Tham Khảo 11 Cách Trị Nuốt Nước Bọt Đau Họng Hiệu Quả Tại Nhà

5/5 - (4 bình chọn)

Nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng hoặc viêm amidan. Đối với những trường hợp nhẹ, mới bị bệnh, bạn có thể tự cải thiện bệnh tại nhà bằng một số nguyên liệu tự nhiên như mật ong, chanh, gừng, quất,… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà đơn giản, hiệu quả.

11 cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà ai cũng nên biết

Triệu chứng nuốt nước bọt đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vì vậy, nếu khắc phục tình trạng này càng sớm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Các cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà dưới đây sẽ là những gợi ý vô cùng hữu ích mà bạn nên tham khảo.

Dùng nước muối sinh lý trị nuốt nước bọt đau họng

Cách đơn giản nhất để trị nuốt nước bọt đau họng ngay tại nhà đó chính là dùng nước muối ấm. Khi súc miệng bằng dung dịch này sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng, tiêu viêm, sát khuẩn. Từ đó giúp làm giảm các cơn đau ở cổ họng. Ngoài ra, nước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm, tránh được tình trạng nghẹn vướng, khó nuốt, đau rát,… 

Dùng nước muối sinh lý trị nuốt nước bọt đau họng
Dùng nước muối sinh lý trị nuốt nước bọt đau họng

Cách thực hiện: 

  • Cho 1 thìa cà phê muối biển vào khoảng 250 – 300ml nước ấm.
  • Khuấy đều tay đến khi muối tan ra hết.
  • Dùng súc miệng 1 – 2 lần, phần còn lại ngậm trong 3 – 5 phút để làm sạch virus và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Trị nuốt nước bọt đau họng bằng mật ong

Các nghiên cứu cho thấy mật ong có khả năng chữa viêm họng rất hiệu quả. Bởi trong thành phần của mật ong có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất oxy hóa, giúp giảm sưng, tiêu viêm. Từ đó hạn chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn cũng như virus gây bệnh. Đây là một cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà được rất nhiều người áp dụng, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người cho con bú và người cao tuổi.

Cách 1: Uống trà mật ong.

  • Pha 2 thìa mật ong vào 150ml nước ấm 45 độ.
  • Khuấy đều cho tan hết mật ong.
  • Sau đó nhâm nhi ly nước này để các dưỡng chất thấm đều vào cổ họng.
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 ly trà mật ong vào buổi sáng và tối sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Cách 2: Ngậm mật ong trực tiếp.

  • Ngoài cách trên bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp mật ong. 
  • Mỗi lần chỉ cần ngậm 1 thìa mật ong trong cổ họng.
  • Sau đó rồi nuốt từ từ và uống thêm nhiều nước ấm.
  • Mỗi ngày bạn ngậm khoảng 2 thìa mật ong và buổi sáng và tối sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng gừng tươi

Trong Đông y, gừng tươi có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không những vậy gừng còn được ví như một chất kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Vì vậy dùng gừng tươi để cải thiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng là hoàn toàn phù hợp. 

Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng gừng tươi
Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng gừng tươi

Cách 1: Trà gừng mật ong.

  • Gừng tươi cạo vỏ, đem rửa sạch, cho vào cối giã nát.
  • Cho gừng vào hãm với 150ml nước sôi.
  • Sau khoảng 10 phút bạn cho thêm 1-2 thìa mật ong vào.
  • Khuấy đều tay để các nguyên liệu trên được hòa quyện với nhau. 
  • Mỗi ngày sử dụng 2 tách trà gừng sẽ giúp tình trạng nuốt nước bọt đau họng của bạn được cải thiện.

Cách 2: Dùng trực tiếp.

  • Gừng tươi sau khi rửa sạch, cạo vỏ thì đem thái lát mỏng. 
  • Ngậm trực tiếp lát gừng trong miệng cho đến khi hết vị.
  • Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả.

Cách 3: Gừng và hành củ.

  • Gừng và hành khô đều bỏ vỏ, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho chúng vào nước và đun sôi. 
  • Sau đó dùng nước này để xông hơi mũi, miệng khoảng 15 – 20 phút. 
  • Nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong đợi.

Cách 4: Gừng và muối.

  • Gừng tươi sau khi được sơ chế thì giã nát và trộn cùng vài hạt muối.
  • Ngậm hỗn hợp thu được trong miệng cho tới khi không còn mùi vị thì nhả ra.
  • Súc miệng lại với nước ấm. 
  • Mỗi ngày ngậm 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Trị nuốt nước bọt đau họng bằng lá tía tô

Theo nghiên cứu khoa học, trong thành phần của lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, protein, hydrocarbon, aldehyde, ceton, furan,… Những hoạt chất này không chỉ giúp tăng đề kháng cho cơ thể mà còn hỗ trợ cải thiện các bệnh về tai – mũi – họng. Còn trong Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và có tác dụng bổ phế rất tốt. Vì vậy sử dụng cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng lá tía tô là một phương pháp bạn nên thực hiện.

Trị nuốt nước bọt đau họng bằng lá tía tô
Trị nuốt nước bọt đau họng bằng lá tía tô

Cách 1: Trà tía tô, hoa khế và đu đủ.

  • Chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế với liều lượng vừa phải.
  • Tất cả đem đi rửa sạch, cắt nhỏ và để ráo nước.
  • Cho các loại dược liệu trên cùng đường phèn vào hấp cách thủy khoảng 15 phút.
  • Gạn lấy nước và chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Có thể áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh đau họng được cải thiện.

Cách 2: Cháo tía tô.

  • Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch sau đó thái nhỏ, hành bóc vỏ băm nhỏ. 
  • Nấu gạo thành cháo, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Cho lá tía tô và hành vào nồi và đảo đều. 
  • Ăn cháo ngay khi còn nóng.
  • Nên sử dụng đều đặn trong nhiều ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết tới với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe trong đó không thể không nhắc đến công dụng chữa đau rát họng. Các nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của trà hoa cúc có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, đồng thời làm dịu lớp niêm mạc ở cổ họng. Ngoài ra, sử dụng trà này còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, an thần, chống mất ngủ, giúp phòng ngừa và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh,… 

Cách thực hiện:

  • Ủ 50g hoa cúc khô trong nước sôi khoảng 15 phút.
  • Tiến hành pha như pha trà bình thường, bạn nhớ đậy kín nắp để giữ được hương thơm tự nhiên.
  • Rót trà ra cốc và thưởng thức.
  • Mỗi ngày uống khoảng 3-4 tách trà hoa cúc sẽ giúp cổ họng của bạn được dễ chịu hơn.

Trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng bạc hà

Trong thành phần của bạc hà có chứa tinh dầu menthol, giúp làm dịu niêm mạc họng, từ đó giảm cảm giác đau rát và ngứa ngáy. Ngoài ra, trong lá bạc hà còn có axit rosmarinic có khả năng chống dị ứng đồng thời ngăn phế quản co thắt quá mức. Hơn nữa, mùi hương từ trà bạc hà cũng đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái và thư giãn cho người bệnh. Vì vậy, sử dụng trà bạc hà để chữa đau họng cũng là một phương pháp mà bạn nên áp dụng.

Trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng bạc hà
Trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng bạc hà

Cách thực hiện:

  • Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước rồi đem vò nát nhẹ.
  • Sau đó cho nguyên liệu vào ấm cùng 300ml nước sôi.
  • Để ủ khoảng 15 phút rồi rót ra.
  • Cho thêm 1 chút đường phèn.
  • Nên uống trà bạc hà khi còn ấm và dùng hết trong ngày.

Chanh chữa đau họng hiệu quả

Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng chanh cũng là một lựa chọn lý tưởng mà người bệnh nên áp dụng. Trong thành phần của loại quả này có chứa hàm lượng lớn acid citric, có tác dụng làm loãng dịch bị ứ đọng. Từ đó giúp tăng tiết nước bọt và làm giảm tình trạng cổ họng bị kích thích. 

Ngoài ra, trong thành phần của chanh còn có vitamin C cùng các chất oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cũng không nên dùng quá nhiều chanh cùng một lúc. Bởi một lượng lớn acid trong loại quả này có thể làm tăng tình trạng kích ứng, gây đau rát cho vùng hầu họng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Cách 1: Uống hỗn hợp chanh mật ong.

  • Bạn bổ đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt và pha với 200ml nước ấm.
  • Cho thêm 2 thìa mật ong vào, khuấy đều lên và uống.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 ly trà chanh mật ong sẽ giúp cổ họng của bạn được dễ chịu hơn.

Cách 2: Chanh ngâm đường phèn.

  • Bạn rửa sạch quả chanh, thái thành từng lát mỏng.
  • Xếp chanh vào lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Cho thêm đường phèn vào và đậy nắp thật chặt.
  • Sau khoảng 1 tuần là người bệnh có thể sử dụng được.
  • Mỗi lần dùng ngậm 1 lát chanh trong cổ họng.
  • Sau đó bạn từ từ nhai nuốt để cảm nhận được hiệu quả.

Trị nuốt nước bọt đau họng bằng rễ cam thảo

Theo Y học cổ truyền, rễ cam thảo có vị ngọt nhẹ, tính bình, rất an toàn và lành tính cho sức khỏe. Chính vì vậy nguyên liệu này đã được dùng trong rất nhiều bài thuốc, đặc biệt về đường hô hấp và tiêu hóa. Còn theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong thành phần của cam thảo có chứa axit glycyrrhizic giúp sản sinh ra các dịch tiết ở phế quản. Từ đó giúp bôi trợ cổ họng, hỗ trợ loại bỏ đờm một cách dễ dàng thông qua phản xạ ho.

Cách 1: Pha trà.

  • Dùng 5g cam thảo đem hãm cùng 250ml nước sôi trong vòng 20 phút.
  • Uống từng ngụm nhỏ trà cam thảo để các dược chất thấm đều vào cổ họng.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 2-3 tách trà cam thảo sẽ giúp tình trạng nuốt nước bọt đau họng nhanh chóng chấm dứt.
Trị nuốt nước bọt đau họng bằng rễ cam thảo
Trị nuốt nước bọt đau họng bằng rễ cam thảo

Cách 2: Dùng trực tiếp.

  • Rễ cam thảo rửa sạch, thái lát mỏng và đem phơi khô.
  • Cho rễ cam thảo vào miệng nhai.
  • Nuốt phần nước còn bã thì nhả ra. 
  • Nhai đều đặn mỗi ngày vài lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Trị nuốt nước bọt đau họng bằng tỏi

Tỏi là một gia vị quan trọng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Không những vậy nó còn có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh bởi trong thành phần của tỏi có chứa các hoạt chất như allicin, ajoene,… có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Từ đó giúp chống viêm, giảm sưng cổ họng và tăng đề kháng cho cơ thể.

Cách 1: Tỏi ngâm rượu.

  • Tỏi bóc vỏ, xếp lần lượt vào lọ thủy tinh.
  • Đổ rượu nếp trắng 40 độ vào ngập qua tỏi.
  • Đóng nắp và bảo quản bình rượu ở nơi khô thoáng trong 10 ngày, đến khi tỏi chuyển sang màu vàng nghệ là có thể dùng được.
  • Pha 1 muỗng rượu tỏi cùng 1 ít nước ấm.
  • Uống mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục trong 3 ngày.

Cách 2: Tỏi nướng.

  • Chuẩn bị 3 tép tỏi còn nguyên vỏ, cho lên bếp nướng trực tiếp.
  • Sau đó bóc bỏ vỏ, lấy phần tỏi bên trong cho vào chén sạch.
  • Dầm nát tỏi cùng 1 ít nước ấm, chắt lấy nước để uống.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần để tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

Cách 3: Tỏi ngâm giấm.

  • Dùng 10g tỏi bóc vỏ và cho vào lọ thủy tinh.
  • Đổ giấm vào và đem ngâm khoảng 30 ngày.
  • Khi lấy ra sử dụng bạn thái tỏi thành từng lát mỏng.
  • Tiến hành ngậm trong miệng khoảng 15 phút rồi nhai nuốt như bình thường.

Cách 4: Tỏi chưng cách thủy với mật ong.

  • Tỏi bóc bỏ, cho và chén, đổ mật ong vào sao cho ngập bề mặt tỏi.
  • Đem hấp cách thủy hỗn hợp trên trong 20 phút. 
  • Dùng cả nước và cái mỗi ngày 3 lần, trước bữa ăn 15 phút.
  • Áp dụng liên tục trong khoảng 7-10 ngày để bệnh khỏi hẳn.

Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống nhiễm trùng một cách hiệu quả. Lý giải điều này là bởi trong thành phần của giấm táo có chứa hàm lượng axit cao, giúp làm tan chất nhầy cũng như ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn.

Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng giấm táo
Cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà bằng giấm táo

Cách thực hiện:

  • Hòa tan 1 đến 2 thìa giấm táo với 150ml nước ấm.
  • Sử dụng nước này để súc miệng và súc họng.
  • Mỗi ngày bạn thực hiện khoảng 3-4 lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Nên uống nhiều nước sau mỗi lần bạn súc họng.

Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tại nhà

Các cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà trên đây đều là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt rất an toàn lành tính cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh vẫn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để nâng cao hiệu quả triều trị.

  • Các phương pháp trên đều là mẹo dân gian nên dược tính thấp. Vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Hiệu quả điều trị bệnh đến nhanh hay chậm còn phụ thuộc và cơ địa cũng như khả năng hấp thu của từng người.
  • Để tăng hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể kết hợp dùng thêm thuốc Tây y. Tuy nhiên cần có sự kê đơn, hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Cần đảm bảo sử dụng nguyên liệu sạch, không lẫn bụi bẩn, tạp chất để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Song song với đó, người bệnh cũng cần uống thật nhiều nước ấm để giúp cổ họng không bị khô.
  • Vệ sinh khoang miệng và vùng mũi thường xuyên để rút ngắn thời gian bị bệnh.
  • Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh dưới thời tiết nắng nóng hoặc lạnh để giảm thiểu tình trạng đau rát.
  • Không ăn thực phẩm cay nóng, các chất kích thích bởi chúng sẽ làm tăng tổn thương niêm mạc, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi nuốt.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để có đủ sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
  • Nếu trong quá trình sử dụng các cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà mà người bệnh gặp phải những hiện tượng bất thường, bạn nên ngừng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các cách trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà. Hy vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn đọc sẽ lựa chọn được cho mình một phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. Từ đó nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng khó chịu ở cổ họng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Uống Thuốc Gì? 7 Nhóm Thuốc Bạn Nên Dùng

Triệu Chứng Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Bị Covid Không?

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Bị Covid Không? Cần Lưu Ý Những Gì

Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Bị Covid Không? Cần Lưu Ý Những Gì

Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Là Gì? Thực Hiện Như Thế Nào?

Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Là Gì? Thực Hiện Như Thế Nào?

Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Là Gì? Thực Hiện Như Thế Nào?

Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua