Viêm Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

5/5 - (21 bình chọn)

Viêm khớp hay viêm đau khớp luôn là căn bệnh được xếp vào hàng “quốc dân”, vì số lượng người bệnh ngày càng nhiều, nguy hiểm hơn khi đối tượng mắc bệnh không chỉ người lớn tuổi, người trung niên mà còn cả những thanh niên trong độ tuổi 20-30. Thân là lương y chữa bệnh xương khớp, điều này khiến tôi trăn trở rất nhiều. Vậy nên, tôi mạn phép biên soạn nên bài viết này, hi vọng giúp được bà con hiểu thêm về viêm khớp, sớm nhận biết bệnh và điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm khớp là gì?

Bà con có thể hiểu một cách đơn giản viêm khớp là một khái niệm dùng chung cho tất cả những rối loạn liên quan, làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của các khớp trong hệ xương cơ thể chúng ta. Đây là bệnh lý phổ biến khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. 

Thông thường, căn cứ vào mức độ bệnh, chúng tôi chia bệnh thành 2 loại là viêm khớp cấp tính và viêm khớp mãn tính. Thể bệnh cấp tính là giai đoạn đầu, đây là giai đoạn khó phát hiện bởi những cơn đau chỉ thỉnh thoảng đến.  Lúc này, mọi người có thể dễ nhầm lẫn với đau mỏi xương khớp bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng, những cơn đau khớp đến thường xuyên hơn, diễn biến từ nhẹ sang dữ dội, làm ảnh hưởng đến đầu gối, cột sống, hông và bàn tay. 

Viêm khớp có nhiều loại, xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người
Viêm khớp có nhiều loại, xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người

Nếu dựa vào mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan khác, chúng tôi chia bệnh thành hơn 100 loại, thường gặp nhất là viêm xương khớp (viết tắt là OA) và viêm khớp dạng thấp (viết tắt là RA). Tuấn tôi sẽ giải thích rõ hơn để bạn đọc hiểu về một số loại viêm khớp điển hình.

Dạng viêm xương khớp

Đây là dạng viêm xương khớp thường gặp nhất, vị trí bị viêm là sụn khớp (là các mô bao bọc ở các đầu xương, đảm bảo các đầu xương có thể linh hoạt trượt lên nhau khi con người hoạt động. Đồng thời, bộ phận này còn giúp giảm ma sát giữa các khớp).

Tình trạng viêm xương khớp xảy đến sẽ khiến cho các khớp cử động khó khăn hơn, dễ biến dạng hay thậm chí chệch khỏi vị trí bình thường. Một số khớp thường bị như viêm khớp cổ tay, viêm khớp háng, bàn tay, cột sống, đầu gối, hông… Bệnh viêm xương khớp thường gặp ở người trung niên, đặc biệt đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý, bệnh có thể gặp ở những người trẻ nếu họ gặp phải các chấn thương ở khớp gối. 

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Đây là thể bệnh liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể, vị trí thường bị tổn thương đầu tiên là màng hoạt dịch. Sự tổn thương này kéo theo những rối loạn ở các bộ phận khác trong hệ khớp. Đối tượng thường mắc phải viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi. 

Ngoài ra, viêm khớp cũng có một số dạng khác như: 

  • Viêm cột sống dính khớp: Tình trạng viêm kéo dài và làm ảnh hưởng chủ yếu đến xương, dây chằng, cơ, gây nên hiện tượng cứng khớp hay dính khớp. 
  • Thoái hóa cột sống cổ: Liên quan đến khớp và xương ở cổ, khiến người bệnh đau và cứng khớp cổ. 
  • Đau cơ xơ hóa: Đau chủ yếu ở cơ, gân, dây chằng. 
  • Gout: Dạng viêm khớp này xảy đến do lượng axit uric trong máu cao, vượt ngưỡng an toàn. 
  • Viêm khớp vẩy nến: Bệnh này thường xảy ra với bệnh nhân bị vảy nến. 
  • Viêm khớp phản ứng: Bệnh xảy đến khi nhiễm trùng đường ruột, họng, đường sinh dục…
  • Viêm khớp thứ phát: Dạng viêm khớp này có thể hình thành sau khi người bệnh gặp chấn thương khớp. 

Bà con thấy đấy, có khá nhiều dạng bệnh viêm khớp khác nhau. Điều này đồng nghĩa khả năng mắc bệnh trong mọi vị trí của hệ xương cũng tăng lên. Vậy đâu là những nguyên nhân gây bệnh? Tôi sẽ chỉ ra cho mọi người rõ. 

Xem Thêm: Viêm Khớp Dạng Thấp (RA): Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Nguyên nhân viêm khớp bà con cần biết

 Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất hiện nay như:

  • Yếu tố tuổi tác: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp bởi khi tuổi cao, quá trình lão hóa khớp diễn ra khiến khớp bị khô, sụn giòn và trở nên dễ gãy hơn. 
  • Di truyền: Một số bệnh viêm khớp có thể di truyền từ những thế hệ trước như viêm đa khớp hay viêm khớp dạng thấp… Vì thế, nếu người thân của bạn mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc viêm khớp. Theo các chuyên gia, những người có tiền sử mắc thể bệnh này thường có gen nhạy cảm  với sự thay đổi của môi trường sống, dễ bị tổn thương hơn. 
  • Yếu tố cân nặng: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh không thể bỏ qua. Khi trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực dồn lên hệ xương cũng tăng lên, đặc biệt là các khớp háng, cột sống, khớp gối. 
  • Yếu tố giới tính: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cơ bắp của nam giới phản ứng với xung thần kinh nhanh nhạy hơn phụ nữ. Bởi thế, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở phụ nữ cao hơn đàn ông. 
  • Đặc thù nghề nghiệp: Nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp. Một số công việc dễ khiến bà con mắc viêm xương khớp ở cổ tay, vai, ngón tay như công nhân làm việc theo dây chuyền, dân văn phòng, thợ may… Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc nặng, cúi người, uốn vai, ngồi xổm… cũng có khả năng mắc mắc bệnh ở mắt cá chân, hông, cổ…
  • Hút thuốc: Tưởng không liên quan nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân bị viêm khớp bà con không thể chủ quan. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp dạng thấp, bởi thuốc lá có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch bất thường với những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Nó cũng làm trầm trọng mức độ bệnh và giảm hiệu quả điều trị. 
  • Việc đi giày cao gót: Đi giày cao gót thường xuyên sẽ khiến trọng lượng dồn xuống phần chân, chủ yếu ở khớp gối và gót chân. Lâu dần, những sụn khớp ở các vị trí này sẽ bị tổn thương, gây nên bệnh. 
Những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp
Những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp

Bên cạnh những nguyên nhân bị viêm khớp kể trên, bà con cũng không nên bỏ qua một số yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hay các chấn thương, tai nạn làm ảnh hưởng đến xương khớp. Đồng thời,  nếu người bệnh mắc các bệnh khác như bệnh lý thoát vị đĩa đệm,  thoái hóa, bệnh xương khớp,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. 

Triệu chứng bệnh viêm khớp

Ở các mức độ bệnh và vị trí bị viêm khớp khác nhau, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám cho bà con, tôi thấy hầu hết mọi người đều có những biểu hiện chung như sau: 

  • Đau khớp – Biểu hiện của bệnh viêm khớp đặc trưng nhất

Phải nói rằng đây là biểu hiện điển hình nhất mà bất kể người bệnh viêm khớp nào cũng gặp phải và kéo dài trong suốt thời gian mắc bệnh. Khi sụn khớp bị bào mòn, giảm khớp bị giảm đi khiến cho độ ma sát giữa các khớp gối tăng lên, gây đau cho người bệnh. Triệu chứng đau thường xảy đến khi bệnh nhân cúi người, đi lên cầu thang, nghiêng, xoay…

  • Hiện tượng sưng tấy 

Bệnh có thể khiến khu vực bị viêm sưng tấy lên, làm cho bệnh nhân đau đớn và khó chịu khi chạm vào. Hiện tượng sưng tăng nhiều vào buổi tối, ở vị trí sưng có dấu hiệu ửng đỏ, cảm nhận thấy ấm. Tình trạng này khiến cho người bệnh khó khăn khi cử động hoặc tê. 

  • Tình trạng cứng khớp

Khi bị viêm, cấu trúc khớp của người bệnh sẽ bị tổn thương khiến cho họ gặp khó khăn khi vận động, sụn khớp cũng có thể bị tổn thương và gây nên xơ cứng. Hiện tượng xơ cứng thường gặp vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy. 

  • Âm thanh từ các khớp 

Người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu răng rắc, lạo xạo ở các khớp cơ bị viêm khi hoạt động duỗi chân, xoay khớp. Nguyên nhân của tình trạng này là do các  sụn khớp bị bào mòn, kéo theo dịch khớp giảm  khiến cho độ ma sát giữa các khớp tăng lên. Khi người bệnh hoạt động, 2 đầu xương va vào nhau và tạo ra âm thanh như vậy. 

  • Cơ bắp yếu dần 

Khi mắc viêm khớp,  người bệnh cảm nhận thấy các cơ bắp của mình dần yếu đi, đặc biệt ở phần đầu gối. Nếu không sớm can thiệp, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ và khiến bệnh nhân hạn chế vận động, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Bên cạnh những biểu hiện của bệnh viêm khớp kể trên, bà con cũng có thể bị chán ăn, mệt mỏi, ốm sốt kéo dài, thậm chế nổi phát ban, khó thở hay đổ mồ hôi trộm… 

Những triệu chứng của bệnh rất đa dạng, nguy hiểm nhất là teo cơ và mất khả năng vận động
Những triệu chứng của bệnh rất đa dạng, nguy hiểm nhất là teo cơ và mất khả năng vận động

Những biểu hiện này ban đầu khiến người bệnh phớt lờ bỏ qua, lâu dần, khi triệu chứng đã nặng, tần suất xuất hiện nhiều hơn, bà con mới đi khám thì bệnh đã nặng. Đây là tâm lý chủ quan, chưa quan tâm đến sức khỏe của mình mà tôi thấy ở rất nhiều người bệnh. Mọi người cần hiểu rằng, bệnh để càng lâu càng nguy hiểm, quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp hơn. Đối với viêm khớp, chứng bệnh này nếu không phát hiện kịp thời và nhanh chóng khám chữa sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn. 

Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không?

Đa số người bệnh ai cũng có tâm lý lo lắng, phân vân không biết viêm khớp có nguy hiểm không, có chữa được không. Tuy nhiên, tôi cũng thấy không ít người vẫn còn chủ quan, thờ ơ với bệnh. Chính điều này đã khiến cho tình trạng viêm tiến triển phức tạp, bệnh dần khó chữa hơn, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Hạn chế hoặc mất khả năng vận động 

Những người mắc bệnh trong một thời gian dài mà không có phương pháp điều trị thích hợp, đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến chức năng vận động. Đặc biệt ở những người lớn tuổi bị viêm khớp háng, gối, hông sẽ gặp khó khăn vận động rõ ràng nhất. Càng để lâu, hiện tượng viêm đỏ, nóng, sưng sẽ thường xuyên tái phát khiến người bệnh khó chịu. 

  • Teo cơ, biến dạng khớp 

Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp lâu năm, khi đó, người bệnh thường cảm thấy khó khăn khi xoay tay, xoay vai, hay cứng khớp. Hiện tượng teo cơ hoặc biến dạng cơ, nặng hơn là nguy cơ bại liệt… xảy đến khi 1 bên khớp bị bào mòn, cấu  trúc của khớp không còn vững chắc như trước.  Những biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân viêm xương giai đoạn nặng không được cứu chữa hợp lý. 

  • Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch 

Phần lớn mọi người thường nghĩ viêm khớp thường chỉ gây ảnh hưởng đối với hệ xương mà thôi, nhưng thực tế thì không như vậy. Dạng viêm khớp thường gây các biến chứng ở khớp, nhưng viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trong đó có dạng thấp khớp cấp gây tổn thương ở tim, van tim, gây nên các bệnh về tim mạch và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp cao tuổi. 

Bởi bệnh nguy hiểm như thế, vậy nên khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bà con nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám, xét nghiệm và làm chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh: Phương pháp nào hiệu quả?

Thông thường, các xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán bệnh viêm khớp là xét nghiệm chung và xét nghiệm đặc hiệu: 

Xét nghiệm chung chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm này nhằm mục đích giúp bác sĩ biết được tình trạng viêm khớp ảnh hưởng như thế nào đến các bộ phận khác như phổi, tim, gan,…

Những xét nghiệm chung có thể hỗ trợ chẩn đoán kết quả bệnh
Những xét nghiệm chung có thể hỗ trợ chẩn đoán kết quả bệnh

Một số xét nghiệm chung như: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm  tra được lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và chẩn đoán sức khỏe tổng quan của người bệnh.
  • Xét nghiệm hóa sinh: Thông qua những bất thường trong cơ thể được biểu thị qua nồng độ muối ion hóa, chất điện giải… bác sĩ có thể khảo sát được tình trạng bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường và đánh giá chức năng của các tạng. 
  • Xét nghiệm lắng máu: Kiểm tra tốc độ lắng máu ESR cũng giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp. Với nam giới bình thường, tốc độ lắng máu là 1- 13mm/hr, nữ giới là 1-20 mm/hr, nếu chỉ số ESR tăng (vẫn dưới mức 100 mm/hr) thì người đó có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp. Còn tình trạng vượt quá 100 mm/hr có thể cảnh báo nguy cơ mắc viêm nhiễm hoặc ung thư, chấn thương nào đó. Các bác sĩ tây y cho rằng phương pháp này khá hiệu quả để chẩn đoán viêm khớp nhưng cũng có hạn chế là không thể tìm ra nguyên nhân. 
  • Làm xét nghiệm CRP: Phương pháp này cho phép đo được lượng protein phản ứng C có trong máu, đồng thời, khảo sát tình trạng viêm nhiễm. Đây cũng là xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm khớp cấp qua chỉ số CRP, giá trị globulin và hematocrit. 
  • Xét nghiệm ANA: Xét nghiệm này giúp phân biệt được bệnh viêm khớp dạng thấp với những bệnh xương khớp thông thường hay bệnh lupus ban đỏ. Theo các thống kê, các bệnh nhân bị viêm khớp thường có tỷ lệ ANA dương tính 50%. 

Xét nghiệm đặc hiệu

Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp. Một số xét nghiệm bao gồm: 

  • Xét nghiệm yếu tố RF: Yếu tố RF cũng cho giá trị rất cao trong việc chẩn đoán bệnh viêm khớp. Nếu chỉ số RF tăng cao, có thể người bệnh đã mắc viêm khớp, tuy nhiên, cũng có trường hợp RF dương tính nhưng không mắc bệnh hoặc âm tính nhưng lại mắc viêm khớp. Vì thế, bác sĩ thường áp dụng xét nghiệm này kết hợp cũng một số chẩn đoán khác để kết luận. 
  • Xét nghiệm Anti CCP (+): Xét nghiệm này thường được tiến hành cùng lúc với xét nghiệm khớp RF để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng. 
  • Chụp X-quang: Qua hình ảnh chụp x-quang, bác sĩ có thể biết được khớp nào bị tổn thương, bào mòn, có hiện tượng di lệch hay không?… Vị trí thường chụp là ở 2 bàn chân, bàn tay. 

Ngoài ra, một số kỹ thuật chụp như cộng hưởng từ MRI, siêu âm,…  cũng có thể được tiến hành để xác định tổn thương ở xương khớp.

Điều trị viêm khớp: Những phương pháp phổ biến

Bệnh viêm khớp thực chất là một bệnh lý tương đối khó chữa. Mặc dù nguyên nhân bệnh xuất phát từ đâu thì hầu hết, mục đích chung cuối cùng của các phương pháp điều trị viêm khớp hiện nay đều là hỗ trợ giảm đau, khắc phục tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu đến mọi người một số phương pháp chữa bệnh viêm khớp phổ biến hiện nay để bà con có thể tham khảo.

Điều trị viêm khớp bằng tây y

Phần lớn người bệnh mà tôi từng tiếp xúc đều đã từng dùng qua biện pháp này. Cũng dễ hiểu thôi, khi thấy đau chân, mỏi gối, bà con thường nghĩ ngay đến tây y bởi nó mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Phương pháp tây y chữa bệnh viêm khớp có 2 dạng là điều trị nội khoa bằng thuốc và chữa bệnh ngoại khoa bằng phẫu thuật. 

Chữa viêm khớp bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Sử dụng thuốc tây là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Một số loại thuốc chữa bệnh viêm khớp thường có trong đơn kê của bác sĩ như: 

  • Thuốc giảm đau: Chẳng hạn như hydrocodone, paracetamol,… thường được sử dụng giúp bệnh nhân bị viêm xương khớp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên, những loại thuốc này không có tác dụng kháng viêm. 
  • Thuốc kháng viêm: Những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) sẽ hỗ trợ người bệnh kiểm soát cơn đau và khống chế viêm rất hiệu quả. Một số loại thuốc phổ biến như Ibuprofen, meloxicam, piroxicam, diclofenac,… Thế nhưng, những loại thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. 
  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu đau từ vị trí bị viêm khớp lên hệ thần kinh trung ương. Những loại thuốc này có thể được kê theo đơn hoặc không. 
  • Thuốc corticoid: Corticoid có nhiều dạng như thuốc viên, dạng xịt, dạng hít, kem bôi, gel, thuốc mỡ,… nhưng loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh viêm khớp là thuốc tiêm. Sử dụng thuốc tiêm corticoid ngoài màng cứng cần phải tuân thủ đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. 
  • Thuốc sinh học: Một số chế phẩm sinh học được tạo ra bằng các phân tử hữu cơ như humina, enbrel, orencia, rituxan…

Phẫu thuật chữa bệnh viêm khớp 

Biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng khi người bệnh điều trị bằng thuốc không đạt được hiệu quả. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thay thế khớp viêm bằng khớp nhân tạo để hạn chế sự ảnh hưởng của viêm khớp đến các bộ phận xung quanh và hồi phục chức năng của khớp. Phẫu thuật khớp thường được thực hiện ở khớp gối và hông. 

Trong trường hợp người bệnh viêm xương khớp ngón tay hay cổ tay nặng cần phải tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể thực hiện hàn cố định khớp để các đầu xương liền nhau vĩnh viễn. 

Cách chữa viêm xương khớp bằng mẹo dân gian

Thân là một thầy thuốc đông y, không tự xưng mình am hiểu sâu rộng về dược liệu nước nhà nhưng bản thân tôi cũng có tìm hiểu, nghiên cứu về các mẹo dân gian chữa viêm khớp tại nhà. Nói thật lòng, người dân mình sống quanh cây thuốc nhưng lại bị phụ thuộc quá nhiều vào thuốc tây, vì thế, tôi khuyên chân thành bà con cứ thử áp dụng những mẹo dân gian, chữa bằng lá thuốc quanh nhà trước, nếu mà không phù hợp thì hẵng chuyển, bởi bệnh nào thì có thuốc đó. 

Những mẹo dân gian điều trị bệnh viêm khớp vừa đơn giản, dễ thực hiện, lại không tốn kém, bà con cứ tham khảo mà thực hiện theo: 

Lá ngải cứu có tính ấm, cho tác dụng chữa bệnh rất tốt
Lá ngải cứu có tính ấm, cho tác dụng chữa bệnh rất tốt
  • Ngải cứu chữa viêm khớp: Đây là một vị thuốc dân gian chữa bệnh rất tốt. Ngải cứu có tính ấm nóng, cho tác dụng giảm đau hiệu quả, đồng thời, các hoạt tính trong vị thuốc này còn hỗ trợ lưu thông máu và tuần hoàn khí huyết, giúp người bệnh khắc phục tổn thương. 
  • Chữa xương khớp bằng lá lốt: Lá lốt có tính cay, thơm nên cho tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tốt. Vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có viêm khớp. Người bệnh có thể đun nước lá lốt uống hoặc giã nát rồi đắp lên vùng bị tổn thương. 
  • Cách chữa đau khớp bằng gừng: Như bà con cũng biết, gừng là gia vị không thể thiếu đối với người dân mình. Gừng có tính nóng ấm, phải nói là nóng hơn rất nhiều so với lá lốt và ngải cứu, vì thế, vị thuốc này cho tác dụng chữa các bệnh về cảm hàn, đau bụng, viêm sưng rất tốt. Bà con có thể uống nước gừng hoặc dùng gừng massage nhẹ nhàng lên vùng bị viêm khớp. 

Những cách chữa bệnh kể trên khá đơn giản, chỉ bằng một vài cây lá quanh nhà, bà con đã có thể áp dụng trở thành bài thuốc chữa bệnh. Thế nhưng, tôi thấy rằng, hầu hết những biện pháp dân gian kể trên thường cho tác dụng lâu dài, bà con phải kiên trì thực hiện. Đồng thời, hiệu quả của những phương pháp này cũng còn phụ thuộc vào thể bệnh và sức khỏe của mọi người nữa, vì thế nên bà con cũng nên cân nhắc thay đổi biện pháp nếu chưa thực sự phụ hợp. 

Điều trị viêm khớp bằng đông y

Phương pháp điều trị bệnh viêm xương khớp tiếp theo mà tôi muốn chia sẻ đến bà con là cách chữa bệnh bằng đông y. Cũng đều là dùng thảo dược nhưng cách này khác với mẹo dân gian như thế nào? 

Hầu hết, các mẹo dân gian tôi vừa chia sẻ đều là những bài thuốc đơn lẻ, cách thực hiện cũng có thể được biến tấu thành nhiều dạng khác nhau, thành phần tỷ lệ cũng không được thống nhất rõ ràng. 

Ngược lại, các bài thuốc đông y chữa bệnh đều được nghiên cứu, phối hợp theo công thức tỷ lệ rõ ràng và phối hợp cùng lúc nhiều vị thảo dược, mang đến nhiều hiệu quả và lợi ích cho người bệnh. Y học cổ truyền chia viêm xương khớp thành nhiều thể bệnh khác nhau, mỗi thể bệnh sẽ có bài thuốc tương ứng để điều trị. 

  • Bài thuốc chữa bệnh dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý: Gồm các thành phần thảo dược như tri mẫu, quế chi, ngạnh mễ, cam thảo, thạch cao…
  • Bài thuốc chữa viêm đa khớp thể phong hàn thấp tý: Bài thuốc gồm các thành phần như khương hoạt, đương quy, tần giao, độc hoạt, tang chi, hải phong đằng, nhũ hương, quế chi, cam thảo, mộc hương. 
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp thể can thận âm huyết hư: Bài thuốc gồm các thảo dược như cam thảo, đẳng sâm, độc hoạt, phòng phong, khung xuyên và đỗ trọng, nhục quế, tế tân, bạch linh, tần giao, thục địa, bạch thược, tang ký sinh… 

Ngoài các bài thuốc cổ phương trên, nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi đã phát triển bài thuốc gia truyền điều trị tất cả các thể bệnh viêm khớp. Từ một bài thuốc đơn lẻ có tuổi đời hơn 150 năm, tôi đã không ngừng nghiên cứu dược tính thực vật để gia giảm liều lượng, hoàn thiện bài thuốc gồm 4 loại: 

  • Thuốc đặc trị bệnh
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc bổ gan, giải độc
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng

Tác dụng bài thuốc xương khớp Đỗ Minh

Các loại thuốc này cùng kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một tác động kép giúp người bệnh giảm đau, khắc phục tình trạng viêm khớp, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời, bài thuốc còn giúp người bệnh tăng cường và cải thiện chức năng các tạng, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe người bệnh. 

Tuy nhiên, không phải bất kỳ người bệnh nào cũng sử dụng hết cả 4 loại thuốc này.  Khi thăm khám tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tôi sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bà con để đưa ra liệu trình hợp lý.

Trần Thị Hằng (52 tuổi, Vĩnh Phúc) đã phải chịu đựng căn bệnh viêm khớp dạng thấp suốt 15 năm trời. Nhưng sau 4 tháng sử dụng bài thuốc xương khớp của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi, cô Hằng hết bị tê bì chân tay. Giờ đây sức khỏe của cô Hằng đã tốt lên nhiều, chân tay linh hoạt, ăn ngon, ngủ sâu giấc và cô có thể làm tốt công việc nhà, chăm cháu giúp các con. Dưới đây là video về hành trình chữa bệnh viêm khớp dạng thấp của cô Hằng tại nhà thuốc tôi, bà con tham khảo nhé.

Chữa viêm khớp bằng vật lý trị liệu

Sử dụng vật lý trị liệu chữa viêm xương khớp là một trong những biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp bà con bị bệnh có thể khôi phục tuần hoàn lưu thông máu, thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng sụn khớp, gân cốt linh hoạt, dẻo dai. Đặc biệt, các tài liệu y khoa cũng cho rằng biện pháp vật lý trị liệu còn giúp người bệnh giảm đau, tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn.

Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến thường được áp dụng để chữa bệnh viêm xương khớp như châm cứu, bấm huyệt, massage, trị liệu bằng nhiệt, chiếu đèn hồng ngoại hay sử dụng điện châm, thủy châm, chiếu sóng ngắn…

Áp dụng vật lý trị liệu bằng châm cứu được nhiều người lựa chọn chữa viêm khớp
Áp dụng vật lý trị liệu bằng châm cứu được nhiều người lựa chọn chữa bệnh

Tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chúng tôi cũng áp dụng những biện pháp vật lý trị liệu kể trên cho người bệnh của mình. Tôi nhận thấy rằng, phương pháp này khá an toàn và thân thiện, bà con không cần lo lắng về các tác dụng phụ hay kích ứng cơ thể như khi điều trị bằng tây y. 

Tuy nhiên, mọi người cần chú ý lựa chọn những đơn vị uy tín và chuyên gia vật lý trị liệu có chuyên môn cao, tay nghề vững để an tâm điều trị. Nếu đến nhà thuốc chúng tôi, bà con sẽ được trực tiếp chuyên gia vật lý trị liệu Đỗ Minh Đường – Bs Trần Hải Long thực hiện. Mỗi người bệnh đều sẽ được tư vấn lựa chọn phương pháp và phác đồ chữa bệnh phù hợp với mức độ bệnh riêng của mình. 

Người bệnh viêm khớp ăn gì, kiêng gì?

Để có được hiệu quả điều trị như mong đợi không chỉ phụ thuộc vào việc người bệnh có “hợp thầy hợp thuốc” hay không, mà còn là sự phối hợp chăm sóc sức khỏe bản thân từ bệnh nhân. Bởi thế, tôi luôn khuyên bà con đừng ỉ lại hoàn toàn vào thuốc và bác sĩ, nếu thuốc tốt mà bà con không kiêng khem, ăn uống vô tội vạ thì cũng một phần làm  ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh của mình. 

Với bệnh nhân bị viêm khớp, tôi khuyên mọi người cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau: 

Ăn gì tốt cho bệnh viêm khớp?

Một số loại thực phẩm bà con có thể thêm vào trong bữa ăn hàng ngày của mình để hỗ trợ điều trị bệnh như: 

  • Thực phẩm chứa axit omega 3: Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu… 
  • Các loại ngũ cốc: như bột ngũ cốc lúa mạch, gạo lứt, các loại hạt khô… giúp tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Rau xanh: Các loại rau xanh và hoa quả như súp lơ, bina, cam, quýt,.. chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh viêm khớp. 
  • Sữa và các chế phẩm  từ sữa: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin D, canxi rất tốt  cho hệ xương, làm giảm tình trạng loãng xương. 
  • Nhóm thực phẩm giàu beta carotene: Beta carotene là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn gốc tự do gây tổn thương khớp. Chất này có nhiều trong một số thực phẩm như cà chua, quả mơ, lá bạc hà, cà rốt, măng tây, mùi tây, khoai lang, rau bina…
  • Đậu nành: Đậu nành chứa nhiều hàm lượng protein, muối khoáng, và vitamin,… giúp chống oxy hóa, kích thích sản sinh collagen ở các tế bào sụn khớp. Thực phẩm này hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe. 

Người bị bệnh nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng chú ý hạn chế một số loại thực phẩm sau: 

Những loại thực phẩm cần tránh cho người bị viêm khớp
Những loại thực phẩm cần tránh cho người bị bệnh
  • Đồ ăn chiên xào: xúc xích, gà rán, khoai tây chiên…
  • Thực phẩm giàu phot pho: Nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt trâu, thịt chó, măng…
  • Thực phẩm nhiều muối, đường: Đồ ăn ngọt, bánh kẹo, đồ mặn,…
  • Các loại rau củ giàu axit oxalic: nam việt quất, củ cải, mận,…
  • Ngô và các chế phẩm từ sữa bơ: những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa khiến cho tình trạng viêm khớp nặng thêm. 
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Cách phòng bệnh hiệu quả từ chuyên gia

Khi đã mắc bệnh, mọi người sẽ cảm thấy khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt. Thậm chí, tôi đã gặp không ít người bệnh, đặc biệt là các bạn trẻ bị stress vì bệnh ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hay chạy chữa mãi mà bệnh vẫn không khỏi. 

Vậy nên, ngay từ bây giờ, tôi khuyên mọi người nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh bằng những thói quen nhỏ trong cuộc sống, điển hình như: 

  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm
  • Ngồi làm việc đúng tư thế
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chú ý lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng và điều kiện của bản thân. 
  • Kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể, duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
  • Hạn chế các chấn thương liên quan đến xương khớp. Khi vô tình gặp tổn thương hay tai nạn làm ảnh hưởng đến hệ xương, cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh chủ quan để tình trạng chấn thương nặng hơn. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Đặc biệt với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, nhân viên văn phòng phải đánh máy tính, người bê vác nặng… nên có thời gian nghỉ giữa giờ để các hệ khớp cơ thư giãn. 

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh viêm khớp mà tôi tổng hợp được từ các tài liệu y khoa, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp và đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào cần tôi giải đáp, tư vấn, tôi rất sẵn lòng được lắng nghe và giải đáp cẩn thận. Bà con có thể để lại câu hỏi ở blog này của tôi hoặc liên hệ trực tiếp đến SĐT 0963 302 349, facebook Đỗ Minh Tuấn

Xem Ngay: 

Đánh giá bài viết

5/5 - (21 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Bệnh viêm đa khớp ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều ở người trẻ

Viêm Đa Khớp Là Gì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Viêm Đa Khớp Là Gì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Thấp khớp còn được gọi là viêm khớp dạng thấp

Thấp khớp – Hiểu rõ bệnh lý để tầm soát sớm, tránh tàn phế

Thấp khớp – Hiểu rõ bệnh lý để tầm soát sớm, tránh tàn phế

Đau nhức xương khớp đang ngày càng trở nên phổ biến hơn

Viêm Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Viêm Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua