Ngứa Loét Da Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (2 bình chọn)

Ngứa loét da là biểu hiện nghiêm trọng của các vấn đề da liễu, trong đó phải kể đến như viêm da cơ địa, ghẻ, chốc lở, lao da,… Nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ngứa loét da là gì, biểu hiện bệnh như thế nào và cách điều trị ra sao? Theo dõi bài viết sau để biết được nhiều kiến thức hữu ích hơn.

Ngứa loét da là gì?

Ngứa loét da là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh lý ngoài da. Tình trạng này làm cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Đồng thời, da của người bệnh sẽ bị sưng đỏ, lở loét, viêm nhiễm và có mủ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây ngứa loét da:

  • Do sự xâm nhập của vi khuẩn, vi nấm hoặc liên cầu khuẩn, kết hợp với mồ hôi của cơ thể.
  • Không biết cách chăm sóc và vệ sinh da, khiến tình trạng ngứa loét da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lạm dụng một số loại thuốc bôi ngoài da chứa các chất gây mòn da, khiến da bị lở loét.
  • Khi bị ngứa người bệnh thường có thói quen gãi mạnh hoặc chà sát khiến vùng da bị tổn thương nghiêm trọng.

Xem thêm: Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa loét da
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa loét da

Biểu hiện của ngứa loét da:

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà biểu hiện ngứa loét da cũng sẽ khác nhau:

  • Da ngứa râm ran, đặc biệt là về đêm khiến người bệnh mệt mỏi và mất ngủ.
  • Mất độ ẩm trên da, khiến da luôn có cảm giác căng cứng đặc biệt sau khi tắm.
  • Da sưng đỏ, nứt nẻ và bong tróc thành nhiều mảng màu trắng.
  • Trên da xuất hiện các nốt mụn nước đỏ li ti, mọc rải rác hoặc tập chung , bên trong chứa nước hoặc mủ.
  • Trường hợp nặng hơn da bị loét do viêm nhiễm và lan sang các vùng da xung quanh.

Ngứa gãi loét da là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng ngứa loét da có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu như sau:

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào với các biểu hiện như da bị khô, ngứa ngáy, đau rát, sần sùi, bong tróc, nứt nẻ. Đây là bệnh lý mãn tính, có diễn biến phức tạp và đặc biệt rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy người bị viêm da cơ địa không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và chữa trị.

Ghẻ

Nếu da không được vệ sinh đúng cách, bệnh ghẻ sẽ xuất hiện. Khi đó vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ tấn công, trú ẩn trong các lỗ chân lông, gây ngứa ngáy và xuất hiện các mụn nước. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ khi bị ngứa sẽ hay gãi, làm xước da hoặc tạo thành các vết thương hở, khiến tình trạng ngứa gãi loét da thêm nghiêm trọng và lây lan sang các vùng da khác.

Viêm da tiếp xúc

Đối với những người thường tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất kích ứng cũng rất dễ gặp phải tình trạng ngứa loét da. Ngoài ra, viêm da tiếp xúc còn khiến da bị khô, bong tróc hoặc xuất hiện các mụn nước li ti. Nếu bệnh không được điều trị triệt để sẽ hình thành những vết thương hở. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và làn da.

Tìm hiểu thêm: Ngứa Tay Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Ngứa da, viêm loét cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc
Ngứa da, viêm loét cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc

Chốc lở

Chốc lở là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, do nhiễm khuẩn da gây nên với dấu hiệu điển hình là các mụn bọc nước hoặc mủ rải rác khắp cơ thể. Theo thời gian, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp các vết chốc sẽ bị loét ra và lan rộng. Điều này không chỉ gây đau rát khó chịu cho người bệnh mà còn có thể biến chứng thành nhiễm trùng máu hoặc hoại tử rất nguy hiểm.

Bệnh lao da

Lao da là tình trạng da bị nhiễm khuẩn mãn tính, xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh khá hiếm gặp nhưng lại gây ra các biến chứng khó lường. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 15 – 20 ngày. Ban đầu trên da sẽ xuất hiện các vết loét nhưng không đau, sau đó chúng lan rộng, có màu đỏ nhạt, tiết dịch mủ và có mùi hôi rất khó chịu.

Ngứa loét da có gây nguy hiểm không?

Da bị ngứa loét không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập, làm việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng ngứa loét da sẽ ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Da bị ngứa ngáy, lở loét dẫn đến hoại tử da, nhiễm trùng máu.
  • Các bọng nước hoặc mủ trên da không chỉ gây ngứa rát, đau nhức mà còn có mùi hôi khó chịu.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị bị viêm da bội nhiễm tĩnh mạch.
  • Đối với người bị tiểu đường khi viêm loét da sẽ làm tăng nguy cơ bị thần kinh tiểu đường.

Cách điều trị ngứa loét da hiệu quả

Khi thấy da bị viêm loét, ngứa ngáy, trước tiên người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân. Sau đó người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Áp dụng mẹo dân gian điều trị ngứa gãi loét da

Một số phương pháp dân gian dưới đây vừa an toàn, dễ thực hiện mà hiệu quả mang lại cũng rất cao, vì vậy bạn có thể yên tâm áp dụng.

Tắm nước lá: Một số loại lá có tác dụng làm giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm đồng thời làm lành vết thương một cách hiệu quả như lá khế, trà xanh, trầu không, ngải cứu, kinh giới. Các loại lá này rất dễ tìm kiếm, bạn có thể tìm ngoài vườn hoặc mua tại chợ với chi phí rất thấp.

Không nên bỏ lỡ: Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Tắm nước lá giúp cải thiện tình trạng ngứa da
Tắm nước lá giúp cải thiện tình trạng ngứa da

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một hoặc nhiều loại lá trên.
  • Cho vào nồi nước đun sôi.
  • Pha nước lá trên với nước nguội để tắm hàng ngày.
  • Thực hiện tắm nước lá đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng ngứa loét da được cải thiện.

Dùng nghệ tươi: Trong Đông y, nghệ tươi có vị đắng, mùi hơi hắc có tác dụng kháng viêm, tiêu mủ, liền sẹo rất tốt. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của nghệ tươi có chứa hàm lượng curcumin cao, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn đồng thời ngừa sẹo hiệu quả. Vì vậy sử dụng nghệ tươi để điều trị ngứa loét da là hoàn toàn phù hợp.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước cốt nghệ trộn cùng phèn chua và vài hạt muối.
  • Đem hỗn hợp thu được hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Chờ nguội rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày để cảm nhận sự thay đổi của làn da.

Dùng nha đam: Nha đam không chỉ có tác dụng thải độc, giảm sưng, kháng khuẩn hiệu quả mà nó còn chứa hàm lượng nước cao, giúp dưỡng ẩm, làm dịu da đồng thời thúc đẩy vết thương phục hồi nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nhánh nha đam rửa sạch rồi tách lấy phần gel trắng bên trong,
  • Thoa trực tiếp phần gel này lên da và giữ trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó người bệnh rửa sạch lại bằng nước ấm và thấm khô da.

Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát và sát trùng rất hiệu quả. Hơn nữa nó còn được sử dụng khá phổ biến bởi phù hợp với mọi đối tượng như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Thoa một lượng tinh dầu bạc hà vừa đủ lên vùng da bị ngứa.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng ngứa loét da được cải thiện.

Uống thuốc Tây y điều trị ngứa loét da

Một số loại thuốc Tây y được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị ngứa loét da bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống, cụ thể như:

Không nên bỏ lỡ: Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Thuốc Tây giúp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả
Thuốc Tây giúp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả
  • Thuốc vệ sinh sát khuẩn: Nước muối sinh lý, hồ nước, jarish, povidone… là những loại thuốc có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ bụi bẩn thường được sử dụng trước khi dùng các loại thuốc bôi ngoài da.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Các loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng, hỗ trợ da mau lành đồng thời kích thích sản sinh tế bào da mới. Lưu ý chỉ bôi thuốc trên vùng da bị tổn thương và tránh vùng da xung quanh mắt.
  • Thuốc kháng nấm: Loại thuốc này giúp giảm ngứa, giảm sưng đỏ, se mụn nước đồng thời ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của một số nấm gây nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh phục hồi. Đặc biệt dùng trong các trường hợp ngứa loét da nặng, chứa mủ viêm hoặc có khả năng hoại tử.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin giúp ức chế sự hình thành của một số chất trung gian gây kích ứng. Từ đó giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do ngứa gãi loét da gây nên.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid như Diclophenac hoặc Ibuprofen trong trường hợp ngứa loét da nhẹ. Còn đối với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể dùng Codein, Tramadol,…

Lưu ý, trong quá tình điều trị ngứa loét da, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm hoặc thay thế thuốc tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý trong quá trình điều trị ngứa loét da

Ngoài các phương pháp điều trị ngứa loét da trên, người bệnh cũng cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để quá trình chữa trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, tránh tái phát nhiều lần.

  • Luôn vệ sinh da sạch sẽ, tránh dùng sữa rửa mặt, sữa tắm hoặc xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
  • Không gãi hoặc chà sát lên cùng da bị tổn thương sẽ làm các mụn mủ bị vỡ gây nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoải mái để tránh cọ xát vào vùng da bị tổn thương. Đồng thời giữ môi trường xung quanh như phòng ngủ, phòng làm việc luôn sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
  • Ăn uống khoa học, đủ chất, cân bằng dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để da không bị khô, có thể kết hợp thêm nước ép trái cây để nâng cao sức đề kháng.
  • Không dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh ngoài da.
  • Khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận, tránh để vùng da đang bị tổn thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Trong quá trình điều trị nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn tìm hiểu về vấn đề ngứa loét da cũng như các cách điều trị phù hợp nhất. Hy vọng với nội dung bài viết trên bạn đọc đã bổ sung thêm cho mình được những kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu xung quanh.

Tìm hiểu ngay:

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
TOP 14 Loại Thuốc Bôi Tổ Đỉa Được Người Bệnh Đánh Giá Cao

TOP 14 Loại Thuốc Bôi Tổ Đỉa Được Người Bệnh Đánh Giá Cao

TOP 14 Loại Thuốc Bôi Tổ Đỉa Được Người Bệnh Đánh Giá Cao

Ngứa Tay Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Ngứa Tay Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Ngứa Tay Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Nguyên Nhân Bị Ngứa Sau Khi Tắm Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Bị Ngứa Sau Khi Tắm Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Bị Ngứa Sau Khi Tắm Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Bài Thuốc Mề Đay Đỗ Minh Điều Trị Dứt Điểm Nổi Mẩn Đỏ, Ngứa, Dị Ứng

Bài Thuốc Mề Đay Đỗ Minh Điều Trị Dứt Điểm Nổi Mẩn Đỏ, Ngứa, Dị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua