Xẹp Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

4.9/5 - (14 bình chọn)

Xẹp đĩa đệm là một trong các bệnh xương khớp thường gặp, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đang mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Mặc dù đây là một bệnh khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh này. Là một lương y chuyên sâu về bệnh xương khớp và có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị nhiều bệnh nhân, tôi sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh xẹp đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh và cách chữa phù hợp.

Bệnh xẹp đĩa đệm là gì?

Trong hệ xương cột sống lưng, cột sống cổ của chúng ta có các  đĩa đệm, giữa các đĩa đệm có các lớp keo nhân nhầy nhằm giảm áp lực ma sát giữa các đĩa đệm và tăng độ linh hoạt cho các khớp. Tuy nhiên, khi lớp nhân nhầy giữa các đĩa đệm bị mất nước, gây hao hụt, giảm sự đàn hồi, độ mềm dẻo và bị xẹp xuống, gây biến dạng. Tình trạng này được gọi là xẹp đĩa đệm.

Bệnh xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí trong hệ xương khớp nhưng chủ yếu nhất vẫn là xẹp đĩa đệm cột sống lưng và xẹp đĩa đệm cổ. Ngoài phân loại theo vị trí bị xẹp đĩa đệm, bệnh còn được chia theo từng giai đoạn phát triển, cụ thể: 

  • Giai đoạn 1 (Thời kỳ đầu): Ở giai đoạn này, phần đĩa đệm có dấu hiệu hơi lỏng lẻo, các đốt xương có hiện tượng sát lại với nhau nhưng không bị thoái hóa. Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất, nếu phát hiện kịp thời và sử dụng đúng phương pháp điều trị, cột sống của người bệnh có thể được hồi phục như cũ. 
  • Giai đoạn 2: Đây là thời kỳ các đốt xương sống đã liền lại với nhau, phần đĩa đệm bị xẹp, lúc này, các mỏm xương rất dễ mọc ra làm xuất hiện các bệnh về xương khớp
  • Giai đoạn 3 (thời kỳ cuối): Đây là giai đoạn các đốt xương đã dính liền với nhau và tạo thành 1 khối. Ở giai đoạn này, người bệnh bị đau nhức ở nhiều vị trí khác nhau, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. 

Bệnh xẹp đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp đang dần trở nên phổ biến, vậy nên, bà con cần hiểu rõ những nguyên nhân, yếu tố gây bệnh để khắc phục và hạn chế nguy cơ mắc phải.

Xem Ngay: Đỗ Minh Đường Đã Giúp Cho Bà Con Thoát Khỏi Cơn Đau Xương Khớp

Nguyên nhân xẹp đĩa đệm cần biết

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, tôi nhận thấy có khá nhiều nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm, điển hình một số nguyên nhân như: 

  • Yếu tố về tuổi tác

Khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể của chúng ta có xu hướng lão hóa và hình thành nên những tổn thương. Xẹp đĩa đệm cũng là một trong những tổn thương gây nên do quá trình lão hóa ở cơ thể. Lúc này, lượng nhân keo trong đĩa đệm bị giảm sút khiến cho các đĩa đệm chịu nhiều áp lực, dẫn đến các hoạt động trở nên khó khăn hơn. Xẹp đĩa đệm do yếu tố tuổi tác thường rất khó cải thiện. 

  • Các bệnh lý xương khớp

Người bệnh mắc các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, loãng xương… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xẹp đĩa đệm. Từ tuổi 30 trở đi, lớp sụn khớp sẽ bắt đầu bị bào mòn, tạo nên sự suy yếu, lượng hormone giúp thúc đẩy quá trình tạo xươn

g bắt đầu có dấu hiệu rối loạn. Lúc này, chúng ta dễ mắc các bệnh về xương khớp, tạo nên những tổn thương ở xương và nguy cơ mắc bệnh hẹp đĩa đệm gia tăng. 

  • Yếu tố tổn thương từ cột sống

Tổn thương ở cột sống có thể do va chạm khi lao động, chơi thể thao, tai nạn lao động… Những tổn thương này có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh xẹp đĩa đệm 

  • Yếu tố về cân nặng
Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Theo các số liệu thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 43% dân số có trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn BMI. Cân nặng đang là vấn đề của rất nhiều người, nó không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn đe dọa đến sức khỏe. Trong số đó là tác động tiêu cực đến hệ xương khớp. Theo các chuyên gia, cứ mỗi kg cân nặng sẽ tạo một áp lực lên hệ xương khớp, vì thế, béo phì cũng là nguyên nhân sinh ra các bệnh về xương khớp, trong đó có xẹp đĩa đệm. 

  • Yếu tố về công việc

Đây là một trong những nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm phổ biến hiện nay. Đối với những người làm văn phòng, việc ngồi lâu một chỗ khiến cho cột sống phải chịu áp lực đè nén trong suốt thời gian dài, gây nên tình trạng xẹp đĩa đệm. Bên cạnh đó, những công việc nặng nhọc, phải bê vác đồ nặng cũng tạo áp lực lên cột sống cổ, vai,… gây ra xẹp đĩa đệm đốt sống cổ hay xẹp đĩa đệm lưng.

Khi có nhiều nguyên nhân gây bệnh thì đồng nghĩa với khả năng mắc bệnh cũng tăng cao, bởi thế, khi gặp phải những triệu chứng bất thường, mọi người cần cảnh giác để phát hiện bệnh kịp thời. 

Triệu chứng xẹp đĩa đệm không nên bỏ qua

Các triệu chứng bệnh xẹp đĩa đệm thay đổi dần theo thời gian, ở thời kỳ đầu, các dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng hoặc có thể nhẹ, âm ỉ khiến người bệnh không nhận rả. Dần dần, bệnh phát triển mạnh, dẫn đến các cơn đau, đặc biệt là khi người bệnh làm việc. Một số dấu hiệu xẹp đĩa đệm giúp người bệnh phát hiện sớm tình trạng này như sau: 

Đau nhức là tình trạng thường gặp của các bệnh nhân
Đau nhức là tình trạng thường gặp của các bệnh nhân
  • Hiện tượng đau nhức: Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ, có khi cơn đau trở nên dữ dội ở các vùng cổ, thắt lưng, cơn đau có thể tăng dần khi di chuyển, vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Những cơn đau thường xảy đến vào đêm, giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Sau một thời gian, đau nhức sẽ lan rộng đến các vùng khác như bả vai, mông, hông, đùi…
  • Hiện tượng co cứng khớp: Tình trạng người bệnh khó khăn khi vận động, đặc biệt vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy. Người bệnh phải ngồi một lúc lâu mới có thể vận động hoặc đi lại được. 

Những biểu hiện bệnh xẹp đĩa đệm thường giống với những triệu chứng khi bị thoát vị đĩa đệm, viêm xương, hẹp ống sống,…. Đôi khi, những biểu hiện này cũng có thể xảy đến khi người bệnh ngồi lâu hoặc giữ nguyên 1 vị trí trong thời gian dài, nằm ngủ sai tư thế…Do đó, không ít người bệnh thường nhầm lẫn biểu hiện bị xẹp đĩa đệm với đau mỏi thông thường. 

Các câu hỏi thường gặp của người bệnh

Thông qua gmail, zalo, facebook cá nhân hay quá trình thăm hỏi trực tiếp bệnh nhân, không ít người bệnh hỏi tôi rằng xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào? Bệnh có chữa được không?… Sau đây, tôi sẽ giải thích tường tận từng thức mắc của bà con. 

Xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh xẹp đĩa đệm tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng nếu chủ quan không điều trị hoặc phát hiện muộn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bệnh xẹp đĩa đệm không phải là hiện tượng mất nước đơn thuần, bệnh này có thể sẽ không được phục hồi về trạng thái ban đầu. Bệnh xẹp đĩa đệm có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng như: 

  • Cấu trúc đĩa đệm có thể bị phá hủy hoàn toàn: Khi bị xẹp đĩa đệm trong thời gian dài, bệnh chuyển biến nặng mà không được xử lý khiến cho tính ma sát tăng lên, nguy cơ phá hủy đĩa đệm và cột sống là rất lớn. Lúc này, đĩa đệm chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra hiện tượng đau nhức dữ dội khiến người bệnh hạn chế đi lại hoặc không thể vận động. 
  • Teo xương khớp: Hiện tượng teo xương khớp, biến dạng hệ xương cũng có thể xảy đến nếu người bệnh không điều trị bệnh xẹp đĩa đệm kịp thời. Tình trạng này có thể gây liệt hoặc tàn phế cả đời. 

Bệnh xẹp đĩa đệm có chữa được không?

Xẹp đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa khỏi được, không bị phụ thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần hiểu rằng ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh, thời gian điều trị và phương pháp áp dụng cũng sẽ khác nhau.

Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, thời kỳ mới “chớm” bệnh, người bệnh lựa chọn đúng phương pháp điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa bệnh xẹp đĩa đệm thì có thể hồi phục bệnh lại như thường. Ở giai đoạn này, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh phát hiện bệnh muộn khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, bệnh xẹp đĩa đệm đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh, việc điều trị cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn giai đoạn đầu rất nhiều. 

Xẹp đĩa đệm nếu chuyển biến nặng sẽ rất khó hồi phục
Xẹp đĩa đệm nếu chuyển biến nặng sẽ rất khó hồi phục

Vì thế, khả năng hồi phục cột sống về trạng thái ban đầu ở giai đoạn này rất hiếm, bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn. 

Qua nhiều năm thăm khám bệnh xương khớp, tôi gặp không ít trường hợp người bệnh phát hiện bệnh muộn dẫn đến khó điều trị. Trớ trêu hơn, có nhiều người bệnh bị xẹp đĩa đệm ở độ tuổi còn trẻ, dù phát hiện bệnh sớm nhưng chủ quan mà bỏ bê, lựa chọn sai phương pháp điều trị, hay khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn cách chữa bệnh khiến cho xẹp đĩa đệm dần phức tạp. 

Vì thế, trong phần tiếp theo của bài viết, tôi sẽ chia sẻ cho mọi người những cách điều trị bệnh xẹp đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay.  

Cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm thường dùng

Y học đang ngày càng hiện đại giúp ích rất nhiều cho con người trong việc chăm sóc sức khỏe, đồng nghĩa với điều đó là bệnh nhân bị xẹp đĩa đệm có nhiều sự lựa chọn về cách điều trị bệnh hơn. Sau nhiều năm thăm khám, gặp gỡ nhiều bệnh nhân, tôi thấy rằng phương pháp điều trị bệnh xẹp đĩa đệm được mọi người lựa chọn trước tiên chính là áp dụng tây y. 

Cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm bằng tây y

Phương pháp đầu tiên mà nhiều người bệnh nghĩ đến là sử dụng thuốc tây, một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh xẹp đĩa đệm như: 

  • Thuốc giảm đau: Những loại thuốc giảm đau như Paracetamol hay Acetaminophen giúp người bệnh khắc phục nhanh chóng các cơn đau, thuốc có thể cho tác dụng chỉ sau 1-2 tiếng sử dụng. Thông thường, các loại thuốc này có thể được kê theo đơn của bác sĩ hoặc bệnh nhân tự mua ngoài hiệu thuốc nếu cảm thấy cơn đau dữ dội không thể chịu được. 
  • Loại thuốc kháng viêm: Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như meloxicam, ibuprofen hay aspirin… cũng mang lại tác dụng giảm đau cho người bệnh bị xẹp đĩa đệm. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có tác dụng chống viêm, giúp hạ thân nhiệt, giữ cho vùng trung tâm dưới đồi của người bệnh luôn được cân bằng. 
  • Loại thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc giãn cơ như Eperisone (Myonal ®), Carisoprodol (Soma ®)  hay Cyclobenzaprine (Flexeril®) cũng thường được sử dụng để điều trị bệnh xẹp đĩa đệm. Nhóm thuốc này cho tác dụng cải thiện các triệu chứng co cứng của các cơ, khớp, đau cột sống, co cứng ở các đầu chi,… hoặc giúp người bệnh xử lý tình trạng đau vùng thắt lưng, đau viêm quanh khớp hoặc thắt lưng. 
  • Các loại thuốc hỗ trợ xương khớp: Loại thuốc thường được sử dụng là nhóm thuốc Bisphosphonate, bao gồm Risedronate, Alendronate, hay Ibandronate…Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình hủy xương, giảm nguy cơ gãy xương hoặc tái tạo xương,… Chúng thường được sử dụng trong chữa trị một số bệnh lý về xương khớp khác như loãng xương, thiếu xương… 
Chữa bệnh xẹp đĩa đệm bằng thuốc tây có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ
Chữa bệnh xẹp đĩa đệm bằng thuốc tây có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ

Qua thực tế thăm khám nhiều bệnh nhân, tôi thấy rằng, phần lớn người bệnh sử dụng thuốc tây đều cho tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh xẹp đĩa đệm gây nên. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nhanh chóng, người bệnh sử dụng thuốc tây cũng dễ đối mặt với nhiều tác dụng phụ của thuốc. Vì thế, tôi khuyên mọi người nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh xẹp đĩa đệm: 

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào không kê theo đơn 
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra, không tự ý gia giảm liều lượng hay ngừng thuốc
  • Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, nên đến cơ sở ý tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được xử lý kịp thời. 

Khi những phương pháp điều trị bằng thuốc trở nên vô hiệu hóa đối với bệnh xẹp đĩa đệm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để hạn chế chuyển biến xấu của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số hình thức phẫu thuật riêng cho bệnh nhân. 

Theo các chuyên gia đánh giá, phẫu thuật giúp người bệnh loại bỏ được nguyên nhân sinh ra xẹp đĩa đệm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế, người bệnh nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thực hiện. Bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật khi thực sự cần thiết và được bác sĩ yêu cầu. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện phẫu thuật, cả bệnh nhân và người nhà đều chú ý chế độ luyện tập, chăm sóc sức khỏe người bệnh để kích thích đĩa đệm hồi phục, giúp hệ xương linh hoạt hơn. 

Cách chữa xẹp đĩa đệm bằng mẹo dân gian tại nhà

Với kiến thức, kinh nghiệm được truyền lại từ các thế hệ lương y đời trước, cùng quá trình học hỏi, nghiên cứu nghiêm túc về nam dược nước nhà, tôi biết đến nhiều vị thuốc dân gian chữa bệnh xẹp đĩa đệm. Đến nay, các bài thuốc dân gian này vẫn được người dân áp dụng điều trị bệnh bởi sự an toàn, tiện lợi, dễ dàng thực hiện. 

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa xẹp đĩa đệm, mọi người có thể áp dụng tự điều trị tại nhà để hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh xẹp đĩa đệm gây nên. 

  • Cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm bằng cây đinh lăng

Tư lâu, đinh lăng vẫn luôn được người dân xem như nhân sâm bởi nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe. Đinh lăng giúp làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ người bệnh an thần, ngủ sâu giấc, thải độc chống viêm, đả thông kinh mạch… Ngoài ra, loai cây này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, giúp người bệnh hạn chế sử dụng tân dược ức chế cơn đau do xẹp đĩa đệm gây ra. Nếu trong gia đình sẵn có cây đinh lăng, mọi người có thể sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh xẹp đĩa đệm. 

Cách thực hiện: Lấy nắm lá đinh lăng đem rửa sạch rồi giã nát, sau đó cho lên chảo sao nóng. Dùng vải mỏng bọc lá đinh lăng lại, chườm trực tiếp lên vùng đốt sống bị xẹp đĩa đệm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Trong quá trình thực hiện, nếu lá bị nguội, bạn có thể sao nóng lại rồi tiếp tục dùng. 

Bên cạnh cách chườm nóng bằng lá đinh lăng, người bệnh cũng có thể sắc nước uống hàng ngày thay trà để đẩy lùi các biểu hiện khó chịu của bệnh. 

  • Mẹo dân gian chữa xẹp đĩa đệm từ lá lốt

Lá lốt là thực phẩm quen thuộc có mặt trong nhiều bữa ăn của các gia đình Việt, tuy nhiên, lá lốt cũng có thể trở thành 1 vị thuốc chữa xẹp đĩa đệm trong dân gian. Tính ấm  của lá lốt kích thích quá trình lưu thông máu xung quanh vị trí bị xẹp đĩa đệm, nhờ vậy, khu vực bị tổn thương được nuôi dưỡng nhiều dưỡng chất cần thiết, lưu thông khí huyết để nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, vị thảo dược này còn chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà không hề có tác dụng phụ, hoàn toàn lành tính với người dùng. 

Mẹo dân gian chữa bệnh bằng cây lá lốt được người dân áp dụng từ lâu
Mẹo dân gian chữa bệnh bằng cây lá lốt được người dân áp dụng từ lâu

Cách thực hiện: Người bệnh lấy khoảng 40g lá lốt xay nhuyễn rồi lọc qua rây để chắt lấy nước cốt, trộn thêm khoảng 300ml sữa tươi rồi đun hỗn hợp cho đến sôi. Chia nước thuốc uống 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục trong khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá lốt sao nóng rồi chườm như lá đinh lăng hay đun nước lá lốt ngâm chân để lưu thông máu dễ dàng, giúp ngủ sâu giấc hơn. 

  • Dùng ngải cứu chữa xẹp đĩa đệm

Ngải cứu không còn là vị thuốc xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam,trong dân gian, lá ngải cứu được dùng nhiều trong chữa bệnh, đặc biệt là chữa bệnh về xương khớp. Thảo dược này chứa các hoạt chất có lợi cho việc giảm viêm sưng, chống oxy hóa, giúp trừ hàn, ôn kinh, lưu thông khí huyết. Đối với bệnh xẹp đĩa đệm, mọi người có thể sử dụng lá ngải cứu theo cách dưới đây: 

Cách làm: Lấy lá ngải cứu xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, pha với 2 thìa mật ong. Người bệnh sử dụng uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, áp dụng liên tục trong 15 ngày để thấy hiệu quả rõ ràng. 

Ngoài ra, lá ngải cứu cũng có thể dùng chườm nóng tương tự như lá lốt hay lá đinh lăng, người bệnh cũng có thể giã nát lá ngải cứu rồi xào chung với giấm, rượu trắng và chườm lên vùng bị xẹp đĩa đệm. 

Có thể thấy, mỗi bài thuốc dân gian chữa bệnh xẹp đĩa đệm đều có thể “biến tấu” ra nhiều cách thực hiện khác nhau. Các cách làm này khá đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, chủ yếu là các thảo dược quanh vườn nhà. Người bệnh có thể áp dụng những cách kể trên kết hợp cùng các phương pháp khác. 

Đông y chữa bệnh như thế nào?

Bên cạnh các phương pháp hiện đại hiện nay, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí nhất định, làm nên sự đa dạng và hiệu quả khám chữa bệnh cho nền y học nước ta. Bàn về bệnh xẹp đĩa đệm, trong đông y, chúng tôi quan niệm bệnh thuộc chứng tý, do tà khí xâm nhập vào hệ xương khớp, làm tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết. 

Sau khi xác định rõ căn nguyên gây bệnh, y học cổ truyền sẽ dần đi sâu khắc phục những triệu chứng đau nhức, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch cho bệnh nhân. Tác dụng này đến từ những bài thuốc cổ phương được giới lương y đánh giá cao, điển hình là: 

Bài thuốc nam trị chứng khu phong, hóa thấp 

Người gặp thể bệnh này sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề, mạch phù, đau nhức khi cử động các chi, đặc biệt lúc thay đổi thời tiết. 

  • Thành phần bài thuốc: Cỏ xước, tế tân, đẳng sâm, xuyên khung, độc hoạt, tang kí sinh, thạch chi, tân giao, cam thảo.
  • Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào bình sắc cùng 1 lít nước, đun cho tới khi sôi, uống ngày 1 thang. 

Bài thuốc chữa bệnh do huyết ứ

Tình trạng ứ huyết gây nên tắc nghẽn, kinh mạch khó lưu thông, hạn chế vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng tế bào sụn, đĩa đệm và hệ xương khớp. Điều này gây nên yếu xương, loãng xương, xương dễ gãy, và các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi cho người bệnh. 

  • Thành phần bài thuốc: xích thược, nhũ hương, xuyên ô, can khương, phụ tử, thương truật. 
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc kể trên cùng 4 bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi nước thuốc cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp, để nguội. Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày, dùng sau bữa ăn khoảng 20 phút. 
Bài thuốc đông y chữa bệnh xẹp đĩa đệm mang lại sự an toàn cho người bệnh
Bài thuốc đông y chữa bệnh xẹp đĩa đệm mang lại sự an toàn cho người bệnh

Bài thuốc chữa bệnh thể thấp nhiệt

Người mắc bệnh do thể thấp nhiệt thường có triệu chứng đau quặn vùng thắt lưng, cảm giác nóng, sưng khiến người bệnh khó nằm ngửa được. Bên cạnh đó, nhiều người còn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dễ ra mồ hôi, tiểu buốt…Khi áp dụng bài thuốc giúp chỉ thống, thanh nhiệt cơ thể, người bệnh cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 

  • Thành phần bài thuốc: Ý dĩ, xương truật, rễ cỏ xước, tần giao, hoàng bá
  • Cách thực hiện: Dùng tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút cho đến khi sôi rồi tắt bếp, chắt thuốc ra sử dụng. Người bệnh nên uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn để mang lại hiệu quả. 

Ngoài ra, nếu mọi người thấy mệt mỏi, khó chịu, hay sốt về chiều và tối muộn thì có thể thêm vào bài thuốc một số thành phần thảo dược như mộc qua, thục địa, câu kỳ, tục đoạn, mục thông, hải phong, phục linh. 

Việc sử dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh xẹp đĩa đệm mang lại cho người bệnh sự an toàn, không gây tác dụng phụ như tây y, chăm sóc sức khỏe từ sâu bên trong. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự kiên trì áp dụng lâu dài thì mới thấy rõ được hiệu quả. Trong quá trình khám chữa  cho nhiều người bệnh, tôi thấy rằng hầu hết mọi người đều khá e ngại áp dụng thuốc đông y điều trị bệnh xẹp đĩa đệm bởi việc đun sắc thuốc khá cầu kỳ, tốn nhiều thời gian. 

Thấu hiểu nỗi lòng của người bệnh, các bác sĩ, lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi đã hoàn thiện, tối ưu phương thuốc cổ phương của dòng tộc, mang đến bài thuốc chữa bệnh xương khớp tiện lợi phù hợp với người bệnh hiện nay. 

Thay vì dạng thuốc thang truyền thống, chúng tôi đã tối ưu bài thuốc cổ thành 4 loại thuốc cao đặc gồm thuốc đặc trị, thuốc bổ gan giải độc, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc kiện tỳ ích tràng. Sự kết hợp của cả 4 loại thuốc trong 1 liệu trình mang đến cho người bệnh tác dụng:  

  • Giảm trừ triệu chứng đau nhức xương khớp, hỗ trợ lưu thông khí huyết, giải trừ phong hàn tà thấp. 
  • Tiêu trừ độc tố, tăng cường chức năng tạng gan, giúp tiêu viêm và thanh nhiệt cơ thể.
  • Tăng cường chức năng và hoạt động của thận, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ kiện tỳ tiêu thực, hóa giải can – tỳ.

Ra đời từ hơn 1 thế kỷ trước, trải qua quá trình nghiên cứu bài bản, đến nay bài thuốc được hàng ngàn người bệnh tin tưởng áp dụng chữa bệnh xương khớp và được đài truyền hình VTV2 giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng”. 

Chữa xẹp đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh xẹp đĩa đệm không dùng thuốc đang được nhiều người bệnh lựa chọn. 

Mục đích của phương pháp này giúp người bệnh cải thiện các cơn đau do xẹp đĩa đệm gây ra, đồng thời giúp hệ xương khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu thường dùng như: 

  • Cách điều trị bệnh bằng xoa bóp – bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa xẹp đĩa đệm hiệu quả
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa xẹp đĩa đệm hiệu quả

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt tận dụng lực từ tay để tác động lên hệ xương và các huyệt, kích thích các cơ giãn ra, thuận tiện cho quá trình tuần hoàn máu và trao đổi dưỡng chất cần thiết. Đây là phương pháp lâu đời và được áp dụng nhiều hiện nay. Một số huyệt thường sử dụng khi điều trị xẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng như thân du, khí hải du, đại đường du (khắc phục triệu chứng của xẹp đĩa đệm L4-L5)…

  • Chữa bệnh bằng châm cứu

Phương pháp sử dụng kim châm vào các vị trí xung quanh các huyệt hoặc ngay tại vị trí bị xẹp đĩa đệm sẽ kích thích hệ cơ giãn nở, kích thích hệ thần kinh vận động, làm giảm áp lực chèn ép lên đĩa đệm, hỗ trợ người bệnh giảm đau tức thì. 

  • Áp dụng thủy châm chữa bệnh:

Thủy châm được xem là phương pháp thể hiện rõ nhất sự kết hợp của cả đông y và tây y. Kỹ thuật này cần đến sự tác động của một số loại thuốc bổ như vitamin B12, B1, B6… để tiêm vào các huyệt theo cách châm cứu. Thủy châm tác động đến người bệnh dựa trên nguyên lý thuyết kinh lạc, tạo nên sự kích thích mạnh mẽ để điều trị bệnh nhanh chóng. 

  • Cấy chỉ điều trị xẹp đĩa đệm

Cấy chỉ thực chất là một phương pháp được cải tiến từ châm cứu, kết hợp y học hiện đại và kế thừa y ý từ y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng một đoạn chỉ catgut đưa vào huyệt vị nhằm để tạo ra những kích thích tại vị trí huyệt đó, từ đó giúp vị trí bị xẹp đĩa đệm giảm đau nhanh chóng, lưu thông khí huyết. 

Hiện nay, tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chúng tôi cũng áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu kể trên, kết hợp bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh để điều trị bệnh xẹp đĩa đệm. Chuyên gia phụ trách trị liệu vật lý tại nhà thuốc chúng tôi là bác sĩ Trần Hải Long, anh có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên môn chắc chắn, được nhiều bệnh nhân tin tưởng. 

Không chỉ bệnh xẹp đĩa đệm, phương pháp chữa bệnh xương khớp này của chúng tôi đã được kiểm chứng hiệu quả qua nhiều trường hợp người bệnh điều trị. Điển hình như nghệ sỹ hài Xuân Hinh – bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đã khỏi bệnh nhờ áp dụng châm cứu bấm huyệt cùng sử dụng thuốc nam Đỗ Minh Đường. Bên cạnh đó, còn có trường hợp chú Phạm Văn Đăng (59 tuổi, phú Thọ) bị thoát vị đĩa đệm mãn tính cũng tin tưởng áp dụng liệu trình 24 buổi vật lý trị liệu và 5 tháng uống thuốc của chúng tôi. 

Nghệ sỹ Xuân Hinh đã thành công khỏi bệnh xương khớp khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị của tôi
Nghệ sỹ Xuân Hinh đã thành công khỏi bệnh xương khớp khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị của tôi

Có thể thấy, dù tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau, nặng có, nhẹ có, thể trạng khỏe mạnh hay yếu cũng có… nhưng nếu người bệnh nghiêm túc tuân thủ đúng phác đồ điều trị xẹp đĩa đệm của bác sĩ thì đều có khả năng thành công. 

Bởi thế, với mỗi bệnh nhân của tôi, bên cạnh động viên người bệnh sử dụng thuốc đều đặn và áp dụng vật lý trị liệu thường xuyên, tôi cũng khuyên mọi người nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cải thiện tình trạng. 

Tham Khảo Thêm: Vạch Trần Sai Lầm Phổ Biến Trong Điều Trị Xương Khớp

Những lưu ý dành cho người bệnh

Người bị xẹp đĩa đệm nên lưu ý một số điều sau đây để hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn:

  • Người bệnh và gia đình nên chú ý về chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin, nước… cho người bệnh
  • Hạn chế những loại thực phẩm  làm gia tăng cơn đau hoặc có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm như thuốc lá,  rượu bia, cafe
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để tình trạng tăng cân béo phì, bới khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ làm cho áp lực xuống cột sống, đĩa đệm càng lớn, gây nên sự đau đớn cho người bệnh. 
  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên: Người bệnh nên hạn chế các hoạt động mạnh làm  ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Tuy nhiên, đối với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… thì nên được duy trì thường xuyên. 
  • Hạn chế bê vác vật nặng, ngồi quá lâu một chỗ hay thay đổi tư thế đột ngột. Thay vào đó, mọi người nên dành thời gian nghỉ ngơi, đi lại 5 – 10 sau khi ngồi lâu. 
  • Chú ý lịch tái khám theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. 

Như vậy, có thể thấy xẹp đĩa đệm là căn bệnh không thể điều trị nhanh chóng trong ngày một ngày hai, người bệnh cần kiên trì, cố gắng trong thời gian dài để mang lại hiệu quả nhất định. Những thông tin trong bài viết này đều được đúc rút từ quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tiễn thăm khám bệnh của tôi. Nếu mọi người còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh xẹp đĩa đệm có thể để lại lời nhắn qua blog này hoặc liên hệ trực tiếp đến: 

  • Facebook: Đỗ Minh Tuấn
  • Số điện thoại của tôi: 0984 650 816
  • Địa chỉ nhà thuốc nơi tôi công tác: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. 

Xem thêm: 

Đánh giá bài viết

4.9/5 - (14 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn

Bình luận

  1. Nguyễn Thắng says: Trả lời

    Thưa bác sĩ, năm nay tôi 50 tuổi. Trước kia tôi cũng bị đau lưng nhưng chỉ đau qua loa uống thuốc giảm đau là khỏi. Nhưng đợt này tôi bị đau hơn tuần rồi uống thuốc giảm đau cũng không đỡ. Như vậy có phải bị xẹp đĩa đệm không? Điều trị như thế nào là tốt nhất?

    1. Nguyên Văn Toan says: Trả lời

      Đau lưng có nhiều nhiều nguyên nhân lắm, phải đến bác sĩ khám rồi mới biết được nguyên nhân chính xác chứ nói như vậy không khẳng định được ngay đâu. Đi khám chụp phim máy móc hiện đại thì mới rõ được

  2. Hồng Liên says: Trả lời

    Tôi đi khám bác sĩ bảo bị xẹp đĩa đệm cột sống điều trị 1 liệu trình ở viện gồm uống thuốc và làm vật lý trị liệu rồi nhưng không khỏi. Mong bác sĩ tư vấn điều trị tốt nhất cho tôi.

    1. Trần Thi Lê says: Trả lời

      Thấy bảo bệnh xương khớp này điều trị bằng đông y thảo được may ra mới dứt điểm được. Không biết có khỏi được thật không nữa, cũng đang tìm hiểu thêm về chỗ bac sĩ rồi đến khám xem sao https://suckhoedoisong.vn/dut-benh-xuong-khop-don-gian-hieu-qua-tu-thao-duoc-thien-nhien-n142805.html

  3. Trọng Hưng says: Trả lời

    Mẹ tôi bị xẹp đĩa đệm nhiều năm nay rồi. Cũng không biết là độ mấy nhưng rất hay bị đau lưng, nhiều đợt đau đến độ không đi lại được. Giờ có cách nào điều trị được dứt điểm được không ạ?

    1. Bằng Kiều says: Trả lời

      Bệnh này chữa chỉ giảm đau được bao lâu thôi chứ khỏi dứt điểm được thì khó lắm. Tôi cũng bị bao lâu rồi chữa khắp các nơi rồi mà có khỏi được đâu.

    2. Kiêng Nguyễn Hoàng says: Trả lời

      Bác thử chữa ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn chưa ạ? Cháu thấy nhà thuốc này nổi tiếng phết đến cả bác Xuân Hinh cũng chữa khỏi ở đây mà không biết bệnh như nào cũng có thể điều trị hay sao nữa

    3. Kim Sa Thạch says: Trả lời

      Tôi bị thoát vị, xẹp đĩa đệm không nghĩ là bệnh này của tôi có thể chữa được bằng đông y vậy mà sau bao lâu chữa tây y các kiểu không khỏi cuối cùng tìm đến đông y, đến chỗ bac sĩ Đỗ Minh Tuấn thì lại khỏi, đến được bác sĩ khám tư vấn rồi cho thuốc về uống thì hết được những cơn đau nhức khó chịu của bệnh

    4. Phan Như Tài says: Trả lời

      Bác sĩ Tuấn có phải chủ của Nhà thuốc Đỗ minh Đường, có địa chỉ ở Hà Nội với Hồ Chí Minh như này không?
      – Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
      – Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349
      – Hồ Chí Minh: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh
      – Hotline: 028 3899 1677 – 0932 088 186

    5. Triệu Ánh says: Trả lời

      Cho hỏi địa chỉ ở văn Cao, Hà Nội của bác sĩ mở cửa làm việc vào những giờ nào, tôi muốn đến khám

  4. Hoàng Thị Minh Nhi says: Trả lời

    Tôi hay bị đau lưng mà tôi làm văn phòng phải ngồi nhiều có khi nào cũng bị xẹp đĩa đệm không nhỉ?

  5. Cẩm Chướng says: Trả lời

    Cân nặng cũng có khả năng làm xẹp đĩa đệm cơ à. Thế này phải giảm cân thôi. Đúng là từ ngày tăng cân ngoài thấy nặng nề ra thì lưng với gối cũng hay bị đau hơn.

    1. Phí Thu Trang says: Trả lời

      Giảm cân đi bạn ạ. Thừa cân gây nhiều bệnh nguy hiểm lắm, ngoài xương khớp lại còn tim mạch rồi rối loạn chuyển hoá đủ các kiểu. Không xem thường được đâu

  6. Quyền Hoàn says: Trả lời

    Tôi bị thoái hoá cột sống lâu năm vừa rồi bị đau tăng đi chụp phim thì bác sĩ bảo có dấu hiệu thoái hoá xẹp đĩa đệm. Mong được tư vấn?

    1. Việt Quất says: Trả lời

      Thoái hoá cột sống dẫn tới xẹp đĩa đệm sao ạ! Cháu tưởng bệnh thoái hóa là bệnh tuổi già nên cũng không quá nguy hiểm, thế này thì cả bố với mẹ cháu bị thái hóa xương khớp, phải đưa 2 ông bà đi khám chữa sớm thôi.

    2. Lưu Chí Vỹ says: Trả lời

      Điều trị bằng thuốc đông y liệu có khỏi cho được không, chữa tây y hiện đại rồi mà còn không khỏi được thì sợ đông y này hơi khó

    3. Nguyễn Thị Mỹ says: Trả lời

      Tôi thấy nhiều người chữa ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường này bảo khỏi được dứt điểm, mọi người điều trị rồi chia sẻ nên cũng thấy yên tâm https://dominhduong.com/benh-xuong-khop-1487.html

  7. Lương Đăng- Hà Nội says: Trả lời

    Tôi bị ngã đập mông xuống nền làm xẹp đĩa đệm bác sĩ Đỗ Minh Tuấn có điều trị được khỏi không?

    1. Khoa Chung says: Trả lời

      Năm ngoái tôi bị ngã xe rồi xẹp đĩa đệm chữa trong viện không khỏi rồi tới nhà thuốc của bác Đỗ Minh Tuấn điều trị vừa uống thuốc vừa châm cứu thì thấy khỏi được, cũng chưa biết hiệu quả được bao nhiêu năm nhwung mà hơn năm nay không đau nhức gì là thấy mừng rồi.

    2. Phố Hoen Màu says: Trả lời

      Thuốc của nhà bác Tuấn này thì cần uống bao nhiêu thang thuốc cho được, mà thuốc ở đây bác sĩ có hỗ trợ sắc thuốc sẵn đóng túi cho không?

    3. Vĩnh Yên says: Trả lời

      Thuốc của bác Tuấn thì không phải sắc như ngày xưa đâu. Vì bác sắc rồi cô đặc lại thành cao hết rồi. Mình về chỉ cần pha nước uống thôi, được cái thuốc làm kiểu này sử dụng tiện hơn bao nhiêu

    4. Thu Thảo 30 says: Trả lời

      Em đang điều trị bằng thuốc của nhà bacs sĩ Tuấn uống 3 loại thuốc cao kết hợp luôn, thuốc này dễ uống, dễ bảo quản mà có đi đâu mang theo cũng tiện chứ như thuốc thang thì đến cả thời gian sắc thuốc cũng không có mà sắc luôn

  8. Lê Hữu Anh says: Trả lời

    Tôi thấy bác tôi bị thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh làm đau hết từ lưng xuống chân,, làm đi lại rất khó khăn. Không biết bệnh xẹp đĩa đệm lâu ngày có làm đau như vậy không ?

  9. Ngô Thu Tiền says: Trả lời

    Tôi thấy trong bài giới thiệu cách chữa xẹp đĩa đệm bằng đinh lăng với lá lốt. Trong vườn nhà tôi đều có 2 loại đó. Dùng loai nào tốt hơn?

    1. Thuỳ Dung- 45 says: Trả lời

      Bạn thích dùng loại nào thì dùng nó chỉ giảm đau thôi không khỏi được đâu. Mà tôi thấy trong bài nói là uống nhưng để giảm đau thì bạn dã ra sao lên rồi chườm vào lưng tôi thấy nó giảm đau tốt hơn là uống.

  10. Nguyễn Hữu Khoa says: Trả lời

    Bệnh về đĩa đệm châm cứu tốt lắm đúng không bác sĩ? Nhà thuốc của bác sĩ Tuấn có làm châm cứu không ạ?

    1. Vương Tuyết Cần says: Trả lời

      Châm cứu làm hết đau nhanh mà tốt lắm nhà thuốc của bác sĩ Tuấn có làm đó. Nhưng châm cứu không khỏi được triệt để đâu phải kết hợp uống thuốc nữa thì mới triệt để được.

    2. Nguyêễn Khánh Tiến says: Trả lời

      Tôi tưởng châm cứu bấm huyệt thôi cũng được lại còn phải uống thuốc nữa cơ à. Đông giờ làm châm cứu bấm huyệt thì an toàn không có tác dụng phụ chứ uống thuốc thì cũng sợ. Nhiều thuốc không an toàn pha trộn tạp chất nhiều sợ lắm.

    3. Hồng Sang says: Trả lời

      Uống thuốc của Đỗ Minh Đường này thì không lo đâu. Thuốc của họ là thuốc nam do chính họ tự trồng mà. Sợ những nhà thuốc dùng thuốc nhập lậu từ trung quốc thôi. Tôi dùng thuốc của Đỗ Minh Đường liền mấy tháng mà có bị sao đâu.

    4. Lý Giang says: Trả lời

      Thuốc tự trồng như vậy có mắc không bạn? Thuốc tốt nhưng cũng phải phù hợp với kinh tế thì mới theo được chứ không thì cũng chịu

    5. Đặng Công Hậu says: Trả lời

      Tôi chưa điều trị cũng đang tìm hiểu thêm thì thấy giá tienf này cũng không phải đắt, đây này vào đây mà xem thêm họ có nói đến cụ thể bài thuốc đấy

  11. Duy Hùng says: Trả lời

    Thưa bác sĩ. Tôi bị xẹp 2 đĩa đệm cột sống cổ, hiện tại đau vai ngáy đau đầu nhiều, ngoài ra còn lan xuống tay thì điều trị như thế nào?

    1. Hà Thị Minh says: Trả lời

      Bạn gọi luôn vào số điện thoại của bác ở cuối bài cho rồi nói chuyện trực tiếp với bác tư vấn cho rõ. Bác tư vấn miễn phí chứ không lấy tiền đâu.

    2. Lê Tiên says: Trả lời

      Sao tôi vừa gọi vào số của bác mà không thấy có người nghe nhỉ???

    3. Đỗ Hải Anh says: Trả lời

      Gọi không nghe thì tí gọi lại không thì một lúc sau bác sĩ sẽ gọi lại cho đó, bác sĩ Tuấn còn khám mà, trước tôi đến khám thấy điện thoại bác sĩ reo liên tục. Mà cũng thấy phục bác sĩ cả ngày khám biết bao bệnh nhân rồi lại gọi điện thoại tư vấn chắc không có thừi gian rảnh rỗi luôn

  12. Lê Thị Hải Quỳnh says: Trả lời

    Tôi ra hiệu thuốc người ta bảo uống sụn cá mập và glucosamin rất tôi cho bệnh xương khớp vậy bệnh xẹp đĩa đệm dùng có tốt không ạ?

  13. Thuỳ Chi says: Trả lời

    Bố em bị xẹp đĩa đệm cột sống lưng hiện tại bị đau lưng hoạt động khó khăn. Mặc dù đã chữa bằng nhiều loại cả đong và tây y rồi mà không khỏi. Thấy nhiều người bảo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn chữa được bệnh này, nhưng bố em lại đang ở Hà Tĩnh không đi lại được. Không biết bác sĩ Tuấn có kê đơn qua điện thoại rồi gửi thuốc về tận nhà được không ạ?

    1. Đức Chính says: Trả lời

      Bác Tuấn có hỗ trợ gửi thuốc cho bệnh nhân ở xa, gọi cho bác sĩ tư vấn rồi bảo bác gửi về cho bố bạn điều trị. Tôi đang điều trị bằng cách đó đây. thấy nhiều người cũng bảo mua thuốc theo cách này về điều trị lắm

    2. Thanh Chương says: Trả lời

      Điều trị chỉ hỏi bệnh mà không khám trực tiếp như vậy có hiệu quả không, đi bệnh viện khám bác sĩ uống thuốc điều trị theo chỉ định hẳn hoi mà còn không khỏi được?

    3. Trịnh Thu Hiền says: Trả lời

      Tôi thấy nhiều người bảo thuốc gửi về hay thuốc mua trực tiếp cũng đều là 1 loại thuốc gia truyền, đều được bác sĩ tư vấn hẳn hoi nên chắc vẫn hiệu quả được, nói chung thấy nhà thuốc này 5 đời uy tín nên cũng tin tưởng

  14. Trần - 78 says: Trả lời

    Con nhà em năm nay lên lóp 11, cháu ngồi học nhiều quá nên cứ thỉnh thoảng lại kêu đau lưng như bà già. Sợ cháu ngồi nhiều quá bị xẹp đĩa đệm không nhỉ?

    1. Long Phạm says: Trả lời

      Mình nghĩ là ngồi nhiều dẫn đến co cứng cơ nên đau thôi,chứ trẻ như này đĩa đệm vẫn khoẻ khó bị xẹp lắm.

    2. Khánh Nguyễn says: Trả lời

      Không biết thế nào đâu. Kiểu gì chả có trường hợp ngoại lệ Tốt nhất là cứ cho bé đi khám tìm nguyên nhân cụ thể rồi điều trị sớm cho bé. Không nhỡ bị xẹp đĩa đệm trẻ như vậy mà để lâu thì khổ đấy.

Chia sẻ về quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Văn Báu

Chia sẻ về quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Văn...

Tôi đã trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị cho anh Thắng

Tôi đã ứng dụng thành công bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh điều trị suy thận

Tôi đã ứng dụng thành công bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh điều trị suy...

Lệch đĩa đệm - Bệnh lý khá phổ biến hiện nay

Lệch đĩa đệm: Phát hiện nguyên nhân, triệu chứng để chữa kịp thời

Lệch đĩa đệm: Phát hiện nguyên nhân, triệu chứng để chữa kịp thời

Hình ảnh thoát vị nội xốp

Chứng thoát vị nội xốp đĩa đệm và những thông tin cần biết

Chứng thoát vị nội xốp đĩa đệm và những thông tin cần biết

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua