Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

5/5 - (4 bình chọn)

Phụ nữ sau sinh có hệ miễn dịch suy yếu và cơ địa nhạy cảm nên thường mắc các bệnh da liễu, trong đó có nổi mề đay. Bệnh gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, khiến mẹ bỉm cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh bị ngứa nổi mề đay là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh cho mẹ bỉm như thế nào? Tìm hiểu những thắc mắc này qua bài viết sau đây của Dominhtuan.com.

Sau sinh bị ngứa nổi mề đay là hiện tượng gì?

Sau sinh bị ngứa nổi mề đay là hiện tượng da liễu phổ biến, thường gặp ở những phụ nữ vừa trải qua kỳ sinh nở từ 1-3 tháng. Người bệnh sẽ có biểu hiện ngứa ngáy, sưng phù, nổi mẩn đỏ, nóng rát khó chịu tại nhiều bộ phận trên cơ thể, phổ biến là vùng mặt, cổ, ngực, bụng, tay, chân.

Mề đay là phản ứng viêm của da, hình thành do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả những người sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ sinh mổ bị mề đay cao hơn so với phụ nữ sinh thường.

Phụ nữ sau sinh bị ngứa nổi mề đay là hiện tượng da liễu phổ biến
Phụ nữ sau sinh bị ngứa nổi mề đay là hiện tượng da liễu phổ biến

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị nổi mề đay sau khi sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nổi mề đay, bao gồm các vấn đề như:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Sau khi sinh, hệ miễn dịch bị suy giảm khiến mẹ bỉm dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động. Điều này khiến bạn dễ mắc phải các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng,…
  • Stress sau sinh: Nhiều người sau khi sinh con xong đều rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi do giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, trẻ quấy khóc, cơ thể suy nhược…. Những yếu tố này khiến cơ thể trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân xung quanh.
  • Nội tiết tố thay đổi: Giai đoạn sau sinh là thời điểm cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố. Lúc này hormone prolactin trong cơ thể bắt đầu tăng cao, ức chế sản sinh estrogen và gây kích thích tới hệ miễn dịch. Từ đó làm gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay. 
  • Chế độ dinh dưỡng thay đổi: Phụ nữ sau sinh thường phải ăn các món giúp lợi sữa. Việc mất cân bằng dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ: Theo quan niệm xưa, sau khi sinh, phụ nữ nên kiêng tắm gội từ 1 – 3 tháng để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe về sau. Tuy nhiên việc kiêng cữ này có thể khiến làn da dễ bị tích tụ mồ hôi, bụi bẩn, gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nổi mẩn, mụn nhọt, ghẻ lở.
  • Tác dụng phụ của thuốc dùng khi sinh mổ: Phụ nữ sinh mổ thường được các sĩ cho dùng các loại thuốc gây mê, gây tê. Tác dụng phụ của chúng bao gồm tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Dị ứng lông chó mèo: Những phụ nữ có cơ địa nhạy cảm sẽ bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như lông chó mèo, phấn hoa, nhựa cây, bị bẩn,… Trường hợp nhẹ có thể bị hắt hơi sổ mũi, nặng hơn sẽ bị nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
  • Rối loạn chức năng gan: Mất máu nhiều sau sinh nở, sinh hoạt không điều độ và sử dụng thuốc sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm. Khi độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ dễ phát tác qua da, gây ra hiện tượng mẩn ngứa, mụn nhọt.

Xem thêm: Các Cách Trị Mề Đay Cho Bé An Toàn Hiệu Quả, Phòng Ngừa Tái Phát

Triệu chứng bệnh nổi mề đay sau sinh mổ

Nhìn chung, phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay sẽ có những triệu chứng như:

  • Cảm giác ngứa ngáy toàn thân, nóng rát, càng gãi càng ngứa.
  • Xuất hiện những nốt sưng phù màu hồng nhạt, kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Vị trí nổi mẩn ngứa ở toàn cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, cổ, bụng, lưng, cánh tay, đùi,…
  • Một số trường hợp nghiêm trọng có thể sưng phù ở mí mắt, môi, vùng kín.
  • Vùng da bị bệnh thường bị khô ráp hơn.
Người bệnh bị mẩn ngứa khó chịu toàn thân
Người bệnh bị mẩn ngứa khó chịu toàn thân

Nổi mề đay sau sinh mổ có gây nguy hiểm không?

Bị nổi mề đay sau sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên người bệnh vẫn cần được điều trị tích cực. Bởi những cơn ngứa ngáy có thể khiến mẹ bỉm cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, dễ bị mất ngủ, cáu gắt, ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều ngày hoặc nhiều tuần còn làm giảm khả năng tiết sữa cho con.

Ngoài ra, nếu để bệnh mề đay chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như:

  • Phù nề môi, mắt và các vùng da khác, gây mất thẩm mỹ.
  • Có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng nếu trên da có vết thương thở.
  • Tăng nguy cơ bị co thắt phế quản, sốc phản vệ, gây khó thở.
  • Gây ra các vấn đề sức khỏe khác như: Hạ huyết áp, sốt, nhức đầu, suy nhược cơ thể.

Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu bất thường của bệnh nổi mề đay sau sinh, bạn nên tranh thủ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và giải pháp chữa trị. Tránh để bệnh tiến triển nặng vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa khó điều trị dứt điểm.

Nổi mề đay sau sinh phải làm sao?

Điều trị nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh cần hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến mẹ bỉm có thể tham khảo:

Áp dụng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu dân gian có thể dùng để cải thiện tình trạng sau sinh bị ngứa nổi mề đay, bao gồm:

Mướp đắng

Mướp đắng có chứa nhiều vitamin A, C, folate và chất chống oxy hóa. Còn theo Y học cổ truyền, mướp đắng có tính mát, giúp trừ độc, cải thiện một số bệnh về da như mề đay, chàm, viêm da cơ địa. Mẹ bỉm chỉ cần đun mướp đắng với nước để tắm mỗi ngày một lần. Phương pháp này sẽ giúp giảm ngứa ngáy toàn thân và làm dịu da nhanh chóng.

Lá kinh giới

Đông y cho biết, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, giúp sát khuẩn, giải độc, kháng viêm hiệu quả. Theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá kinh giới có chứa các hoạt chất như menthol racemic, d-menthol, d-limonene… giúp tiêu viêm, khử trùng, tăng cường lưu thông máu. Nếu mẹ bỉm đang bị mẩn ngứa toàn thân hãy dùng lá kinh giới đun nước tắm. Mỗi ngày nên áp dụng 1 lần cho đến khi triệu chứng mề đay khỏi hẳn.

Tìm hiểu thêm: Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Tắm nước lá kinh giới giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay sau sinh
Tắm nước lá kinh giới giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay sau sinh

Nha đam

Gel nha đam có tính mát, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy nhanh chóng. Ngoài ra, thành phần của nha đam cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, phục hồi làn da bị tổn thương. Mẹ bỉm chỉ cần rửa sạch nha đam, gọt vỏ và dùng phần thịt nha đam chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Sau khoảng 20 phút thì bạn rửa lại với nước mát. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày bạn sẽ thấy cơn ngứa ngáy được thuyên giảm.

Bột yến mạch

Bột yến mạch có đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy rất hiệu quả. Hơn nữa nguyên liệu này còn an toàn, lành tính cho phụ nữ sau sinh. Mẹ bỉm có thể pha bột yến mạch với nước ấm và đắp hỗn hợp này lên vùng da bị mẩn ngứa khoảng 15 phút, sau đó tắm rửa lại cho thật sạch. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để cơn ngứa ngáy được thuyên giảm.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây được sử dụng khi các bài thuốc dân gian không mang lại hiệu quả. Khi đó mẹ bỉm có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc an toàn và ít tác dụng phụ sau đây:

Cetirizin

Loại thuốc này thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2. Thuốc cho hiệu quả nhanh và ít gây buồn ngủ. Cetirizin có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát da, làm giảm các nốt mề đay sưng phù. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, suy giảm thị lực, tiểu dắt, run tay chân…

Loratadin

Loratadin được bào chế dưới dạng viên uống, có khả năng ức chế quá trình sản sinh histamin trong cơ thể. Từ đó loại bỏ các triệu chứng của bệnh mề đay, mẩn ngứa một cách nhanh chóng. Phụ nữ đang cho con bú nên dùng loại thuốc này với liều lượng thấp và trong thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa khi cho con bú.

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ sau sinh bị nổi mề đây bởi nó rất an toàn, lành tính, kết cấu lỏng, nhẹ, thẩm thấu nhanh. Trong thành phần của các loại kem dưỡng ẩm đều có chứa vitamin C, E, glycerin và niacinamide, có tác dụng dưỡng ẩm và duy trì lớp màng bảo vệ da. Từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. 

Thuốc bôi corticoid

Thuốc bôi corticoid có dược tính mạnh, được dùng để loại bỏ các nốt mề đay, sẩn phù trên da. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ như đỏ rát, bong tróc, bội nhiễm,… Do đó người bệnh nên dùng với liều lượng thấp trong thời gian ngắn. Đồng thời nên bôi thuốc ở vùng da nhỏ và tránh bôi lên vùng ngực.

Nội dung hấp dẫn: Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Thuốc bôi corticoid dùng để trị bệnh mề đay
Thuốc bôi corticoid dùng để trị bệnh mề đay

Chữa mề đay mẩn ngứa sau sinh bằng thuốc Đông y

Nguyên tắc điều trị nổi mề đay của Y học cổ truyền đó là giúp tiêu độc, an thần, trừ tà, lợi tiểu, chống dị ứng. Bởi Đông y cho rằng, khi cơ thể khi suy nhược, khí huyết hao tổn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các yếu tố bên ngoài tác động. Dưới đây là một số bài thuốc được dùng phổ biến trong điều trị nổi mề đay, bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc trị mề đay cấp tính thể phong nhiệt

  • Bài thuốc 1: Kinh giới 16g, Phòng phong 12g, Chi tử 12g, Kim ngân 20g, Cỏ mực 16g, Nam hoàng bá 16g, Đương quy 12g, Cam thảo đất 16g, Huyền sâm 12g. Bạn đem sắc với nước lọc và uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Cỏ mần trầu 20g, Tang diệp 20g, Kim ngân 20g, Tang ký sinh 16g, Rau má 20g, Quả ké 16g, Cam thảo: 12g, Sài hồ 12g. Hoàng cầm 12g, Bạch thược 12g, Xương bồ 16g. Sắc thuốc, chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh mề đay thể phong hàn

  • Bài thuốc 1: Kinh giới 16g, Xương bồ 16g, Tế tân 12g, Độc hoạt: 12g, Tất bát: 12g, Liên kiều 12g, Quế 8g, Nam hoàng bá 12g, Thương nhĩ 16g, Kiện 10g, Cam thảo 12g. Người bệnh sắc thuốc và uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Xương bồ 16g, Cát cánh 12g, Độc hoạt 12g, Tế tân 10g, Đương quy 12g, Thương nhĩ 16g, Xuyên khung 12g, Thục địa 12g, Bạch chỉ 10g, Quế 8g, Trần bì 12g, Cam thảo 12g. Sắc dược liệu với nước và uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc ngâm rửa chữa mề đay

  • Bài thuốc 1: Kinh giới 30g, Cam thảo 20g, Phèn phi 15g, Sà sàng tử 20g, Khổ sâm 30g, Đại phi dương 30g, Đại hoàng 20g, Địa phủ tử 30g, Địa du 20g. Sắc với nước 20 phút, sau đó pha thêm với nước lạnh và ngâm rửa mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20 phút.
  • Bài thuốc 2: Bạch tật lê 100g, Thương nhĩ tử 100g, Dạ giao đẳng 200g, Bạch tiên bì 20g, Huyền thoái 20g, Sà sàng tử 20g. Bạn nấu nguyên liệu với nước lọc trong 20 phút. Pha thêm với nước nguội và ngâm rửa đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút để giảm ngứa.

Một số thắc mắc liên quan

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng sau sinh bị ngứa nổi mề đay:

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì sẽ khỏi?

Không có câu trả lời nào chính xác cho thắc mắc này. Thời gian khỏi bệnh của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ địa, chế độ ăn uống sinh hoạt, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tâm lý và phương pháp điều trị.

Những người có cơ địa tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, biết cách kiêng khem và dùng thuốc đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Ngược lại, với người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị mất ngủ, stress, ăn uống sinh hoạt không khoa học thì bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

Có thể bạn quan tâm: Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả

Bệnh bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Bệnh bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Mẹ bị nổi mề đay có được cho con bú hay không?

Tình trạng mề đay mẩn ngứa không quá ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ đồng thời cũng không tác động đến chất lượng sữa. Vì vậy khi mẹ bị nổi mề đay thì vẫn hoàn toàn có thể cho trẻ bú như bình thường.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số loại thuốc Tây y dạng bôi hoặc dạng uống có thể tiết qua sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó cần chú ý thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài để sử dụng.

Mẹ sau sinh bị nổi mề đay nên ăn gì kiêng gì?

Phụ nữ sau sinh bị ngứa nổi mề đay nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Bạn hãy tạm thời ngưng sử dụng một số loại thực phẩm cho đến khi tình trạng mề đay mẩn ngứa của mình được cải thiện.

Thực phẩm nên ăn: 

  • Thực phẩm giàu vitamin: Cá, cà rốt, hạt điều, chuối, gạo lứt, rau xanh, ớt chuông, quả kiwi, súp lơ trắng, dưa lưới vàng, khoai tây…
  • Trà thảo mộc: Trà gừng, trà sen, trà hoa cúc, trà xanh,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau bina, cà chua, cà tím,…
  • Thực phẩm giàu omega 3: Dầu đậu nành, hạt lanh, hạt óc chó, cá hồi,…

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn cay nóng: Ớt, sa tế, mù tạt, hạt tiêu, riềng,…
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Khoai tây chiên, gà rán, xúc xích rán, thịt rán, các món xào nhiều dầu,…
  • Thực phẩm nhiều đạm: Tôm, cua, thịt bò, sữa bò,…
  • Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, hoa quả sấy, mứt, trà sữa,…

Lời khuyên từ chuyên gia cho người bị mề đay

Bệnh nổi mề đay sau sinh ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bỉm. Vì vậy để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm. Không nên tắm với nước quá nóng hoặc nước quá lạnh. Khi tắm xong bạn nên lau thật khô người trước khi mặc quần áo.
  • Không cào gãy lên các nốt sần ngứa vì càng gãi thì vết thương càng nghiêm trọng, thậm chí làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Nên có biện pháp dưỡng ẩm da khi thời tiết hanh khô để tránh nguy cơ bị mẩn ngứa, bong tróc, nứt nẻ da. Nên chọn các loại kem dưỡng da có thành phần lành tính từ thiên nhiên để tránh gây kích ứng.
  • Mặc các loại quần áo rộng rãi, mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tránh xa khỏi những tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông động vật, nhựa cây, mạt nhà, bụi bẩn, khói xe, ánh nắng mặt trời,…
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây, sinh tố, nước canh để tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, giúp nhanh chóng đào thải độc tố ra ngoài.

Tình trạng sau sinh bị ngứa nổi mề đay không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn lơ là chủ quan trong việc điều trị. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh mề đay, mẹ bỉm cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Tôi là Đỗ Minh Tuấn, thầy thuốc y học cổ truyền. Tôi thích đọc sách, thích trồng cây, thích tìm hiểu về cây thuốc và kiến thức YHCT. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi rất mong đọc được các bình luận góp ý từ các bạn
Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi Mề Đay Ở Mông Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Các Cách Trị Mề Đay Cho Bé An Toàn Hiệu Quả, Phòng Ngừa Tái Phát

Các Cách Trị Mề Đay Cho Bé An Toàn Hiệu Quả, Phòng Ngừa Tái Phát

Các Cách Trị Mề Đay Cho Bé An Toàn Hiệu Quả, Phòng Ngừa Tái Phát

Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt

Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua