam rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E, beta-caroten, axit folic, canxi, magie… Ngoài khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, nha đam còn giúp cấp ẩm, làm dịu da, phục hồi làn da bị tổn thương đồng thời giúp giảm ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nhánh lá nha đam, rửa sạch, bóc bỏ, chỉ lấy phần thịt bên trong.
  • Có thể xay nhuyễn phần thịt ra để tiện sử dụng.
  • Làm sạch vùng da bị ngứa và đắp nha đam lên.
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút cho nha đam khô lại rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa quanh miệng được cải thiện đáng kể.

Không nên bỏ lỡ: Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị ngứa quanh miệng nên dùng gel nha đam để cải thiện bệnh
Bị ngứa quanh miệng nên dùng gel nha đam để cải thiện bệnh

Dùng thuốc Tây y điều trị ngứa quanh miệng

Trong trường hợp ngứa quanh miệng do bệnh lý gây nên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và kê thuốc. Một số loại thuốc được chỉ định theo từng loại bệnh bao gồm:

Bệnh viêm da quanh miệng

Kháng sinh Tetracycline và Erythromycin là hai loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị mẩn ngứa quanh miệng. Đặc biệt, những người bị viêm da không được dùng các sản phẩm chứa corticoid trong thời gian điều trị. Bởi hoạt chất này có thể gây ức chế miễn dịch, khiến tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh Zona thần kinh

Đối với bệnh nhân bị Zona thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc mỡ bôi da có chứa hoạt chất kháng virus như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir. Còn trong trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ kết hợp dùng thêm thuốc uống kháng Histamin, kháng virus và thuốc giảm đau, hạ sốt.

Bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi sẽ dùng thuốc bôi ngoài chứa Corticoid hoặc thuốc ức chế Calcineurin (Tacrolimus). Đối với trường hợp bị bệnh nặng, bác sĩ có thể kết hợp thêm với một số loại thuốc uống như: Thuốc kháng histamin H1 hoặc thuốc ức chế miễn dịch…

Lưu ý: Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc cũng như tăng giảm liều lượng để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra sốc phản vệ đe dọa cả tính mạng.

Người bệnh cần dùng thuốc Tây y đúng cách để tránh tác dụng phụ
Người bệnh cần dùng thuốc Tây y đúng cách để tránh tác dụng phụ

Những lưu ý khi bị ngứa xung quanh miệng

Nếu muốn tình trạng bệnh của mình được cải thiện nhanh và không tái phát nhiều lần, thì ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Luôn giữ vùng da xung quanh miệng luôn thật sạch sẽ. Tuyệt đối không đưa tay lên gãi sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm, tránh da bị khô. Có thể thay thế bằng nước ép trái cây vừa giúp đẹp da, vừa tăng cường đề kháng.
  • Cân bằng các loại dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày, tránh thiếu hụt dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt và khoang miệng dịu nhẹ. Không nên dùng mỹ phẩm trong thời gian điều trị mẩn ngứa quanh miệng.
  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng cũng là cách nâng cao sức đề kháng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại.
  • Nếu thấy xuất hiện triệu chứng bất thường nên đến cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng bị ngứa quanh miệng, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị. Hy vọng với nội dung bài viết trên bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc và bảo vệ cho sức khỏe của bản thân được tốt hơn.

Bài viết hấp dẫn:

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Thế Nào Là Ngứa Đầu Ngón Chân? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua